THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ NỘI VỤ SỐ 135/2005/TTLT-BQP-BNV NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
SỐ 119/2004/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KIỆN TOÀN HỆ THỐNG
TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
BIỆT PHÁI LÀM CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG TẠI
CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 119/CP);
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác quốc phòng quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 119/CP, liên Bộ: Bộ Quốc phòng – Bộ Nội vụ hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức và bố trí cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ttổng công ty Nhà nước và các địa phương sau:
I. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty Nhà nước, Văn phòng Trung ương đảng, một số ban của Đảng và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là Bộ, ngành)
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được Chính phủ quy định thành lập Vụ để tham mưu giúp Bộ trưởng về công tác quốc phòng, gồm:
– Bộ Kế hoạch và đầu tư có Vụ Quốc phòng – an ninh;
– Văn phòng Chính phủ có Vụ Nội chính;
– Bộ Giáo dục và đào tạo có Vụ Giáo dục quốc phòng;
– Bộ Tài chính có Vụ I.
2. Các Bộ có phòng công tác quốc phòng để tham mưu giúp Bộ trưởng về công tác quốc phòng gồm:
– Bộ Y tế.
– Bộ Công nghiệp.
3. Tại Bộ Quốc phòng: Cục Dân quân tự vệ thuộc Bộ Tổng tham mưu là cơ quan thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo dõi, chỉ đạo công tác quốc phòng tại các Bộ, ngành và địa phương.
II. Các Bộ, ngành bố trí sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã bố trí sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng thì giữ nguyên; nếu chưa bố trí thì trao đổi thống nhất với Bộ quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bố trí sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng, gồm:
– Bộ Kế hoạch và đầu tư.
– Văn phòng Chính phủ.
– Bộ Giáo dục và đào tạo.
– Bộ Y tế.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Bộ Công nghiệp.
– Bộ Giao thông vận tải.
– Bộ Bưu chính – viễn thông.
– Bộ Thuỷ sản.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn.
– Bộ xây dựng.
– Tổng công ty đường sắt Việt nam.
2. Việc bố trí cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng tại các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội do Ban Tổ chức Trung ương đảng hướng dẫn.
III. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty Nhà nước bố trí cán bộ, công chức trong biên chế của cơ quan chuyên trách công tác quốc phòng, gồm:
1. Bộ Tài chính.
2. Bộ Ngoại giao.
3. Bộ Tư pháp.
4. Bộ Khoa học – Công nghệ.
5. Bộ Văn hoá – Thông tin.
6. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
7. Bộ Thương mại.
8. Thanh tra Chính phủ.
9. Uỷ ban Dân tộc.
10. Uỷ ban Thể dục thể thao.
11. Tổng công ty Thép Việt Nam.
12. Tổng công ty Dệt May Việt Nam.
13. Tổng công ty Giấy Việt Nam.
14. Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
15. Tổng công tyCao su Việt Nam.
16. Tổng công tyThan Việt Nam.
17. Tổng công tyBưu chính – Viễn thông Việt Nam.
18. Tổng công tyCông nghiệp Tầu thuỷ Việt Nam.
19. Tổng công tyHoá chất Việt Nam.
20. Tổng công tyHàng hải Việt Nam.
21. Tổng công tyĐiện lực Việt Nam.
22. Tổng công tyDầu khí Việt Nam.
23. Tổng công tyHàng không Việt Nam.
Các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Tổng công ty Nhà nước không có tên trong danh sách trên, bố trí cán bộ, công chức trong biên chế của cơ quan kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng.
IV. Tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác quốc phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm và điều kiện thực tế ở địa phương quyết định cụ thể việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quốc phòng tại các Sở Giáo dục & đào tạo, Sở Kế hoạch & Đầu tư.
2. Các sở, ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại cần bố trí cán bộ, công chức trong biên chế của cơ quan kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng.
V. Tổ chức thực hiện.
1. Căn cứ vào Thông tư này các Bộ, ngành và địa phương bố trí cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng và gửi danh sách về Bộ Quốc phòng (qua Cục Dân quân tự vệ/Bộ tổng Tham mưu)
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Thông tư số 93/TT-LB ngày 16 tháng 01 năm 1995 của Bộ Quốc phòng và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về tổ chức, cán bộ làm công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, và các quy định, hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ánh kịp thời với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ để xem xét, phối hợp giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Phùng Quang Thanh
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
Reviews
There are no reviews yet.