Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 27/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 27/2005/CT-TTG
NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC

Sau hơn hai năm thực hiện Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đã được triển khai rộng rãi, hàng chục nghìn phòng học kiên cố đã được thay thế cho các lớp học tranh, tre, nứa, lá bằng nguồn vốn hỗ trợ từ công trái giáo dục, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự chăm lo của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy vậy, việc thực hiện Chương trình đã bộc lộ những yếu kém cần được khắc phục kịp thời: sự chỉ đạo, điều hành còn thiếu sát sao, linh hoạt nên tiến độ triển khai Chương trình ở nhiều tỉnh còn chậm; việc phối hợp, lồng ghép Chương trình này với các chương trình, dự án khác có xây dựng trường, lớp học trên địa bàn chưa chặt chẽ nên việc sử dụng vốn chưa phù hợp; một vài địa phương còn ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, thiếu chủ động huy động các nguồn vốn từ địa phương, có nơi đã sử dụng vốn không đúng đối tượng quy định của Chương trình.

Để khắc phục những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, cần phải:

1. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đồng thời với việc huy động các nguồn vốn khác, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bảo đảm đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành đúng kế hoạch của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học theo tinh thần Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bảo đảm hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng xây dựng công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ và chất lượng xây dựng. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí. Kịp thời hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình và xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để triển khai thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học Trung ương:

– Có kế hoạch cụ thể, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tiến độ xây dựng ở từng địa phương.

– Rà soát các dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA và các chương trình kinh tế – xã hội khác trên các địa bàn có xây dựng trường, lớp học, tổng hợp số lượng trường, lớp học đã được đầu tư xây dựng để phối hợp triển khai thực hiện Chương trình này cho phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

– Tăng cường kiểm tra và có các giải pháp ngăn ngừa việc đầu tư không đúng mục đích, đối tượng và các hiện tượng tiêu cực,

– Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát, thanh toán vốn kịp thời, đúng mục tiêu; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc giải ngân và quyết toán thuận lợi.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của địa phương để thực hiện Chương trình.

d) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng dẫn sử dụng các thiết kế trường, lớp học mẫu đã ban hành để xây dựng phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

đ) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương và địa phương kịp thời phản ánh về tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình ở các địa phương và nêu gương những điển hình tiên tiến.

e) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo huy động các nguồn vốn khác trên địa bàn cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, xác định các mẫu thiết kế, đơn giá xây dựng phù hợp và có các giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Uỷ ban nhân dân các cấp thường xuyên báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức giám sát việc thực hiện Chương trình; tăng cường kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng xây dựng các công trình, không để xẩy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát; phát huy tốt chức năng giám sát của các cơ quan ngôn luận và cộng đồng đối với việc thực hiện Chương trình.

Riêng các tỉnh có nhiều khó khăn, không có khả năng hoàn thành Chương trình theo quy định, sau khi báo cáo Hội đồng nhân dân các cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học Trung ương, có thể được kéo dài thời gian thực hiện Chương trình đến hếtquý II năm 2006.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 27/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 27/2005/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/07/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Chính sách
Tóm tắt văn bản

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 27/2005/CT-TTG
NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC

Sau hơn hai năm thực hiện Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đã được triển khai rộng rãi, hàng chục nghìn phòng học kiên cố đã được thay thế cho các lớp học tranh, tre, nứa, lá bằng nguồn vốn hỗ trợ từ công trái giáo dục, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự chăm lo của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy vậy, việc thực hiện Chương trình đã bộc lộ những yếu kém cần được khắc phục kịp thời: sự chỉ đạo, điều hành còn thiếu sát sao, linh hoạt nên tiến độ triển khai Chương trình ở nhiều tỉnh còn chậm; việc phối hợp, lồng ghép Chương trình này với các chương trình, dự án khác có xây dựng trường, lớp học trên địa bàn chưa chặt chẽ nên việc sử dụng vốn chưa phù hợp; một vài địa phương còn ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, thiếu chủ động huy động các nguồn vốn từ địa phương, có nơi đã sử dụng vốn không đúng đối tượng quy định của Chương trình.

Để khắc phục những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, cần phải:

1. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đồng thời với việc huy động các nguồn vốn khác, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bảo đảm đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành đúng kế hoạch của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học theo tinh thần Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bảo đảm hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng xây dựng công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ và chất lượng xây dựng. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí. Kịp thời hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình và xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để triển khai thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học Trung ương:

– Có kế hoạch cụ thể, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tiến độ xây dựng ở từng địa phương.

– Rà soát các dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA và các chương trình kinh tế – xã hội khác trên các địa bàn có xây dựng trường, lớp học, tổng hợp số lượng trường, lớp học đã được đầu tư xây dựng để phối hợp triển khai thực hiện Chương trình này cho phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

– Tăng cường kiểm tra và có các giải pháp ngăn ngừa việc đầu tư không đúng mục đích, đối tượng và các hiện tượng tiêu cực,

– Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát, thanh toán vốn kịp thời, đúng mục tiêu; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc giải ngân và quyết toán thuận lợi.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của địa phương để thực hiện Chương trình.

d) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng dẫn sử dụng các thiết kế trường, lớp học mẫu đã ban hành để xây dựng phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

đ) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương và địa phương kịp thời phản ánh về tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình ở các địa phương và nêu gương những điển hình tiên tiến.

e) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo huy động các nguồn vốn khác trên địa bàn cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, xác định các mẫu thiết kế, đơn giá xây dựng phù hợp và có các giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Uỷ ban nhân dân các cấp thường xuyên báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức giám sát việc thực hiện Chương trình; tăng cường kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng xây dựng các công trình, không để xẩy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát; phát huy tốt chức năng giám sát của các cơ quan ngôn luận và cộng đồng đối với việc thực hiện Chương trình.

Riêng các tỉnh có nhiều khó khăn, không có khả năng hoàn thành Chương trình theo quy định, sau khi báo cáo Hội đồng nhân dân các cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học Trung ương, có thể được kéo dài thời gian thực hiện Chương trình đến hếtquý II năm 2006.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 27/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học”