Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 42/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỐ 42/2006/TT-BNN, NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 394/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI, MỞ RỘNG CƠ SỞ GIẾT MỔ, BẢO QUẢN CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM

VÀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẬP TRUNG, CÔNG NGHIỆP

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp được hỗ trợ đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện về quy mô, công suất cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp; điều kiện về quy mô, công suất cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp được áp dụng chính sách hỗ trợ nêu tại Điều 1, Điều 2 Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp đảm bảo các điều kiện nêu tại mục II của Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Điều kiện đối với cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm

a) Về quy mô, công suất giết mổ

– Cơ sở giết mổ gia cầm tại các tỉnh đồng bằng, nơi có thị trường lớn, có quy mô công suất từ 500 con/giờ trở lên; tại các tỉnh miền núi, nơi có thị trường nhỏ, có quy mô công suấttừ 250 con/giờ trở lên.

– Cơ sở giết mổ lợn có quy mô, công suất từ 200 con/ngày trở lên.

– Cơ sở giết mổ trâu, bò có quy mô, công suất từ 50 con/ngày trở lên.

b) Về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm

– Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thú yvà các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như sau:

+ Phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải lát gạch hoặc bằng bê tông;

+ Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

+ Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu, nơi kiểm tra thú y;

+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;

+ Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, khu vực cất giữ phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, khu nghỉ cho người làm việc để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo;

+ Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

– Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

c) Về công nghệ giết mổ, chế biến

– Đối với các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm qui mô nhỏ có thể sử dụng các thiết bị, công nghệ chế tạo trong nước theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp nhưng phải bảo đảm tính đồng bộ (bao gồm dây chuyền, thiết bị đóng gói, hút chân không…) và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đối với các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm quy định tại điểm a khoản 1 phần II Thông tư này sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Khuyến khích các cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ và tự động.

2. Điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp

a) Về quy mô chăn nuôi

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản với quy mô có mặt thường xuyên từ 1.000 con trở lên.

– Tại khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có quy mô không nhỏ hơn 30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản.

b) Về vệ sinh thú y và an toàn sinh học

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các quy định hiện hành, cụ thể như sau:

+ Phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp ở đồng bằng, trung du phải cách xa khu dân cư từ 300 mét trở lên và ở miền núi phải cách xa khu dân cư từ 01 km trở lên;

+ Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;

+ Có khu hành chính riêng biệt;

+ Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách thăm quan;

+ Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;

+ Môi trường khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

+ Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hoá chất sát trùng độc hại;

+ Có nơi cách ly, xử lý gia cầm ốm, chết và chất thải theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

+ Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm;

+ Có chương trình, quy trình phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật thú y;

+ Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm;

+ Có biện pháp diệt trừ các loài gặm nhấm, côn trùng gây hại và ngăn chặn, hạn chế chim trời.

– Khu vực chăn nuôi phải có đủ nguồn nước sạch;

– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô từ 1.000 con sinh sản hoặc 2.000 con thương phẩm trở lên phải đăng ký với cơ quan thú y để thẩm định điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y.

3. Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp

– Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp và khu giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm của địa phương mình. Các cơ sở này phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Tổ chức lại chăn nuôi thủy cầm theo hướng nuôi nhốt, khép kín; không chăn thả tự do; không được nuôi, nhốt trên kênh rạch có dòng nước chảy;

+ Khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải xây dựng xa khu dân cư tối thiểu 300 mét; xa công sở, trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 mét; chuyển khu chăn nuôi trong khu dân cư ra khu vực được quy hoạch.

– Đối với các huyện có đất đai rộng, xa khu dân cư; các tỉnh trung du và miền núi cần tập trung xây dựng khu chăn nuôi gia cầm quy mô lớn.

– Uỷ ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, xử lý môi trường đến hàng rào công trình) cho các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô lớn.

– Khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có thể bao gồm nhiều hộ và được phân lô, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định tại điểm b khoản 2 mục II Thông tư này. Khuyến khích áp dụng kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát chống nóng, tự động cấp thức ăn, nước uống hoặc kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên và thực hiện quy trình cùng vào cùng ra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp theo đúng các quy định nêu tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác;

b) Chỉ đạo xây dựng một số mô hình chăn nuôi gia cầm; phối hợp với Cục Thú y, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối chỉ đạo xây dựng một số mô hình giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp tại các vùng sinh thái khác nhau;

c) Tổ chức xây dựng quy trình và hướng dẫn thực hiện chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học.

2. Cục Thú y có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô lớn;

b) Chỉ đạo thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh nguy hiểm khác.

c) Chỉ đạo các cơ quan thú y thực hiện kiểm soát chặt chẽ điều kiện giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm;

3. Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối có trách nhiệm:

Hướng dẫn thực hiện các công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm. Hướng dẫn lựa chọn các thiết bị, công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định nêu tại Thông tư này.

b) Phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, vùng giết mổ, bảo quản chế biến gia súc gia cầm trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm phù hợp quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường;

c) Chỉ đạo Chi cục Thú y, các Trạm thú y:

– Kiểm soát vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý;

– Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn;

– Hướng dẫn áp dụng các chương trình phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi;

– Phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định nêu tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về chăn nuôi, thú y.

d) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan kịp thời báo cáo bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng

Thuộc tính văn bản
Thông tư 42/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 42/2006/TT-BNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 01/06/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Xây dựng
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỐ 42/2006/TT-BNN, NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 394/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI, MỞ RỘNG CƠ SỞ GIẾT MỔ, BẢO QUẢN CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM

VÀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẬP TRUNG, CÔNG NGHIỆP

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp được hỗ trợ đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện về quy mô, công suất cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp; điều kiện về quy mô, công suất cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp được áp dụng chính sách hỗ trợ nêu tại Điều 1, Điều 2 Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp đảm bảo các điều kiện nêu tại mục II của Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Điều kiện đối với cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm

a) Về quy mô, công suất giết mổ

– Cơ sở giết mổ gia cầm tại các tỉnh đồng bằng, nơi có thị trường lớn, có quy mô công suất từ 500 con/giờ trở lên; tại các tỉnh miền núi, nơi có thị trường nhỏ, có quy mô công suấttừ 250 con/giờ trở lên.

– Cơ sở giết mổ lợn có quy mô, công suất từ 200 con/ngày trở lên.

– Cơ sở giết mổ trâu, bò có quy mô, công suất từ 50 con/ngày trở lên.

b) Về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm

– Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thú yvà các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như sau:

+ Phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải lát gạch hoặc bằng bê tông;

+ Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

+ Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu, nơi kiểm tra thú y;

+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;

+ Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, khu vực cất giữ phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, khu nghỉ cho người làm việc để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo;

+ Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

– Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

c) Về công nghệ giết mổ, chế biến

– Đối với các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm qui mô nhỏ có thể sử dụng các thiết bị, công nghệ chế tạo trong nước theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp nhưng phải bảo đảm tính đồng bộ (bao gồm dây chuyền, thiết bị đóng gói, hút chân không…) và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đối với các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm quy định tại điểm a khoản 1 phần II Thông tư này sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Khuyến khích các cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ và tự động.

2. Điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp

a) Về quy mô chăn nuôi

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản với quy mô có mặt thường xuyên từ 1.000 con trở lên.

– Tại khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có quy mô không nhỏ hơn 30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản.

b) Về vệ sinh thú y và an toàn sinh học

– Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các quy định hiện hành, cụ thể như sau:

+ Phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp ở đồng bằng, trung du phải cách xa khu dân cư từ 300 mét trở lên và ở miền núi phải cách xa khu dân cư từ 01 km trở lên;

+ Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;

+ Có khu hành chính riêng biệt;

+ Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách thăm quan;

+ Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;

+ Môi trường khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

+ Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hoá chất sát trùng độc hại;

+ Có nơi cách ly, xử lý gia cầm ốm, chết và chất thải theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

+ Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm;

+ Có chương trình, quy trình phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật thú y;

+ Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm;

+ Có biện pháp diệt trừ các loài gặm nhấm, côn trùng gây hại và ngăn chặn, hạn chế chim trời.

– Khu vực chăn nuôi phải có đủ nguồn nước sạch;

– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô từ 1.000 con sinh sản hoặc 2.000 con thương phẩm trở lên phải đăng ký với cơ quan thú y để thẩm định điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y.

3. Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp

– Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp và khu giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm của địa phương mình. Các cơ sở này phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Tổ chức lại chăn nuôi thủy cầm theo hướng nuôi nhốt, khép kín; không chăn thả tự do; không được nuôi, nhốt trên kênh rạch có dòng nước chảy;

+ Khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải xây dựng xa khu dân cư tối thiểu 300 mét; xa công sở, trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 mét; chuyển khu chăn nuôi trong khu dân cư ra khu vực được quy hoạch.

– Đối với các huyện có đất đai rộng, xa khu dân cư; các tỉnh trung du và miền núi cần tập trung xây dựng khu chăn nuôi gia cầm quy mô lớn.

– Uỷ ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, xử lý môi trường đến hàng rào công trình) cho các cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô lớn.

– Khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có thể bao gồm nhiều hộ và được phân lô, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định tại điểm b khoản 2 mục II Thông tư này. Khuyến khích áp dụng kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát chống nóng, tự động cấp thức ăn, nước uống hoặc kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên và thực hiện quy trình cùng vào cùng ra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp theo đúng các quy định nêu tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác;

b) Chỉ đạo xây dựng một số mô hình chăn nuôi gia cầm; phối hợp với Cục Thú y, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối chỉ đạo xây dựng một số mô hình giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp tại các vùng sinh thái khác nhau;

c) Tổ chức xây dựng quy trình và hướng dẫn thực hiện chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học.

2. Cục Thú y có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô lớn;

b) Chỉ đạo thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh nguy hiểm khác.

c) Chỉ đạo các cơ quan thú y thực hiện kiểm soát chặt chẽ điều kiện giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm;

3. Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối có trách nhiệm:

Hướng dẫn thực hiện các công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm. Hướng dẫn lựa chọn các thiết bị, công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định nêu tại Thông tư này.

b) Phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, vùng giết mổ, bảo quản chế biến gia súc gia cầm trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm phù hợp quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường;

c) Chỉ đạo Chi cục Thú y, các Trạm thú y:

– Kiểm soát vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý;

– Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn;

– Hướng dẫn áp dụng các chương trình phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi;

– Phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định nêu tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về chăn nuôi, thú y.

d) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan kịp thời báo cáo bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 42/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp”