CÔNG VĂN
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 1557/YT-DP/AIDS NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC
CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH MÙA HÈ
Kính gửi:Chủ tịch Ủy ban nhân dân 64 tỉnh/thành phố
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại một số quốc gia trong khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Tại Indonexia: từ 01/01 – 22/02/2005 ghi nhận 10.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 182 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 1,73%; tại Philippin ghi nhận dịch viêm màng não do não mô cầu với tỷ lệ chết/mắc là 30%. Dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 12 quốc gia và đã lây sang người ở Thái Lan, Campuchia. Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về nguy cơ biến chủng virut cúm, tạo thành chủng với độc lực mạnh lây từ người sang người gây đại dịch với khoảng 2-7 triệu người tử vong.
Tại nước ta, từ 01/0/1 đến 01/3/2005 ghi nhận 3.605 trường mắc sốt xuất huyết; 158 trường hợp mắc thương hàn; 21 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trong đó 13 trường hợp tử vong.
Trước tình hình trên, để chủ động phòng chống dịch một số bệnh truyền nhiễm thường gặp mùa hè, không để dịch lớn xảy ra, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm và trực tiếp chỉ đạo các cấp chính quyền, các Ban, Ngành, Đòan để phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các nội dung công tác sau:
1. Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng có kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp mắc, không để bùng phát thành dịch, chú ý các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông… Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.
2. Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư kết cấu ngân sách, dành kinh phí thích đáng cho công tác phòng chống dịch; căn cứ kế hoạch phòng chống dịch của Sở Y tế để cân đối, bổ sung kinh phí mua thuốc, hóa chất, vật tư phòng chống dịch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ tiền viện phí cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa…
3. Chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thông về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân, các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm lây sang người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể vận động toàn dân tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
4. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế, các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện đúng các quy định về thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quyết định số 981/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 28/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Y tế và các văn bản khác có liên quan.
5. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho địa phương khi có dịch xảy ra.
Bộ Y tế rất mong Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo./.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 1557/YT-DP/AIDS NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC
CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH MÙA HÈ
Kính gửi:Chủ tịch Ủy ban nhân dân 64 tỉnh/thành phố
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại một số quốc gia trong khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Tại Indonexia: từ 01/01 – 22/02/2005 ghi nhận 10.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 182 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 1,73%; tại Philippin ghi nhận dịch viêm màng não do não mô cầu với tỷ lệ chết/mắc là 30%. Dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 12 quốc gia và đã lây sang người ở Thái Lan, Campuchia. Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về nguy cơ biến chủng virut cúm, tạo thành chủng với độc lực mạnh lây từ người sang người gây đại dịch với khoảng 2-7 triệu người tử vong.
Tại nước ta, từ 01/0/1 đến 01/3/2005 ghi nhận 3.605 trường mắc sốt xuất huyết; 158 trường hợp mắc thương hàn; 21 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trong đó 13 trường hợp tử vong.
Trước tình hình trên, để chủ động phòng chống dịch một số bệnh truyền nhiễm thường gặp mùa hè, không để dịch lớn xảy ra, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm và trực tiếp chỉ đạo các cấp chính quyền, các Ban, Ngành, Đòan để phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các nội dung công tác sau:
1. Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng có kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp mắc, không để bùng phát thành dịch, chú ý các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông… Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.
2. Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư kết cấu ngân sách, dành kinh phí thích đáng cho công tác phòng chống dịch; căn cứ kế hoạch phòng chống dịch của Sở Y tế để cân đối, bổ sung kinh phí mua thuốc, hóa chất, vật tư phòng chống dịch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ tiền viện phí cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa…
3. Chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thông về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân, các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm lây sang người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể vận động toàn dân tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
4. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế, các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện đúng các quy định về thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quyết định số 981/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 28/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Y tế và các văn bản khác có liên quan.
5. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho địa phương khi có dịch xảy ra.
Bộ Y tế rất mong Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo./.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.