Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 153/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quỹ Hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 153/2005/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quỹ hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ

QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2005/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế

1. Quy chế này quy định việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quỹ”) được quy định trong Văn kiện Dự ánVIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam” ký ngày 04 tháng 9 năm 2003 giữa Chính phủ Việt Nam với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các nhà tài trợ khác (sau đây gọi tắt là “Dự án”).

2. Quy chế này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Cơ quan thực hiện và đồng thực hiện Dự án;

b) Các cơ quan sử dụng Quỹ;

c) Các nhà tài trợ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.”Chiến lược” là Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010.

2. “Cơ quan đồng thực hiện Dự án” là các cơ quan tham gia thực hiện Dự án nêu trong Văn kiện Dự án VIE/02/015 và các cơ quan khác được xác định trong quá trình thực hiện Dự án.

3. “Cơ quan sử dụng Quỹ” là các cơ quan, tổ chức được Quỹ hỗ trợ tài chính để thực hiện các hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án.

4. “Nhà tài trợ” là các nhà tài trợ đã đóng góp tài chính cho Quỹ.

5. “Kế hoạch hoạt động năm” là kế hoạch hoạt động của Quỹ được xây dựng cho thời gian 01 năm, được bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.

Điều 3. Mục tiêu của Quỹ

1. Huy động các nguồn vốn của các nhà tài trợ để hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

2. Thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các nội dung ưu tiên được xác định trong Văn kiện Dự án và những nội dung mới phát sinh được tiếp tục xác định trong quá trình thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

Điều 4.Nguyên tắc của Quỹ

1. Hỗ trợ tài chính nhanh chóng, kịp thời cho những nội dung đã được phê duyệt.

2. Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Quy chế này và Sổ tay quốc gia điều hành (NEX).

3. Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

4. Quỹ hoạt động trong phạm vi thời hạn của Dự án và sẽ kết thúc vào ngày kết thúc Dự án hoặc một thời điểm sau đó theo Thoả thuận gia hạn Dự án giữa Chính phủ Việt Nam và các Bên ký kết khác của Dự án.

Điều 5. Tính chất của Quỹ, đóng góp tài chính cho Quỹ

1. Quỹ được hình thành từ nguồn đóng góp của các nhà tài trợ và để mở.

2. Nguồn đóng góp tài chính cho Quỹ chủ yếu huy động từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

3. Việc đóng góp tài chính cho Quỹ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Bộ Tư pháp.

4. Bảo đảm số dư ngân sách Quỹ là 3.000.000 USD (ba triệu đô-la Mỹ), nếu vượt quá số dư này, Bộ Tư pháp phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Bộ Tư pháp là đầu mối huy động các nguồn đóng góp tài chính cho Quỹ, báo cáo và giải trình việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ trước Chính phủ và các nhà tài trợ có liên quan.

CHƯƠNG II
XÁC LẬP, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ
PHÊ DUYỆT CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC QUỸ HỖ TRỢ

Điều 6.Các lĩnh vực được xem xét hỗ trợ

Các nội dung thuộc các lĩnh vực sau đây được xem xét để đưa vào Danh mục các nội dung có thể được Quỹ hỗ trợ:

1. Các nội dung nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng cường năng lực cơ chế thực thi Chiến lược, quản lý, điều phối, đánh giá và giám sát việc thực thi Chiến lược.

2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng phục vụ cho việc thực thi các định hướng phát triển và mục tiêu đề ra trong Chiến lược.

3. Các dự án điểm nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan thi hành pháp luật ở trung ương và địa phương.

4. Phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở, nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

5. Đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia pháp luật nòng cốt có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đề ra trong Chiến lược.

6. Các nội dung khác phát sinh trong quá trình thực thi Chiến lược cần sự hỗ trợ của Quỹ.

Điều 7. Tiêu chí đánh giá các nội dung được yêu cầu hỗ trợ

Căn cứ vào các lĩnh vực nêu tại Điều 6 Quy chế này, nội dung đáp ứng các tiêu chí sau đây sẽ được xem xét để Quỹ hỗ trợ:

1. Phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong Chiến lược, các mục tiêu của Dự án.

2. Là nhu cầu thực sự cần thiết vào thời điểm yêu cầu hỗ trợ.

3. Có tính khả thi cao.

4. Việc sử dụng Quỹ có lợi thế hơn so với các hình thức tài trợ khác.

5. Không trùng lặp với sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác.

6. Cơ quan yêu cầu hỗ trợ có đủ năng lực thực hiện hoạt động và chi tiêu nguồn tài chính được hỗ trợ.

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt sử dụng ngân sách của Quỹ

1. Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong Chiến lược, Bộ trưởng Bộ Tư pháp căn cứ số tiền hiện có trong Quỹ, trực tiếp phê duyệt các nội dung được yêu cầu hỗ trợ cụ thể sau khi tham khảo ý kiến của nhà tài trợ.

2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham khảo ý kiến các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt nội dung cụ thể.

Điều 9.Trình tự, thủ tục, thời hạn phê duyệt

1. Các nội dung được yêu cầu hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức được lập theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo Quy chế này và được gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 10 dương lịch hàng năm.

2. Các nội dung hỗ trợ cụ thể được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt sẽ được đưa vào kế hoạch hoạt động năm sau của Quỹ.

3. Quỹ sử dụng tài khoản của Dự án VIE/02/015.

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng Quỹ

1. Triển khai hoạt động hỗ trợ theo đúng kế hoạch và tiến độ đã giải trình trong hồ sơ đề xuất yêu cầu hỗ trợ đã được phê duyệt.

2. Mọi hoạt động thường xuyên có liên quan đến tài chính của Quỹ phải được thực hiện theo quy định của Sổ tay quốc gia điều hành (NEX).

3. Lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi Bộ Tư pháp về tiến độ thực hiện hoạt động và tình hình sử dụng nguồn tài chính được hỗ trợ theo đúng các quy định của NEX.

4. Lập báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo quyết toán tài chính khi kết thúc hoạt động phù hợp với các quy định của Dự án và với các quy định của NEX.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất của Giám đốc Dự án quốc gia và nhà tài trợ về hoạt động được Quỹ hỗ trợ.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Quy chế này;

b) Tổ chức kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các hoạt động được Quỹ hỗ trợ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;

c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp giữa Ban Chỉ đạo liên ngành với nhà tài trợ khi cần thiết để thống nhất kế hoạch, theo dõi và kiểm tra các hoạt động của Dự án, kể cả việc quản lý và sử dụng Quỹ;

d) Chuẩn bị báo cáo thường kỳ hàng năm về kết quả quản lý và sử dụng Quỹ.

2. Giám đốc quốc gia Dự án VIE/02/015 giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực của Quy chế

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trường hợp thời hạn hoạt động của Quỹ được gia hạn theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ thì Quy chế này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời gian được gia hạn đó.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Quy chế này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 153/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quỹ Hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 153/2005/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 21/06/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 153/2005/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quỹ hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ

QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2005/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế

1. Quy chế này quy định việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quỹ”) được quy định trong Văn kiện Dự ánVIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam” ký ngày 04 tháng 9 năm 2003 giữa Chính phủ Việt Nam với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các nhà tài trợ khác (sau đây gọi tắt là “Dự án”).

2. Quy chế này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Cơ quan thực hiện và đồng thực hiện Dự án;

b) Các cơ quan sử dụng Quỹ;

c) Các nhà tài trợ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.”Chiến lược” là Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010.

2. “Cơ quan đồng thực hiện Dự án” là các cơ quan tham gia thực hiện Dự án nêu trong Văn kiện Dự án VIE/02/015 và các cơ quan khác được xác định trong quá trình thực hiện Dự án.

3. “Cơ quan sử dụng Quỹ” là các cơ quan, tổ chức được Quỹ hỗ trợ tài chính để thực hiện các hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án.

4. “Nhà tài trợ” là các nhà tài trợ đã đóng góp tài chính cho Quỹ.

5. “Kế hoạch hoạt động năm” là kế hoạch hoạt động của Quỹ được xây dựng cho thời gian 01 năm, được bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.

Điều 3. Mục tiêu của Quỹ

1. Huy động các nguồn vốn của các nhà tài trợ để hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

2. Thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các nội dung ưu tiên được xác định trong Văn kiện Dự án và những nội dung mới phát sinh được tiếp tục xác định trong quá trình thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

Điều 4.Nguyên tắc của Quỹ

1. Hỗ trợ tài chính nhanh chóng, kịp thời cho những nội dung đã được phê duyệt.

2. Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Quy chế này và Sổ tay quốc gia điều hành (NEX).

3. Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

4. Quỹ hoạt động trong phạm vi thời hạn của Dự án và sẽ kết thúc vào ngày kết thúc Dự án hoặc một thời điểm sau đó theo Thoả thuận gia hạn Dự án giữa Chính phủ Việt Nam và các Bên ký kết khác của Dự án.

Điều 5. Tính chất của Quỹ, đóng góp tài chính cho Quỹ

1. Quỹ được hình thành từ nguồn đóng góp của các nhà tài trợ và để mở.

2. Nguồn đóng góp tài chính cho Quỹ chủ yếu huy động từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

3. Việc đóng góp tài chính cho Quỹ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Bộ Tư pháp.

4. Bảo đảm số dư ngân sách Quỹ là 3.000.000 USD (ba triệu đô-la Mỹ), nếu vượt quá số dư này, Bộ Tư pháp phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Bộ Tư pháp là đầu mối huy động các nguồn đóng góp tài chính cho Quỹ, báo cáo và giải trình việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ trước Chính phủ và các nhà tài trợ có liên quan.

CHƯƠNG II
XÁC LẬP, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ
PHÊ DUYỆT CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC QUỸ HỖ TRỢ

Điều 6.Các lĩnh vực được xem xét hỗ trợ

Các nội dung thuộc các lĩnh vực sau đây được xem xét để đưa vào Danh mục các nội dung có thể được Quỹ hỗ trợ:

1. Các nội dung nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng cường năng lực cơ chế thực thi Chiến lược, quản lý, điều phối, đánh giá và giám sát việc thực thi Chiến lược.

2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng phục vụ cho việc thực thi các định hướng phát triển và mục tiêu đề ra trong Chiến lược.

3. Các dự án điểm nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan thi hành pháp luật ở trung ương và địa phương.

4. Phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở, nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

5. Đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia pháp luật nòng cốt có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đề ra trong Chiến lược.

6. Các nội dung khác phát sinh trong quá trình thực thi Chiến lược cần sự hỗ trợ của Quỹ.

Điều 7. Tiêu chí đánh giá các nội dung được yêu cầu hỗ trợ

Căn cứ vào các lĩnh vực nêu tại Điều 6 Quy chế này, nội dung đáp ứng các tiêu chí sau đây sẽ được xem xét để Quỹ hỗ trợ:

1. Phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong Chiến lược, các mục tiêu của Dự án.

2. Là nhu cầu thực sự cần thiết vào thời điểm yêu cầu hỗ trợ.

3. Có tính khả thi cao.

4. Việc sử dụng Quỹ có lợi thế hơn so với các hình thức tài trợ khác.

5. Không trùng lặp với sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác.

6. Cơ quan yêu cầu hỗ trợ có đủ năng lực thực hiện hoạt động và chi tiêu nguồn tài chính được hỗ trợ.

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt sử dụng ngân sách của Quỹ

1. Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong Chiến lược, Bộ trưởng Bộ Tư pháp căn cứ số tiền hiện có trong Quỹ, trực tiếp phê duyệt các nội dung được yêu cầu hỗ trợ cụ thể sau khi tham khảo ý kiến của nhà tài trợ.

2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham khảo ý kiến các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt nội dung cụ thể.

Điều 9.Trình tự, thủ tục, thời hạn phê duyệt

1. Các nội dung được yêu cầu hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức được lập theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo Quy chế này và được gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 10 dương lịch hàng năm.

2. Các nội dung hỗ trợ cụ thể được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt sẽ được đưa vào kế hoạch hoạt động năm sau của Quỹ.

3. Quỹ sử dụng tài khoản của Dự án VIE/02/015.

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng Quỹ

1. Triển khai hoạt động hỗ trợ theo đúng kế hoạch và tiến độ đã giải trình trong hồ sơ đề xuất yêu cầu hỗ trợ đã được phê duyệt.

2. Mọi hoạt động thường xuyên có liên quan đến tài chính của Quỹ phải được thực hiện theo quy định của Sổ tay quốc gia điều hành (NEX).

3. Lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi Bộ Tư pháp về tiến độ thực hiện hoạt động và tình hình sử dụng nguồn tài chính được hỗ trợ theo đúng các quy định của NEX.

4. Lập báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo quyết toán tài chính khi kết thúc hoạt động phù hợp với các quy định của Dự án và với các quy định của NEX.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất của Giám đốc Dự án quốc gia và nhà tài trợ về hoạt động được Quỹ hỗ trợ.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Quy chế này;

b) Tổ chức kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các hoạt động được Quỹ hỗ trợ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;

c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp giữa Ban Chỉ đạo liên ngành với nhà tài trợ khi cần thiết để thống nhất kế hoạch, theo dõi và kiểm tra các hoạt động của Dự án, kể cả việc quản lý và sử dụng Quỹ;

d) Chuẩn bị báo cáo thường kỳ hàng năm về kết quả quản lý và sử dụng Quỹ.

2. Giám đốc quốc gia Dự án VIE/02/015 giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực của Quy chế

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trường hợp thời hạn hoạt động của Quỹ được gia hạn theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ thì Quy chế này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời gian được gia hạn đó.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Quy chế này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 153/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Quỹ Hỗ trợ phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam”