Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/1999/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

CHÍNH PHỦ

nhayCác quy định về phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định này tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về khung phí bảo hiểm tiền gửi, hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (khoản 3 Điều 21 Nghị định 68/2013/NĐ-CP)nhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi như sau:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.
2. Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các địa điểm giao dịch.”
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây:
a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
c) Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;
d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
”1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 của Nghị định này, tối đa là 50 (năm mươi) triệu đồng.
2. Việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa quy định tại khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”
4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
3. Việc điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này theo loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc trên cơ sở đánh giá, xếp loại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định.”
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ xem xét, quyết định việc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 14 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
2. Việc thực hiện hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này được coi là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”
7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức này chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản hoặc kể từ ngày Tòa án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Nghị định này đồng thời làm thủ tục ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi.
2. Số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.”
8. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.”
9. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người đại diện, người thừa kế của người gửi tiền theo quy định của pháp luật phải căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập, được tổ chức bảo hiểm tiền gửi xét duyệt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ.
2. Sau thời gian 10 (mười) năm kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo đầu tiên về việc chi trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không còn quyền đòi tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm đó.
3. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm ban hành quy định về hồ sơ, thủ tục và trình tự chi trả tiền bảo hiểm.”
10. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể huy động vốn theo các hình thức sau:
a) Vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ;
b) Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu;
c) Vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.”
11. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.”
12. Bổ sung cụm từ “bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc” vào trước cụm từ “bị phá sản” tại tên mục 5 và Điều 21.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Thuộc tính văn bản
Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 109/2005/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 24/08/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/1999/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

CHÍNH PHỦ

nhayCác quy định về phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định này tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về khung phí bảo hiểm tiền gửi, hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (khoản 3 Điều 21 Nghị định 68/2013/NĐ-CP)nhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi như sau:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.
2. Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các địa điểm giao dịch.”
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây:
a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
c) Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;
d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
”1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 của Nghị định này, tối đa là 50 (năm mươi) triệu đồng.
2. Việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa quy định tại khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”
4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
3. Việc điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này theo loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc trên cơ sở đánh giá, xếp loại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định.”
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ xem xét, quyết định việc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 14 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
2. Việc thực hiện hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này được coi là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”
7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức này chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản hoặc kể từ ngày Tòa án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Nghị định này đồng thời làm thủ tục ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi.
2. Số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.”
8. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.”
9. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người đại diện, người thừa kế của người gửi tiền theo quy định của pháp luật phải căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập, được tổ chức bảo hiểm tiền gửi xét duyệt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ.
2. Sau thời gian 10 (mười) năm kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo đầu tiên về việc chi trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không còn quyền đòi tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm đó.
3. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm ban hành quy định về hồ sơ, thủ tục và trình tự chi trả tiền bảo hiểm.”
10. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể huy động vốn theo các hình thức sau:
a) Vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ;
b) Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu;
c) Vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.”
11. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.”
12. Bổ sung cụm từ “bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc” vào trước cụm từ “bị phá sản” tại tên mục 5 và Điều 21.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi”