Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 68/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 68/2006/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2006

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá 11;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàmột số quy định khác của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.

2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân khác quy định tại Điều 2 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức phối hợp trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý và phối hợp giữa các cấp, các ngành để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TIỀN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC, LAO ĐỘNG, THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều 4. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là cơ sở để thực hiện và đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 5. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ bao gồm:

1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.

3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi nội bộ cơ quan, tổ chức, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (doanh nghiệp nhà nước).

Điều 6. Trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng trong cả nước.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành để xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi trách nhiệm được giao căn cứ định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.

Điều 7. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng quy định tại Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Khi các điều kiện kinh tế – xã hội có sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Khi có yêu cầu đổi mới do tiến bộ về khoa học – công nghệ;

c) Giá cả thị trường tăng, giảm trên 20% so với thời điểm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải dựa trên cơ sở:

a) Tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ngân sách, kinh tế – kỹ thuật và xã hội có liên quan;

c) Ý kiến tham gia của các tổ chức có liên quan, các đối tượng thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải sửa đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Mọi trường hợp thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ gây lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục 2. XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

Điều 9. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là cơ sở để tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn từ 3 đến 5 năm, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đồng bộ giữa các hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, phù hợp với quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Bao quát hết các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với phạm vi, lĩnh vực quản lý và quy định của Nghị định này;

c) Có biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đặt ra.

3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương là cơ sở để tổng hợp xây dựng Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Điều 10. Nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm các nội dung sau:

1. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể về tiết kiệm chống lãng phí;

2. Nội dung nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

3. Biện pháp bảo đảm thực hiện.

4. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thuộc pHạm vi quản lý xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổng hợp thành Chương trình chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 11 năm trước kỳ kế hoạch để tổng hợp trong chương trình tổng thể trình Chính phủ.

3. Bộ Tài chính tổng hợp Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương để xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước tại phiên họp tháng 12 hàng năm của Chính phủ.

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình và Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan, tổ chức phải bám sát trọng tâm, trọng điểm; kịp thời phát hiện để bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

3. Triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc kiểm tra, thanh tra các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, bảo đảm quyền giám sát của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Báo cáo thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Định kỳ hàng năm và năm cuối cùng thực hiện chương trình dài hạn, các cơ quan, tổ chức phải sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.

4. Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.

Mục 3. THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

Điều 14. Giao khoán kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp

1. Thực hiện giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp phương tiện thông tin, liên lạc; văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí. Khuyến khích việc giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp đối với những khoản kinh phí hoạt động thường xuyên khác.

2. Cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc và thực tế sử dụng các khoản kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này để giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.

3. Việc giao khoán kinh phí phải có phương án cụ thể, thống nhất trong cơ quan, tổ chức và phải được công khai theo quy định.

Điều 15. Quản lý sử dụng khoản hoa hồng từ mua sắm tài sản, hàng hoá hoặc khi thanh toán dịch vụ

1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mua sắm tài sản, hàng hoá, thanh toán dịch vụ nếu được người bán, người cung cấp dịch vụ trả hoa hồng đều phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức.

2. Khoản hoa hồng quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, sử dụng cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và phải hạch toán, công khai theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm: Nộp thiếu, chậm nộp hoặc giữ lạicác khoản hoa hồng;sử dụng sai mục đích và vi phạm quy định về công khai việc sử dụng các khoản hoa hồng nhận được.

Điều 16. Quản lý thời gian lao động

1. Căn cứ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, các tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước chủ động xây dựng, bố trí sử dụng thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức mình bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức phải chấp hành thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật và của cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng.

3. Cơ quan, tổ chức phải niêm yếtcông khai thời giờ làm việc, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế, nội quy, các quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời gian lao động, về kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.

4. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân phải công khai quy trình, thủ tục, thực hiện cải cách hành chính, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn để tiết kiệm thời gian cho đơn vị, tổ chức, công dân.

Điều 17. Chính sách khuyến khích tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng

1. Các dự án đầu tư tái chế, tái sử dụng tài nguyên và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai và ưu đãi về tín dụng khi vay vốn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng mà công nghệ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng theo quy định của Luật Khoa học công nghệ.

4. Cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và giải pháp hữu ích về tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng sáng kiến cải tiến theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân

1. Nhà nước khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng để dành vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng của đất nước và các hình thức đầu tư sinh lợi khác mà pháp luật không cấm.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và các địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện cuộc vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức quần chúng đưa việc thực hiện nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nội dung xem xét, đánh giá kết quả thi đua của các đơn vị trong hệ thống và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, thành viên của tổ chức.

Mục 4. KIỂM TRA, THANH TRA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 19. Mục đích kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra là công cụ, biện pháp phòng ngừa và bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cơ quan, tổ chức.

2. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 20. Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra

1. Kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra, thanh tra đột xuất, gắn với hoạt động kiểm tra, thanh tra trong từng lĩnh vực bảo đảm khách quan, trung thực.

4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Nội dung kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 22. Phương thức tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức và kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới. Hoạt động kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung của công tác kiểm tra theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lýcủa các cơ quan, tổ chức.

2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các tổ chức thanh tra chuyên ngành phải đưa việc thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc thanh tra.

Điều 23. Công khai kết quả kiểm tra, thanh tra

1. Kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung công khai kết quả kiểm tra, thanh tra bao gồm:

a) Tính chất, mức độ vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí;

b) Mức độ thiệt hại đối với Nhà nước, tổ chức, cá nhân (nếu có);

c) Biện pháp xử lý và kết quả xử lý.

3. Cơ quan kiểm tra, thanh tra căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều6 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả kiểm tra, thanh tra.

Mục 5. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 24. Nội dung giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, địa phương và của cơ quan, tổ chức.

3. Việc xử lý vi phạm và công khai kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 25. Trách nhiệm bảo đảm quyền giám sát

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm quyền giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng quy định về công khai trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát.

3. Trả lời cho tổ chức, cá nhân giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị giám sát của tổ chức, cá nhân.

Điều 26. Xử lý kết quả giám sát

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kết quả giám sát và phải thông báo bằng văn bản kết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân giám sát.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc kiến nghị của tổ chức, cá nhân giám sát, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát phải thông báo cho người giám sát và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý kết quả giám sát và biện pháp khắc phục. Quá thời hạn trên mà không nhận được trả lời thì tổ chức, cá nhân giám sát có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý.

Điều 27. Công khai kết quả xử lý vi phạm

1. Trong phạm vi thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan, tổ chức đã xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình giám sát của các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công khai kết quả xử lý vi phạm.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về Thực hành tiết kiệm chống lãng phí căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều6 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả xử lý vi phạm.

Mục 6. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Khen thưởng.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trực tiếp phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây lãng phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên được khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị; được tặng thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi được giao khoán, được giao tự chủ để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của các cơ chế đó.

3. Cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động hàng năm để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và được dành tối đa30% số tiền tiết kiệm được để thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 29. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây lãng phí phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương không triển khai thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 31. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫnvà tổ chứcthi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị định 68/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 68/2006/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/07/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 68/2006/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2006

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá 11;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàmột số quy định khác của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.

2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân khác quy định tại Điều 2 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức phối hợp trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý và phối hợp giữa các cấp, các ngành để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TIỀN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC, LAO ĐỘNG, THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều 4. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là cơ sở để thực hiện và đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 5. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ bao gồm:

1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.

3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi nội bộ cơ quan, tổ chức, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (doanh nghiệp nhà nước).

Điều 6. Trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng trong cả nước.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành để xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi trách nhiệm được giao căn cứ định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.

Điều 7. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng quy định tại Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Khi các điều kiện kinh tế – xã hội có sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Khi có yêu cầu đổi mới do tiến bộ về khoa học – công nghệ;

c) Giá cả thị trường tăng, giảm trên 20% so với thời điểm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải dựa trên cơ sở:

a) Tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ngân sách, kinh tế – kỹ thuật và xã hội có liên quan;

c) Ý kiến tham gia của các tổ chức có liên quan, các đối tượng thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải sửa đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Mọi trường hợp thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ gây lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục 2. XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

Điều 9. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là cơ sở để tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn từ 3 đến 5 năm, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đồng bộ giữa các hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, phù hợp với quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Bao quát hết các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với phạm vi, lĩnh vực quản lý và quy định của Nghị định này;

c) Có biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đặt ra.

3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương là cơ sở để tổng hợp xây dựng Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Điều 10. Nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm các nội dung sau:

1. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể về tiết kiệm chống lãng phí;

2. Nội dung nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

3. Biện pháp bảo đảm thực hiện.

4. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thuộc pHạm vi quản lý xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổng hợp thành Chương trình chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 11 năm trước kỳ kế hoạch để tổng hợp trong chương trình tổng thể trình Chính phủ.

3. Bộ Tài chính tổng hợp Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương để xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước tại phiên họp tháng 12 hàng năm của Chính phủ.

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình và Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan, tổ chức phải bám sát trọng tâm, trọng điểm; kịp thời phát hiện để bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

3. Triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc kiểm tra, thanh tra các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, bảo đảm quyền giám sát của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Báo cáo thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Định kỳ hàng năm và năm cuối cùng thực hiện chương trình dài hạn, các cơ quan, tổ chức phải sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.

4. Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.

Mục 3. THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ

Điều 14. Giao khoán kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp

1. Thực hiện giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp phương tiện thông tin, liên lạc; văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí. Khuyến khích việc giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp đối với những khoản kinh phí hoạt động thường xuyên khác.

2. Cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc và thực tế sử dụng các khoản kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này để giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.

3. Việc giao khoán kinh phí phải có phương án cụ thể, thống nhất trong cơ quan, tổ chức và phải được công khai theo quy định.

Điều 15. Quản lý sử dụng khoản hoa hồng từ mua sắm tài sản, hàng hoá hoặc khi thanh toán dịch vụ

1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mua sắm tài sản, hàng hoá, thanh toán dịch vụ nếu được người bán, người cung cấp dịch vụ trả hoa hồng đều phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức.

2. Khoản hoa hồng quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, sử dụng cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và phải hạch toán, công khai theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm: Nộp thiếu, chậm nộp hoặc giữ lạicác khoản hoa hồng;sử dụng sai mục đích và vi phạm quy định về công khai việc sử dụng các khoản hoa hồng nhận được.

Điều 16. Quản lý thời gian lao động

1. Căn cứ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, các tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước chủ động xây dựng, bố trí sử dụng thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức mình bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức phải chấp hành thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật và của cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng.

3. Cơ quan, tổ chức phải niêm yếtcông khai thời giờ làm việc, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế, nội quy, các quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời gian lao động, về kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.

4. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân phải công khai quy trình, thủ tục, thực hiện cải cách hành chính, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn để tiết kiệm thời gian cho đơn vị, tổ chức, công dân.

Điều 17. Chính sách khuyến khích tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng

1. Các dự án đầu tư tái chế, tái sử dụng tài nguyên và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai và ưu đãi về tín dụng khi vay vốn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng mà công nghệ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng theo quy định của Luật Khoa học công nghệ.

4. Cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và giải pháp hữu ích về tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng sáng kiến cải tiến theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân

1. Nhà nước khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng để dành vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng của đất nước và các hình thức đầu tư sinh lợi khác mà pháp luật không cấm.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và các địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện cuộc vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức quần chúng đưa việc thực hiện nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nội dung xem xét, đánh giá kết quả thi đua của các đơn vị trong hệ thống và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, thành viên của tổ chức.

Mục 4. KIỂM TRA, THANH TRA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 19. Mục đích kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra là công cụ, biện pháp phòng ngừa và bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cơ quan, tổ chức.

2. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 20. Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra

1. Kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra, thanh tra đột xuất, gắn với hoạt động kiểm tra, thanh tra trong từng lĩnh vực bảo đảm khách quan, trung thực.

4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Nội dung kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 22. Phương thức tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức và kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới. Hoạt động kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung của công tác kiểm tra theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lýcủa các cơ quan, tổ chức.

2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các tổ chức thanh tra chuyên ngành phải đưa việc thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc thanh tra.

Điều 23. Công khai kết quả kiểm tra, thanh tra

1. Kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung công khai kết quả kiểm tra, thanh tra bao gồm:

a) Tính chất, mức độ vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí;

b) Mức độ thiệt hại đối với Nhà nước, tổ chức, cá nhân (nếu có);

c) Biện pháp xử lý và kết quả xử lý.

3. Cơ quan kiểm tra, thanh tra căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều6 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả kiểm tra, thanh tra.

Mục 5. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 24. Nội dung giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, địa phương và của cơ quan, tổ chức.

3. Việc xử lý vi phạm và công khai kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 25. Trách nhiệm bảo đảm quyền giám sát

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm quyền giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng quy định về công khai trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát.

3. Trả lời cho tổ chức, cá nhân giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị giám sát của tổ chức, cá nhân.

Điều 26. Xử lý kết quả giám sát

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kết quả giám sát và phải thông báo bằng văn bản kết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân giám sát.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc kiến nghị của tổ chức, cá nhân giám sát, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát phải thông báo cho người giám sát và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý kết quả giám sát và biện pháp khắc phục. Quá thời hạn trên mà không nhận được trả lời thì tổ chức, cá nhân giám sát có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý.

Điều 27. Công khai kết quả xử lý vi phạm

1. Trong phạm vi thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan, tổ chức đã xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình giám sát của các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công khai kết quả xử lý vi phạm.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về Thực hành tiết kiệm chống lãng phí căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều6 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả xử lý vi phạm.

Mục 6. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Khen thưởng.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trực tiếp phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây lãng phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên được khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị; được tặng thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi được giao khoán, được giao tự chủ để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của các cơ chế đó.

3. Cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động hàng năm để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và được dành tối đa30% số tiền tiết kiệm được để thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 29. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây lãng phí phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương không triển khai thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 31. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫnvà tổ chứcthi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 68/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”