Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 83/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 83/2005/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TỰ KHAI,
TỰ NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 161/2005/QĐ-TTG NGÀY 30/6/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) ngày 10 tháng 4 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi);

Căn cứ Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế;

Căn cứ Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thí điểm thực hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế tài nguyên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng thực hiện tự khai, tự nộp thuế đối với thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư này là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (gọi chung là cơ sở kinh doanh).

II. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ

1. Đăng ký thuế:

Cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế tài nguyên tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp, không phải đăng ký lại với cơ quan thuế. Trong quá trình thực hiện thí điểm, nếu cơ sở kinh doanh có sự thay đổi nội dung các thông tin về đăng ký thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai bổ sung với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo các qui định về đăng ký thuế hiện hành.

2. Kê khai thuế tài nguyên:

2.1. Kê khai thuế tài nguyên hàng tháng:

a. Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào các quy định hiện hành tính và kê khai thuế tài nguyên đầy đủ theo mẫu số 01/TNg ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng không phát sinh thuế tài nguyên, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

– Phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai (mã số thuế, tên, địa chỉ, địa điểm khai thác tài nguyên…) và các thông tin có liên quan khác như đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, đồng thời xác nhận tính pháp lý của việc kê khai (ký tên, đóng dấu). Trường hợp không kê khai đầy đủ theo đúng mẫu qui định hoặc chưa xác nhận tính pháp lý của việc kê khai thì coi như chưa nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế tài nguyên của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh nộp tờ khai qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai cho cơ quan thuế (đối với trường hợp nộp trực tiếp).

b. Đối với loại tài nguyên chưa xác định được căn cứ tính thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong tháng để lập tờ khai thì thì cơ sở kinh doanh được xác định số thuế tài nguyên tạm nộp hàng tháng của loại tài nguyên đó theo nguyên tắc giá hạch toán. Theo đó, cơ sở kinh doanh xác định thuế tài nguyên tạm nộp trong tháng theo giá tính thuế đơn vị tài nguyên của năm trước liền kề hoặc giá kế hoạch (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) để lập Tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng. Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh xác định lại số thuế tài nguyên phải nộp theo giá tính thuế tài nguyên thực tế và lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại điểm 2.2 dưới đây.

c. Kê khai thuế tài nguyên dự kiến được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên, hàng tháng căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn hiện hành để dự kiến số thuế được miễn, giảm và kê khai vào tờ khai tháng.

2.2. Tự quyết toán thuế tài nguyên:

a. Cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm tự khai, tự nộp thuế tài nguyên không phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế nhưng phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TNg. Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên năm được lập và nộp cho cơ quan thuế để xác định số thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong năm.

Thời hạn nộp Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên là 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, cơ sở kinh doanh phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên gửi cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê.

b. Xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên, phải tự xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm theo số liệu thực tế, đồng thời lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan thuế theo quy định.

2.3. Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai thuế tài nguyên và lưu giữ đầy đủ các chứng từ xác định số thuế tài nguyên đã kê khai.

3. Nộp thuế tài nguyên:

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai. Thời hạn nộp thuế tài nguyên của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau. Trường hợp có phát sinh số thuế tài nguyên phải nộp theo Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên thì cơ sở kinh doanh nộp số thuế tài nguyên còn thiếu vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, thì phải nộp đủ số thuế tài nguyên còn thiếu trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê; nếu có số thuế nộp thừa thì được cơ quan thuế hoàn trả hoặc chuyển sang cơ sở kinh doanh mới theo các qui định hiện hành.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trích chuyển tiền nộp thuế vào kho bạc theo Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ sở kinh doanh; đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thuế nhận tiền thuế.

Cơ sở kinh doanh ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền theo hướng dẫn của cơ quan thuế và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền số tiền thuế, tiền phạt nộp đối với từng loại thuế, từng kỳ tính thuế; riêng số nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế, tiền phạt thì ghi rõ trên chứng từ nộp tiền là nộp theo thông báo của cơ quan thuế ngày, tháng, năm mà không phải xác định số tiền phạt chậm nộp của từng khoản thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ, vừa có số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các kỳ trước, nhưng không ghi là nộp cho kỳ tính thuế nào, cơ quan thuế sẽ trừ cho số tiền thuế, tiền phạt còn nợ trước khi trừ cho số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ.

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN THUẾ

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, cơ quan thuế quản lý cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế có trách nhiệm :

1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của cơ sở kinh doanh về chính sách thuế, thủ tục kê khai, nộp thuế để cơ sở kinh doanh hiểu và thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thuế và cơ chế tự kê khai thuế, tự nộp thuế.

2. Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh:

– Quá thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, tờ khai tự quyết toán thuế năm theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp tờ khai và xử phạt vi phạm hành chính theo qui định hiện hành. Quá thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai theo thông báo nhắc nộp tờ khai mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp, cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộptheo qui định.

– Quá các thời hạn nộp thuế theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp thuế đối với các cơ sở kinh doanh chưa nộp hoặc nộp chưa đủ tiền thuế đồng thời tính phạt nộp chậm đối với số thuế còn nợ ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

4. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu nợ thuế, thu phạt theo quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo giữ bí mật đối với các thông tin được cung cấp về cơ sở sản xuất, kinh doanh thí điểm theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Cơ sở kinh doanh thuộc diện thí điểm tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư này không phải lập tờ khai thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/1998/TT-BTC.

3. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, các quy định về căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế, hoàn trả tiền thuế, xử lý vi phạm, khen thưởng và các quy định khác được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên, các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Trương Chí Trung


HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

Phần I
MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG

1. Trong tờ khai thuế tài nguyên có sử dụng một số ký tự viết tắt như sau:

– “TN” là các ký tự viết tắt của cụm từ“tài nguyên”

– “Cơ sở kinh doanh” là cụm từ gọi tắt cho cụm từ “tổ chức và cá nhân kinh doanh”

2. Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập và gửi cho cơ quan thuếTờ khai thuế TN (mẫu số 01/TNg) hàng tháng và Tờ khai tự quyết toán thuế theo năm (mẫu số 02/TNg). Trên tờ khai phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ kê khai thuế (tháng… năm….) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ [01] đến [10].

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [02] đến mã số [10], cơ sở kinh doanh phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

3. Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai thuế TN. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi. Các ô đánh dấu màu sẫm trên tờ khai thì không kê khai.

4. Tờ khai thuế TN gửi đến cơ quan thuế chỉ được coi là hợp lệ khi tờ khai được kê khai theo đúng mẫu quy định, các chỉ tiêu trong tờ khai được ghi đúng và đầy đủ theo các yêu cầu tại các điểm 1, 2, 3 nêu trên và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu vào cuối tờ khai.

5. Cơ sở kinh doanh khai thác nhiều loại TN, chỉ lập một tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng và khi kết thúc năm lập một Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên. Trong đó, mỗi loại TN được kê khai vào một dòng của Tờ khai thuế. Số tổng cộng thể hiện tổng số thuế TN phát sinh, số dự kiến được miễn giảm và số phải nộp trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Phần II
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

(Mẫu số 01/TNg)

1. Cột số (2): Tên loại tài nguyên

Cơ sở kinh doanh tính thuế theo từng loại tài nguyên, với từng mức thuế suất theo quy định hiện hành. Mỗi loại tài nguyên được kê khai vào một dòng của tờ khai.

2. Cột số (3): Đơn vị tính

Được căn cứ vào đơn vị tính của từng loại TN khai thác theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h….

3. Cột số (4): Sản lượng TN thương phẩm khai thác

Số liệu ghi vào cột này là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của loại TN khai thác trong tháng, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác.

Nếu loại TN khai thác không xác định được sản lượngkhai thác do chứa nhiều chất khác nhau, phải sàng tuyển, phân loại … thì sản lượng tính thuế TN được tính theo sản lượng từng loại chất thu được.

Riêng đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện thì sản lượng làm căn cứ tính thuế là sản lượng điện sản xuất, đơn vị tính là 1KW/h.

4. Cột số (5): Giá tính thuế đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là giá tính thuế đơn vị TN.Cơ sở khai thác TN tự xác định giá tính thuế đơn vị TN theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trường hợp trong năm chưa xác định được giá tính thuế đơn vị TN thì kê khai theo giá tạm tính (hoặc giá hạch toán) trên cơ sở giá tính thuế TN của kỳ trước liền kề, nếu cơ sở kinh doanh mới bắt đầu sản xuất thì căn cứ vào giá kế hoạch để kê khai. Kết thúc năm hoặc hợp đồng khai thác TN, cơ sở kinh doanh phải xác định lại giá tính thuế theo thực tế làm căn cứ lập Tờ khai tự quyết toán thuế TN.

5. Cột số (6): Thuế suất

Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào mức thuế suất tương ứng của loại TN khai thác theo quy định.

6. Cột số (7): Thuế TN ấn định trên 1 đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Giả sử Bộ Tài chính quy định mức thuế TN đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện là 14 đồng trên 1KW/h điện sản xuất, thì cơ sở kinh doanh ghi tương ứng với dòng tài nguyên nước là 14 đồng.

7. Cột số (8): Thuế TN phát sinh trong kỳ

Số liệu ghi vào cột mã số này được xác định như sau:

Thuế TN phát sinh trong kỳ

=

Sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Giá tính thuế đơn vị TN

x

Thuế suất

hoặc:

Thuế TN phát sinh trong kỳ

=

Sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN

Ví dụ: Tính thuế TN của nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện phát sinh trong tháng bằng sản lượng thuỷ điện sản xuất trong tháng nhân (x) với 14 đồng.

8. Cột số (9): Thuế TN dự kiến được miễn, giảm trong kỳ

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN dự kiến được miễn, giảm của các loại TN khai thác trong tháng (nếu có). Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ điều kiện được miễn, giảm thuế TN theo quy định của Pháp lệnh thuế TN và các văn bản hướng dẫn hiện hành, tự xác định mức thuế TN khai thác dự kiến được miễn, giảm trong tháng để kê khai và xác định số thuế TN phát sinh phải nộp trong tháng để lập tờ khai.

9. Cột số (10): Thuế TN phát sinh phải nộp trong kỳ

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN phải nộp phải nộp trong tháng của các loại TN, được xác định bằng số thuế TN phát sinh trong kỳ (cột số 8), trừ đi số TN dự kiến được miễn, giảm (cột số 9).

Phần III
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI TỰ QUYẾT TOÁN
THUẾ TÀI NGUYÊN

(Mẫu số 02/TNg)

Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế TN để xác định số thuế TN thực tế phải nộp trong năm khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng khai thác hoặc trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Việc kê khai được thực hiện như sau:

– Mỗi loại TN được kê khai trên một dòng tương ứng với các chỉ tiêu trên cột. Các cột số (2), (3), (6), (7) được kê khai tương tự như hướng dẫn tại phần II.

– Số liệu ghi vào các cột số (4), (5), (8) là số thực tế phát sinh trong năm.

– Đối với các trường hợp được miễn giảm thuế TN, cơ sở kinh doanh xác định số thuế TN được miễn, giảm trong năm theo số liệu thực tế và kê khai vào cột số (9). Đồng thời cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế TN gửi cơ quan thuế làm căn cứ xác định số thuế được miễn giảm thuế.

Số tổng cộng các chỉ tiêu tương ứng theo cột được thể hiện số tự quyết toán năm của cơ sở kinh doanh. Các ô đánh dấu màu sẫm thì không ghi.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 83/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 83/2005/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 22/09/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 83/2005/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TỰ KHAI,
TỰ NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 161/2005/QĐ-TTG NGÀY 30/6/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) ngày 10 tháng 4 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi);

Căn cứ Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế;

Căn cứ Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thí điểm thực hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế tài nguyên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng thực hiện tự khai, tự nộp thuế đối với thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư này là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (gọi chung là cơ sở kinh doanh).

II. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ

1. Đăng ký thuế:

Cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế tài nguyên tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp, không phải đăng ký lại với cơ quan thuế. Trong quá trình thực hiện thí điểm, nếu cơ sở kinh doanh có sự thay đổi nội dung các thông tin về đăng ký thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai bổ sung với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo các qui định về đăng ký thuế hiện hành.

2. Kê khai thuế tài nguyên:

2.1. Kê khai thuế tài nguyên hàng tháng:

a. Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào các quy định hiện hành tính và kê khai thuế tài nguyên đầy đủ theo mẫu số 01/TNg ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng không phát sinh thuế tài nguyên, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

– Phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai (mã số thuế, tên, địa chỉ, địa điểm khai thác tài nguyên…) và các thông tin có liên quan khác như đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, đồng thời xác nhận tính pháp lý của việc kê khai (ký tên, đóng dấu). Trường hợp không kê khai đầy đủ theo đúng mẫu qui định hoặc chưa xác nhận tính pháp lý của việc kê khai thì coi như chưa nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế tài nguyên của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh nộp tờ khai qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai cho cơ quan thuế (đối với trường hợp nộp trực tiếp).

b. Đối với loại tài nguyên chưa xác định được căn cứ tính thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong tháng để lập tờ khai thì thì cơ sở kinh doanh được xác định số thuế tài nguyên tạm nộp hàng tháng của loại tài nguyên đó theo nguyên tắc giá hạch toán. Theo đó, cơ sở kinh doanh xác định thuế tài nguyên tạm nộp trong tháng theo giá tính thuế đơn vị tài nguyên của năm trước liền kề hoặc giá kế hoạch (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) để lập Tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng. Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh xác định lại số thuế tài nguyên phải nộp theo giá tính thuế tài nguyên thực tế và lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại điểm 2.2 dưới đây.

c. Kê khai thuế tài nguyên dự kiến được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên, hàng tháng căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn hiện hành để dự kiến số thuế được miễn, giảm và kê khai vào tờ khai tháng.

2.2. Tự quyết toán thuế tài nguyên:

a. Cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm tự khai, tự nộp thuế tài nguyên không phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế nhưng phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TNg. Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên năm được lập và nộp cho cơ quan thuế để xác định số thuế tài nguyên thực tế phát sinh trong năm.

Thời hạn nộp Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên là 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, cơ sở kinh doanh phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên gửi cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê.

b. Xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn, giảm thuế tài nguyên, phải tự xác định số thuế tài nguyên được miễn, giảm theo số liệu thực tế, đồng thời lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan thuế theo quy định.

2.3. Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai thuế tài nguyên và lưu giữ đầy đủ các chứng từ xác định số thuế tài nguyên đã kê khai.

3. Nộp thuế tài nguyên:

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai. Thời hạn nộp thuế tài nguyên của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau. Trường hợp có phát sinh số thuế tài nguyên phải nộp theo Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên thì cơ sở kinh doanh nộp số thuế tài nguyên còn thiếu vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, thì phải nộp đủ số thuế tài nguyên còn thiếu trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê; nếu có số thuế nộp thừa thì được cơ quan thuế hoàn trả hoặc chuyển sang cơ sở kinh doanh mới theo các qui định hiện hành.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trích chuyển tiền nộp thuế vào kho bạc theo Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ sở kinh doanh; đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thuế nhận tiền thuế.

Cơ sở kinh doanh ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền theo hướng dẫn của cơ quan thuế và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền số tiền thuế, tiền phạt nộp đối với từng loại thuế, từng kỳ tính thuế; riêng số nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế, tiền phạt thì ghi rõ trên chứng từ nộp tiền là nộp theo thông báo của cơ quan thuế ngày, tháng, năm mà không phải xác định số tiền phạt chậm nộp của từng khoản thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ, vừa có số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các kỳ trước, nhưng không ghi là nộp cho kỳ tính thuế nào, cơ quan thuế sẽ trừ cho số tiền thuế, tiền phạt còn nợ trước khi trừ cho số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ.

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN THUẾ

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, cơ quan thuế quản lý cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế có trách nhiệm :

1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của cơ sở kinh doanh về chính sách thuế, thủ tục kê khai, nộp thuế để cơ sở kinh doanh hiểu và thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thuế và cơ chế tự kê khai thuế, tự nộp thuế.

2. Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh:

– Quá thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, tờ khai tự quyết toán thuế năm theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp tờ khai và xử phạt vi phạm hành chính theo qui định hiện hành. Quá thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai theo thông báo nhắc nộp tờ khai mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp, cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộptheo qui định.

– Quá các thời hạn nộp thuế theo qui định, cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nộp thuế đối với các cơ sở kinh doanh chưa nộp hoặc nộp chưa đủ tiền thuế đồng thời tính phạt nộp chậm đối với số thuế còn nợ ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

4. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu nợ thuế, thu phạt theo quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo giữ bí mật đối với các thông tin được cung cấp về cơ sở sản xuất, kinh doanh thí điểm theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Cơ sở kinh doanh thuộc diện thí điểm tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư này không phải lập tờ khai thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/1998/TT-BTC.

3. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, các quy định về căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế, hoàn trả tiền thuế, xử lý vi phạm, khen thưởng và các quy định khác được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên, các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Trương Chí Trung


HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

Phần I
MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG

1. Trong tờ khai thuế tài nguyên có sử dụng một số ký tự viết tắt như sau:

– “TN” là các ký tự viết tắt của cụm từ“tài nguyên”

– “Cơ sở kinh doanh” là cụm từ gọi tắt cho cụm từ “tổ chức và cá nhân kinh doanh”

2. Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập và gửi cho cơ quan thuếTờ khai thuế TN (mẫu số 01/TNg) hàng tháng và Tờ khai tự quyết toán thuế theo năm (mẫu số 02/TNg). Trên tờ khai phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ kê khai thuế (tháng… năm….) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ [01] đến [10].

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [02] đến mã số [10], cơ sở kinh doanh phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

3. Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai thuế TN. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi. Các ô đánh dấu màu sẫm trên tờ khai thì không kê khai.

4. Tờ khai thuế TN gửi đến cơ quan thuế chỉ được coi là hợp lệ khi tờ khai được kê khai theo đúng mẫu quy định, các chỉ tiêu trong tờ khai được ghi đúng và đầy đủ theo các yêu cầu tại các điểm 1, 2, 3 nêu trên và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu vào cuối tờ khai.

5. Cơ sở kinh doanh khai thác nhiều loại TN, chỉ lập một tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng và khi kết thúc năm lập một Tờ khai tự quyết toán thuế tài nguyên. Trong đó, mỗi loại TN được kê khai vào một dòng của Tờ khai thuế. Số tổng cộng thể hiện tổng số thuế TN phát sinh, số dự kiến được miễn giảm và số phải nộp trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Phần II
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN

(Mẫu số 01/TNg)

1. Cột số (2): Tên loại tài nguyên

Cơ sở kinh doanh tính thuế theo từng loại tài nguyên, với từng mức thuế suất theo quy định hiện hành. Mỗi loại tài nguyên được kê khai vào một dòng của tờ khai.

2. Cột số (3): Đơn vị tính

Được căn cứ vào đơn vị tính của từng loại TN khai thác theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h….

3. Cột số (4): Sản lượng TN thương phẩm khai thác

Số liệu ghi vào cột này là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của loại TN khai thác trong tháng, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác.

Nếu loại TN khai thác không xác định được sản lượngkhai thác do chứa nhiều chất khác nhau, phải sàng tuyển, phân loại … thì sản lượng tính thuế TN được tính theo sản lượng từng loại chất thu được.

Riêng đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện thì sản lượng làm căn cứ tính thuế là sản lượng điện sản xuất, đơn vị tính là 1KW/h.

4. Cột số (5): Giá tính thuế đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là giá tính thuế đơn vị TN.Cơ sở khai thác TN tự xác định giá tính thuế đơn vị TN theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trường hợp trong năm chưa xác định được giá tính thuế đơn vị TN thì kê khai theo giá tạm tính (hoặc giá hạch toán) trên cơ sở giá tính thuế TN của kỳ trước liền kề, nếu cơ sở kinh doanh mới bắt đầu sản xuất thì căn cứ vào giá kế hoạch để kê khai. Kết thúc năm hoặc hợp đồng khai thác TN, cơ sở kinh doanh phải xác định lại giá tính thuế theo thực tế làm căn cứ lập Tờ khai tự quyết toán thuế TN.

5. Cột số (6): Thuế suất

Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào mức thuế suất tương ứng của loại TN khai thác theo quy định.

6. Cột số (7): Thuế TN ấn định trên 1 đơn vị TN

Số liệu ghi vào cột này là mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Giả sử Bộ Tài chính quy định mức thuế TN đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện là 14 đồng trên 1KW/h điện sản xuất, thì cơ sở kinh doanh ghi tương ứng với dòng tài nguyên nước là 14 đồng.

7. Cột số (8): Thuế TN phát sinh trong kỳ

Số liệu ghi vào cột mã số này được xác định như sau:

Thuế TN phát sinh trong kỳ

=

Sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Giá tính thuế đơn vị TN

x

Thuế suất

hoặc:

Thuế TN phát sinh trong kỳ

=

Sản lượng TN thương phẩm khai thác trong kỳ

x

Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị TN

Ví dụ: Tính thuế TN của nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện phát sinh trong tháng bằng sản lượng thuỷ điện sản xuất trong tháng nhân (x) với 14 đồng.

8. Cột số (9): Thuế TN dự kiến được miễn, giảm trong kỳ

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN dự kiến được miễn, giảm của các loại TN khai thác trong tháng (nếu có). Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ điều kiện được miễn, giảm thuế TN theo quy định của Pháp lệnh thuế TN và các văn bản hướng dẫn hiện hành, tự xác định mức thuế TN khai thác dự kiến được miễn, giảm trong tháng để kê khai và xác định số thuế TN phát sinh phải nộp trong tháng để lập tờ khai.

9. Cột số (10): Thuế TN phát sinh phải nộp trong kỳ

Số liệu ghi vào cột này là số thuế TN phải nộp phải nộp trong tháng của các loại TN, được xác định bằng số thuế TN phát sinh trong kỳ (cột số 8), trừ đi số TN dự kiến được miễn, giảm (cột số 9).

Phần III
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI TỰ QUYẾT TOÁN
THUẾ TÀI NGUYÊN

(Mẫu số 02/TNg)

Cơ sở kinh doanh có khai thác TN phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế TN để xác định số thuế TN thực tế phải nộp trong năm khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng khai thác hoặc trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Việc kê khai được thực hiện như sau:

– Mỗi loại TN được kê khai trên một dòng tương ứng với các chỉ tiêu trên cột. Các cột số (2), (3), (6), (7) được kê khai tương tự như hướng dẫn tại phần II.

– Số liệu ghi vào các cột số (4), (5), (8) là số thực tế phát sinh trong năm.

– Đối với các trường hợp được miễn giảm thuế TN, cơ sở kinh doanh xác định số thuế TN được miễn, giảm trong năm theo số liệu thực tế và kê khai vào cột số (9). Đồng thời cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế TN gửi cơ quan thuế làm căn cứ xác định số thuế được miễn giảm thuế.

Số tổng cộng các chỉ tiêu tương ứng theo cột được thể hiện số tự quyết toán năm của cơ sở kinh doanh. Các ô đánh dấu màu sẫm thì không ghi.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 83/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ”