QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 171/2006/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 2006
VỀ VIỆC PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 29 tháng 8 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước;
Căn cứ văn bản số 507/UBTVQH11 ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010;
Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4649/BKH-TH ngày 23 tháng 6 năm 2006 về sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phát hành trái phiếu Chính phủ huy động vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để đầu tư một số công trình quan trọng của đất nước theo Danh mục công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
1. Tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2003 – 2010 là 110.000 tỷ đồng.
2. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án.
3. Toàn bộ nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và giải ngân theo tiến độ thực hiện của các dự án.
4. Ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, sau khi trừ những khoản chi trực tiếp bằng ngoại tệ, được bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước; tiền đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả để mua số ngoại tệ này được chuyển vào Kho bạc Nhà nước.
Điều 3. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đối với các dự án đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ như sau:
Phải bảo đảm ưu tiên bố trí vốn cho các dự án theo các Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2003, số 286/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2004, số 252/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 33/2004/QH11 khóa XI của Quốc hội.
Điều 4. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
1. Bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực.
2. Tập trung vốn đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án.
Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đến từng Bộ và địa phương về tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ theo ngành, lĩnh vực do Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; danh mục dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (không ghi mức vốn cụ thể từng dự án) như phụ lục kèm theo văn bản số 4649/BKH-TH;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của các dự án đã có trong danh mục để làm căn cứ cho việc huy động trái phiếu Chính phủ trong năm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Định kỳ 3 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ;
d) Chủ trì cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan giám sát việc phân bổ nguồn vốn của các Bộ, địa phương đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và nguyên tắc bố trí vốn; trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền trong quá trình thực hiện.
2. Bộ Tài chính:
a) Tổ chức thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch và tiến độ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ;
b) Thực hiện hạch toán, quyết toán nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ và việc sử dụng nguồn vốn này; tổ chức quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án theo đúng quy định;
c) Định kỳ 3 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình huy động và việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư cho các công trình;
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống ngân hàng;
b) Tổ chức mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn.
4. Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Sau khi nhận được thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, triển khai việc phân bổ nguồn vốn trên cho từng công trình, dự án theo thứ tự và nguyên tắc nêu tại Điều 3, 4 Quyết định này.
– Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã có đủ các thủ tục đầu tư theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;
– Trường hợp không đủ nguồn để bố trí cho công trình, dự án thì phải giãn tiến độ sau năm 2010 hoặc sử dụng nguồn vốn khác để triển khai;
– Đăng ký phương án phân bổ vốn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi và cấp phát thanh toán;
– Đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư.
b) Hàng năm đề xuất nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ vào kỳ báo cáo kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp nhu cầu vốn của các công trình, dự án đã có trong danh mục làm căn cứ huy động trái phiếu Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
c) Hàng quý báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Các Bộ, địa phương sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phải tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện khẩn trương, dứt điểm, đảm bảo chất lượng, đúng chế độ quy định, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý quy hoạch, quản lý vốn đầu tư các dự án đường tuần tra biên giới, phê duyệt các dự án thành phần theo địa bàn từng tỉnh, thời gian thực hiện dự án thành phần không quá 2 năm.
Điều 6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp số lượng các xã chưa có đường giao thông ô tô đến trung tâm xã để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các công trình, dự án, nguồn vốn đầu tư từ phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
BIỂU TỔNG HỢP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
______
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT
|
Tên dự án
|
Vốn đầu tư
theo Quyết định 182
|
Dự kiến vốn
đầu tư
điều chỉnh
|
TMĐT
|
Sử dụng TPCP
|
TMĐT
|
Sử dụng TPCP
|
|
TỔNG MỨC VỐN TPCP
|
71.640
|
63.064
|
150.668
|
11.000
|
A.
|
Các dự án theo Nghị quyết số 33/2004/QH11
|
|
|
19.017
|
16.200
|
1
|
Đường tuần tra biên giới
|
|
|
5.241
|
5.200
|
2
|
Đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô
|
|
|
6.177
|
4.000
|
3
|
Các công trình thủy lợi miền núi
|
|
|
7.600
|
7.000
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
2.914
|
2.444
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
4.686
|
4.556
|
B
|
Các dự án cấp bách khác
|
|
|
20.883
|
11.507
|
1
|
Các dự án giao thông
|
|
|
16.735
|
9.092
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
12.988
|
6.342
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
3.747
|
2.750
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
|
|
3.877
|
2.330
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
3.460
|
2.160
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
417
|
170
|
3
|
Các dự án di dân tái định cư
|
|
|
271
|
85
|
C
|
Các dự án có trong Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg, 286/QĐ-TTg, số 252/QĐ-TTg
|
71.640
|
63.064
|
109.804
|
76.193
|
1
|
Các dự án giao thông
|
48.898
|
41.539
|
79.472
|
55.743
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
13.942
|
12.925
|
18.038
|
12.450
|
3
|
Các dự án di dân tái định cư
|
8.800
|
8.600
|
12.294
|
8.000
|
D
|
Các dự án bổ sung theo đề nghị của các địa phương gửi các cơ quan của Quốc hội
|
|
|
963
|
494
|
1
|
Các dự án giao thông
|
|
|
410
|
184
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
|
|
553
|
310
|
E
|
Dự phòng
|
|
|
|
5.606
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 171/2006/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 2006
VỀ VIỆC PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 29 tháng 8 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước;
Căn cứ văn bản số 507/UBTVQH11 ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010;
Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4649/BKH-TH ngày 23 tháng 6 năm 2006 về sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phát hành trái phiếu Chính phủ huy động vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để đầu tư một số công trình quan trọng của đất nước theo Danh mục công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
1. Tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2003 – 2010 là 110.000 tỷ đồng.
2. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án.
3. Toàn bộ nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và giải ngân theo tiến độ thực hiện của các dự án.
4. Ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, sau khi trừ những khoản chi trực tiếp bằng ngoại tệ, được bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước; tiền đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả để mua số ngoại tệ này được chuyển vào Kho bạc Nhà nước.
Điều 3. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đối với các dự án đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ như sau:
Phải bảo đảm ưu tiên bố trí vốn cho các dự án theo các Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2003, số 286/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2004, số 252/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 33/2004/QH11 khóa XI của Quốc hội.
Điều 4. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
1. Bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực.
2. Tập trung vốn đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án.
Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đến từng Bộ và địa phương về tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ theo ngành, lĩnh vực do Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; danh mục dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (không ghi mức vốn cụ thể từng dự án) như phụ lục kèm theo văn bản số 4649/BKH-TH;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của các dự án đã có trong danh mục để làm căn cứ cho việc huy động trái phiếu Chính phủ trong năm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Định kỳ 3 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ;
d) Chủ trì cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan giám sát việc phân bổ nguồn vốn của các Bộ, địa phương đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và nguyên tắc bố trí vốn; trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền trong quá trình thực hiện.
2. Bộ Tài chính:
a) Tổ chức thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch và tiến độ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ;
b) Thực hiện hạch toán, quyết toán nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ và việc sử dụng nguồn vốn này; tổ chức quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án theo đúng quy định;
c) Định kỳ 3 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình huy động và việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư cho các công trình;
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống ngân hàng;
b) Tổ chức mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn.
4. Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Sau khi nhận được thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, triển khai việc phân bổ nguồn vốn trên cho từng công trình, dự án theo thứ tự và nguyên tắc nêu tại Điều 3, 4 Quyết định này.
– Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã có đủ các thủ tục đầu tư theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;
– Trường hợp không đủ nguồn để bố trí cho công trình, dự án thì phải giãn tiến độ sau năm 2010 hoặc sử dụng nguồn vốn khác để triển khai;
– Đăng ký phương án phân bổ vốn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi và cấp phát thanh toán;
– Đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư.
b) Hàng năm đề xuất nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ vào kỳ báo cáo kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp nhu cầu vốn của các công trình, dự án đã có trong danh mục làm căn cứ huy động trái phiếu Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
c) Hàng quý báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Các Bộ, địa phương sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phải tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện khẩn trương, dứt điểm, đảm bảo chất lượng, đúng chế độ quy định, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý quy hoạch, quản lý vốn đầu tư các dự án đường tuần tra biên giới, phê duyệt các dự án thành phần theo địa bàn từng tỉnh, thời gian thực hiện dự án thành phần không quá 2 năm.
Điều 6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp số lượng các xã chưa có đường giao thông ô tô đến trung tâm xã để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các công trình, dự án, nguồn vốn đầu tư từ phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
BIỂU TỔNG HỢP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
______
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT
|
Tên dự án
|
Vốn đầu tư
theo Quyết định 182
|
Dự kiến vốn
đầu tư
điều chỉnh
|
TMĐT
|
Sử dụng TPCP
|
TMĐT
|
Sử dụng TPCP
|
|
TỔNG MỨC VỐN TPCP
|
71.640
|
63.064
|
150.668
|
11.000
|
A.
|
Các dự án theo Nghị quyết số 33/2004/QH11
|
|
|
19.017
|
16.200
|
1
|
Đường tuần tra biên giới
|
|
|
5.241
|
5.200
|
2
|
Đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô
|
|
|
6.177
|
4.000
|
3
|
Các công trình thủy lợi miền núi
|
|
|
7.600
|
7.000
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
2.914
|
2.444
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
4.686
|
4.556
|
B
|
Các dự án cấp bách khác
|
|
|
20.883
|
11.507
|
1
|
Các dự án giao thông
|
|
|
16.735
|
9.092
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
12.988
|
6.342
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
3.747
|
2.750
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
|
|
3.877
|
2.330
|
|
Các dự án do Trung ương quản lý
|
|
|
3.460
|
2.160
|
|
Các dự án do địa phương quản lý
|
|
|
417
|
170
|
3
|
Các dự án di dân tái định cư
|
|
|
271
|
85
|
C
|
Các dự án có trong Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg, 286/QĐ-TTg, số 252/QĐ-TTg
|
71.640
|
63.064
|
109.804
|
76.193
|
1
|
Các dự án giao thông
|
48.898
|
41.539
|
79.472
|
55.743
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
13.942
|
12.925
|
18.038
|
12.450
|
3
|
Các dự án di dân tái định cư
|
8.800
|
8.600
|
12.294
|
8.000
|
D
|
Các dự án bổ sung theo đề nghị của các địa phương gửi các cơ quan của Quốc hội
|
|
|
963
|
494
|
1
|
Các dự án giao thông
|
|
|
410
|
184
|
2
|
Các dự án thủy lợi
|
|
|
553
|
310
|
E
|
Dự phòng
|
|
|
|
5.606
|
Reviews
There are no reviews yet.