THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 13/2006/TT-BLĐTBXH NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU
VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM Xà HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2006/NĐ-CP
NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại Điều 1 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức; quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
2. Công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng vừa có thời gian hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
3. Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
5. Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.
II. ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM Xà HỘI
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 mục I Thông tư này hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 thì mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/10/2006
|
= |
Mức lương hưu, trợ cấp BHXHtháng 9/2006 |
x |
1,10; 1,08; 1,06; 1,04 |
a) 1,10 áp dụng để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng sau:
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 390 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985; có hệ số lương cũ dưới 3,06 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9 ngày 17 tháng 5 năm 1993, Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17 tháng 5 năm 1993, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993; có hệ số lương mới dưới 3,99 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30 tháng 9 năm 2004, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân; cấp hàm cơ yếu và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân; chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây được gọi là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu) có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 425 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ dưới 4,40 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới dưới 5,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
– Đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5 mục I Thông tư này.
b) 1,08 áp dụng để điều chỉnh lương hưu đối với các đối tượng sau:
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 390 đồng/tháng đến dưới 644 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 3,06 đến dưới 5,54 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69-QĐ/TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 3,99 đến dưới 6,92 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 425 đồng/tháng đến dưới 668 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 4,40 đến dưới 7,20 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 5,60 đến dưới 8,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
c) 1,06 áp dụng để điều chỉnh lương hưu đối với các đối tượng sau:
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 644 đồng/tháng đến dưới 718 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 5,54 đến dưới 6,26 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69-QĐ/TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 6,92 đến dưới 7,64 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 668 đồng/tháng đến dưới 718 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,20 đến dưới 7,70 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 8,60 đến dưới 9,20 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
d) 1,04 áp dụng để điều chỉnh lương hưu đối với các đối tượng sau:
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 6,26 trở lên theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69-QĐ/TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 7,64 trở lên theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,70 trở lên theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 9,20 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, có mức lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 235/HĐBT là 359 đồng/tháng, mức lương hưu tháng 9/2006 là 995.775 đồng.
Mức lương hưu của ông A từ tháng 10/2006 là:
995.775 đồng/tháng x 1,10 = 1.095.353 đồng/tháng
Ví dụ 2:Ông Trần Văn B là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức hưởng trợ cấp tháng 9/2006 là 394.327 đồng.
Mức trợ cấp của ông B từ tháng 10/2006 là:
394.327 đồng/thángx 1,10 = 433.760 đồng/tháng
Ví dụ 3: Ông Vũ Văn C, cấp bậc Thiếu tá, có hệ số lương trước khi nghỉ hưu theo Nghị định số 25/CP là 4,8, mức lương hưu tháng 9/2006 là 1.448.400 đồng.
Mức lương hưu của ông C từ tháng 10/2006 là:
1.448.400 đồng/thángx 1,08 = 1.564.272 đồng/tháng
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D, có hệ số lương trước khi nghỉ hưu theo Nghị định số 25/CP là 5,54, mức lương hưu tháng 9/2006 là 1.500.000 đồng.
Mức lương hưu của ông D từ tháng 10/2006 là:
1.500.000 đồng/tháng x 1,06 = 1.590.000 đồng/tháng
Ví dụ 5: Ông Phan Văn Đ, có hệ số lương trước khi nghỉ hưu theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP là 7,64, mức lương hưu tháng 9/2006 là 2.000.000 đồng.
Mức lương hưu của ông Đ từ tháng 10/2006 là:
2.000.000 đồng/tháng x 1,04 = 2.080.000 đồng/tháng
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP như sau:
Trong đó:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các tháng từ hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc được điều chỉnh theo hệ số lương mới và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên mới (nếu có) được tính bằng cách:
Lấy hệ số tiền lương các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69-QĐ/TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP nhân với số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ trong 60 tháng trước khi nghỉ việc nhân với tiền lương tối thiểu chung 450.000 đồng/tháng. Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì tính theo mức lương tối thiểu chung mới.
Việc điều chỉnh hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên của các tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc theo hệ số lương mới và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên mới để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội nêu trên được thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành về chế độ tiền lương.
Ví dụ 6: Bà Lê Thu E, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, Trưởng phòng cấp Bộ, hưởng ngạch lương chuyên viên, nghỉ hưu tháng 10/2006. Diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 60 tháng cuối trước khi nghỉ hưu như sau:
– Từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2004 (36 tháng) hưởng mức lươnghệ số 3,31, phụ cấp chức vụ Trưởng phòng hệ số 0,4 theo Nghị định số 25/CP.
– Từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2006 (24 tháng) hưởng mức lương hệ số 4,65, phụ cấp chức vụ Trưởng phòng hệ số 0,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Theo diễn biến tiền lương nói trên, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu của bà E như sau:
– Tính tổng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng theo hệ số lương cũ điều chỉnh theo hệ số lương mới từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2004 (36 tháng): mức lương hệ số 3,31 và phụ cấp chức vụ hệ số 0,4 theo Nghị định số 25/CP được điều chỉnh sang mức lương hệ số 4,32 và phụ cấp chức vụ hệ số 0,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
(4,32 + 0,6) x 450.000 đồng x 36 tháng = 79.704.000 đồng.
– Tính tổng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương mới từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2006 (24 tháng):
(4,65 + 0,6) x 450.000 đồng x 24 tháng = 56.7000.000 đồng
– Tổng số tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội 60 tháng cuối là:
79.704.000 đồng + 56.7000.000 đồng = 136.404.000 đồng
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà E là:
136.404.000 đồng : 60 tháng = 2.273.400 đồng/tháng
Căn cứ vào mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trên, mức lương hưu của bà E kể từ ngày 01/10/2006 là:
2.273.400đồng/tháng x 75% = 1.705.050 đồng/tháng
Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn H, nhập ngũ tháng 8/1965, Đại tá (nâng lương lần 2), chức vụ Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 01/2007, có diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 60 tháng cuối trước khi nghỉ hưu như sau:
– Từ tháng 01/2002 đến tháng 9/2002 (9 tháng) Đại tá mức lương hệ số 6,50; phụ cấp chức vụ 0,80 theo Nghị định 25/CP; phụ cấp thâm niên nghề 37%.
– Từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2004 (24 tháng) Đại tá nâng lương lần 1 mức lương hệ số 6,85; phụ cấp chức vụ 0,80 theo Nghị định 25/CP; phụ cấp thâm niên nghề 39%.
– Từ tháng 10/2004 đến tháng 5/2006 (20 tháng) Đại tá nâng lương lần 1 mức lương hệ số 8,40; phụ cấp chức vụ 1,0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; phụ cấp thâm niên nghề 40%.
– Từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2006 (7 tháng) Đại tá nâng lương lần 2 mức lương hệ số 8,60; phụ cấp chức vụ 1,0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; phụ cấp thâm niên nghề 41%.
Theo diễn biến tiền lương trên, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu của ông H như sau:
– Tính tổng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng theo hệ số lương cũ điều chỉnh theo hệ số lương mới:
+ Từ tháng 01/2002 đến tháng 9/2002 (9 tháng) Đại tá mức lương hệ số 6,50; phụ cấp chức vụ 0,80 theo Nghị định 25/CP được điều chỉnh sang mức lương hệ số 8,0; phụ cấp chức vụ 1,0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; phụ cấp thâm niên nghề 37%:
450.000 đồng x (8,0 + 1,0) x 1,37x 9 tháng = 49.936.500 đồng
+Từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2004 (24 tháng) Đại tá nâng lương lần 1 mức lương hệ số 6,85; phụ cấp chức vụ 0,80 theo Nghị định 25/CP được điều chỉnh sang mức lương hệ số 8,40; phụ cấp chức vụ 1,0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Từ tháng 10/2004 đến tháng 5/2006 (20 tháng) hưởng mức lương hệ số 8,40; phụ cấp chức vụ 1,0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; phụ cấp thâm niên nghề 40%:
450.000 đồng x (8,40 + 1,0) x 1,40 x 44 tháng= 260.568.000 đồng
Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng theo hệ số lương cũ điều chỉnh theo hệ số lương mới:
49.936.500 đồng + 260.568.000đồng = 310.504.500 đồng
– Tính tổng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng theo hệ số lương mới từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2006 (7 tháng); phụ cấp thâm niên nghề 41%:
450.000 đồng x (8,60 + 1,0) x 1, 41 x 7 tháng = 42.638.400 đồng.
– Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối trước khi nghỉ hưu của ông H là:
310.504.500 đồng + 42.638.400 đồng = 353.142.900 đồng.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là:
353.142.900 đồng : 60 tháng = 5.885.715 đồng/tháng
Căn cứ vào mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trên, mức lương hưu của ông H kể từ ngày 01/01/2007 là:
5.885.715 đồng/tháng x 75% = 4.414.286 đồng/tháng
3. Đối tượng quy định tại khoản 2 mục I Thông tư này, chỉ điều chỉnh phần lương hưu hưởng theo tiền lương thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 10 năm 2006:
Mức lươnghưu hưởngtừngày01/10/2006
|
= |
Phần lương hưu tháng 9/2006 tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định
|
x |
Mức điều chỉnh lương hưu |
+ |
Phần lương hưu tháng 9/2006 tính trên tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định |
Trong đó, mức điều chỉnh lương hưu tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định là:
+ 1,10 áp dụng để điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này.
+ 1,08 áp dụng để điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 mục II Thông tư này.
+ 1,06 áp dụng để điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục II Thông tư này.
+ 1,04 áp dụng để điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 mục II Thông tư này.
Ví dụ 9: Ông Lê Văn M có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước với hệ số lương là 3,31, sau đó chuyển sang làm việc ở công ty liên doanh. Ông M nghỉ hưu vào tháng 8/2000, có mức lương hưu đang hưởng tháng 9/2006 là 1.631.106 đồng/tháng, trong đó phần lương hưu tính theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định là 901.474 đồng/tháng, phần lương hưu tính không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định là 729.632 đồng/tháng.
Theo quy định trên, ông M có mức điều chỉnh là 1,08. Mức lương hưu của ông M kể từ tháng 10/2006 là:
901.474 đồng/tháng x 1,08 + 729.632 đồng/tháng = 1.703.224 đồng/tháng
b) Đối với người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi:
– Đối với người có thời điểm chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004, thì phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức 10% theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
Ví dụ 10: Ông Nguyễn Văn N, tháng 12/2006 nghỉ việc hưởng lương hưu, có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước 28 năm (336 tháng), mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối khu vực Nhà nước (tính theo mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng) là 1.480.000 đồng; tháng 2/2003 chuyển sang làm việc tại xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, hưởng mức lương 3.500.000 đồng/tháng; hệ số lương trước khi chuyển sang liên doanh là 4,06 (hệ số lương cũ); tỷ lệ lương hưu được hưởng là 75%. Thời gian làm việc tại xí nghiệp liên doanh là 46 tháng.
Ông N có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định trước tháng 10/2004 với hệ số lương là 4,06 nên mức điều chỉnh phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định tăng theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP là 10%, theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP là 8% và theo Nghị định số 93/2006/NĐ-CP là 8%.
Mức hưởng lương hưu của ông N từ tháng 12/2006 là:
= ( 976.335 đồng/tháng x 1,10 x 1,08 x 1,08 ) + 316.100 đồng/tháng
= 1.252.677 đồng/tháng + 316.100 đồng/tháng = 1.568.777 đồng/tháng
– Đối với người có thời điểm chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2005, thì phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức điều chỉnh tại tháng chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
– Đối với người có thời điểm chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2006, thì phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức điều chỉnh tại tháng chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương Nhà nước theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
– Đối với người chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì phần lương hưu tính trên tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.
4. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 5 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP, thì lương hưu được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện |
= |
Mức lương hưu vào
tháng đủ điều kiện nghỉ hưu chưa |
|
Mức lương hưu vào tháng đủ điều kiện nghỉ hưu chưa |
x |
Mức điều chỉnh lương hưu |
a) Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì lương hưu tại thời điểm nghỉ chờ được tính theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP và được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức 10% theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 20,7% trên mức lương hưu đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn P nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí từ tháng 8/2003, với hệ số lương trước khi nghỉ việc theo Nghị định số 25/CP là 3,81. Tháng 10/2006 ông P đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí với mức lương hưu chưa điều chỉnh là 750.000 đồng/tháng.
Theo quy định trên, mức lương hưu của ông P được điều chỉnh như sau:
+ Tăng 10% theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP:
750.000 đồng/tháng + (750.000 đồng/tháng x 10%) = 825.000 đồng/tháng
+ Tăng 8% theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP:
825.000 đồng/tháng + (825.000 đồng/tháng x 8%) = 891.000 đồng/tháng
+ Tăng 20,7% trên mức lương hưu đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP:
891.000 đồng/tháng + (891.000 đồng/tháng x 20,7%) = 1.075.437 đồng/tháng
+ Tăng 8% theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này:
1.075.437 đồng/tháng + (1.075.437 đồng/tháng x 8%) = 1.161.472 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông P được hưởng từ tháng 10/2006 là 1.161.472 đồng/tháng.
b) Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì lương hưu tại thời điểm nghỉ chờ được tính theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP và được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức điều chỉnh tại tháng nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 20,7% trên mức lương hưu đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
c) Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì lương hưu tại thời điểm nghỉ chờ được tính theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP và được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức điều chỉnh tại tháng nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% hoặc 8% hoặc 6% hoặc 4% tuỳ thuộc vào mức tiền lương trước khi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
d) Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.
e) Đối với người nghỉ chờ quy định tại các điểm a, b, c khoản này, có trên 30 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với nam, trên 25 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với nữ, thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng theo quy định tại các điểm a, b, c khoản này và được điều chỉnh theo mức tăng tiền lương tối thiểu chung theo từng thời kỳ.
5. Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 93/2006/NĐ-CP, thì trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau:
Cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ chờ đủ tuổi đời và đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi, thì mức trợ cấp hàng tháng được áp dụng đồng thời các mức điều chỉnh sau: mức 10% theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, mức 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 20,7% trên mức trợ cấp đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức 10% theo quy định tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này.
Ví dụ 12: Ông Trần Văn T nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP từ tháng 12/2002. Tháng 9/2006, ông T đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp chưa điều chỉnh là 290.000 đồng/tháng.
Theo quy định trên, mức trợ cấp hàng tháng của ông T được điều chỉnh như sau:
– Điều chỉnh 10% theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP:
290.000 đồng/tháng + (290.000 đồng/tháng x 10%) = 319.000 đồng/tháng
– Điều chỉnh 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP:
319.000 đồng/tháng + (319.000 đồng/tháng x 10%) = 350.900 đồng/tháng
– Điều chỉnh 20,7% trên mức trợ cấp đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP:
350.900 đồng/tháng + (350.900 đồng/tháng x 20,7%) = 423.536 đồng/tháng
Mức trợ cấp tháng 9/2006 của ông T là 423.530 đồng.
– Điều chỉnh 10% theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này:
423.536 đồng/tháng + (423.536 đồng/tháng x 10%) = 465.890 đồng/tháng
Mức trợ cấp hàng tháng của ông T được hưởng từ tháng 10/2006 là 465.890 đồng/tháng.
6. Đối với người nghỉ việc, tự đóng tiếp để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, lương hưu được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người nghỉ việc trước ngày 01 tháng 10 năm 2004, tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo hệ số lương cũ, thì lương hưu được điều chỉnh như quy định tại điểm a khoản 4 mục II Thông tư này.
b) Đối với người nghỉ việc từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi, tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo hệ số lương mới, thì lương hưu được điều chỉnh như quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 mục II Thông tư này tuỳ thuộc vào thời điểm nghỉ việc tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội.
7. Đối với người thuộc diện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi, thì lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như sau:
a) Người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định để hưởng lương hưu, thì mức điều chỉnh tăng lương hưu thực hiện như quy định tại khoản 4 mục II Thông tư này.
b) Người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội vừa theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định để hưởng lương hưu, thì mức điều chỉnh tăng lương hưu thực hiện như quy định tại điểm b khoản 3 mục II Thông tư này.
c) Người nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp một lần được tính theo mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 93/2006/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 93/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này, cụ thể:
– Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả kịp thời, đầy đủ và đúng quy định đối với người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
– Tuyên truyền, giải thích theo các quy định tại Nghị định số 93/2006/NĐ-CP và Thông tư này;
– Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hệ thống Bảo hiểm xã hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này;
– Lập báo cáo theo phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
4. Thủ trưởng các cơ quan, Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng công ty, công ty có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này.
5. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước chi trả do Bộ Tài chính bảo đảm.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; các quy định về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
PHỤ LỤC
BIỂU TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH
VÀ TỔNG QUỸ TĂNG THÊM ĐỐI VỚI NGƯỜI HƯỞNG
LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM Xà HỘI TRƯỚC
NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2006
(Kèm theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 9 năm 2006
của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Đối tượng |
Số người hưởng chế độ thời điểm tháng 9/2006 (người) |
Tổng kinh phí chi trả tháng 9/2006 (triệu đồng) |
Tổng kinh phí chi trả tháng 10/2006 (triệu đồng) |
Kinh phí tăng thêm tháng10/2006 (triệu đồng) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1. Hưu viên chức (tính theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định). Trong đó: – Nguồn NSNN đảm bảo. – Nguồn quỹ BHXH đảm bảo.
2. Hưu lực lượng vũ trang (tính theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định). Trong đó: – Nguồn NSNN đảm bảo. – Nguồn quỹ BHXH đảm bảo.
3. Người nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH vừa theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định vừa không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
4. Mất sức lao động.
5. Công nhân cao su.
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn. |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Người lập biểuThủ trưởng đơn vị
(Ký tên)(Ký tên, đóng dấu)
Reviews
There are no reviews yet.