Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 107/STP-XDKT&TDTHPL 2021 xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ TƯ PHÁP
——-

Số: 107/STP-XDKT&TDTHPL
V/v xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hải Dương, ngày 29 tháng 01 năm 2021

Kính gửi:

– Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
– Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào tình hình thực tế, để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như sau:

I. NHÓM CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CÓ THỂ XẢY RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

1. Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải.

2. Hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19:

a) Hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật”.

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải.

b) Hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bở thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”.

Quy định: tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Thẩm quyền xử phạt: Giám đốc Công an tỉnh; Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông.

* Xử lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid- 19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

3. Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Quy định: tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Thanh tra viên Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường.

4. Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Y tế; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.

5. Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

6. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.

Quy định: tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

7. Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.

8. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

9. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán ba, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

10. Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh.

11. Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng:

Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).

Quy định: tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP).

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh thanh tra Sở Tài chính.

12. Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện:

Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”.

Quy định: tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Tài chính.

13. Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép:

Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành vi VPHC, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định: tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (phạt tiền và quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất – nếu có).

* Xử lý hình sự: Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự năm 2015.

14. Hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

a) Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đang thi hành công vụ.

b) Hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đang thi hành công vụ .

* Xử lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó cần lưu ý một số nội dung:

1. Lập Biên bản VPHC:

1.1. Về thẩm quyền lập biên bản VPHC:

a) Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017), bao gồm:

– Người có thẩm quyền xử phạt;

– Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh được giao.

* Lưu ý: Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản VPHC được quy định cụ thể tại các Nghị định xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

b) Việc xử phạt VPHC không lập biên bản (theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý VPHC): được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt VPHC tại chỗ.

Quyết định xử phạt VPHC tại chỗ được thực hiện theo mẫu biểu MQĐ01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP đối với Chủ tịch UBND các cấp (trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền xử phạt VPHC có quy định thì sử dụng mẫu biểu riêng).

1.2. Khi lập biên bản VPHC cần thực hiện theo các nội dung sau:

a) Về thủ tục, nội dung lập biên bản VPHC:

– Biên bản VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc gia đình của người vi phạm; nếu có người chứng kiến thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về VPHC của người vi phạm hoặc đại diện gia đình của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình (nếu có).

Trường hợp người vi phạm, đại diện gia đình người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến;

– Một hành vi VPHC chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản VPHC phải ghi rõ từng hành vi vi phạm;

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phái áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý VPHC hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới;

– Biên bản VPHC phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, hoặc đại diện gia đình thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định (tham gia việc lập biên bản) phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện gia đình người vi phạm, người chứng kiến từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản;

– Biên bản VPHC lập xong phải giao cho cá nhân, đại diện gia đình người vi phạm 01 bản; trường hợp VPHC không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên VPHC (chưa đủ 18 tuổi) thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người vi phạm;

b) Mẫu biểu: Sử dụng đúng mẫu biểu MBB01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP (trừ trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền lập biên bản VPHC có quy định mẫu biểu riêng).

2. Xác minh tình tiết phức tạp của vụ việc VPHC:

– Hoạt động này thể hiện trước hoặc sau khi lập Biên bản VPHC và có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt.

– Đối với những trường hợp có tình tiết phức tạp, trước khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh có hay không hành vi VPHC xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…

– Quá trình xác minh phải thể hiện bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác các tình tiết phức tạp của vụ việc vi phạm.

3. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (nếu có):thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý VPHC.

4. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt VPHC:

– Trong quá trình xem xét vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm đánh giá đúng mức độ, tính chất của vụ việc vi phạm; nếu trường hợp vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng thì phải chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền hoặc ngược lại.

– Trình tự, thủ tục, thời hạn xem xét, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt và cơ quan tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63 của Luật Xử lý VPHC.

* Lưu ý: Chấp hành đúng các quy định về thời hiệu xử lý VPHC, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng vi phạm, tránh bỏ lọt tội phạm. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt trong trường hợp này là 30 ngày hoặc tối đa 45 ngày.

5. Ra quyết định xử phạt VPHC:

a) Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC. Trường hợp phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 60 ngày (nhưng phải có văn bản gia hạn theo Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý VPHC).

b) Trường hợp ban hành 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi VPHC và trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì quyết định phải thể hiện rõ hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.

c) Xác định mức tiền phạt trong các trường hợp cụ thể:

– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng trung bình giữa mức tối đa của khung tiền phạt và mức tối thiểu của khung tiền phạt.

– Đối với hành vi VPHC có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 9 Luật Xử lý VPHC thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt đó; nếu có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 10 Luật Xử lý VPHC thì mức tiền phạt có thể tăng trên mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt đó.

– Đối với hành vi VPHC vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì xem xét theo nguyên tắc giảm trừ, cứ một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ, nếu không còn tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì xác định mức tiền phạt theo quy định tại điểm 1 của nội dung này; trường hợp còn tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì xác định mức tiền phạt theo quy định tại điểm 2 của nội dung này.

d) Thời hạn thi hành quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp thời gian nhiều hơn được ghi trong quyết định.

đ) Một số nội dung lưu ý khi ban hành quyết định xử phạt VPHC:

– Sử dụng đúng mẫu biểu MQĐ02 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP (trừ trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có quy định thì sử dụng mẫu biểu riêng).

– Trường hợp cấp phó ký quyết định thì phải ghi rõ văn bản ủy quyền.

– Ngày có hiệu lực của quyết định: Có thể từ ngày ký hoặc ghi ngày cụ thể trong quyết định.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả: Phải ghi đúng hình thức khắc phục theo quy định của Luật Xử lý VPHC và các văn bản liên quan.

– Trường hợp phạt tiền thì phải ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc phải nộp hoặc tên Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu để người vi phạm thực hiện.

– Việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC được thực hiện theo Khoản 8, 9, 10, 11 và 12, Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

6. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức VPHC: Được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý VPHC, Điều 8 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC và Điều 9 Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC:

– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định thì sẽ bị cưỡng chế.

– Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC được thực hiện theo Điều 85, 86, 87, 88 Luật Xử lý VPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.

8. Lưu trữ hồ sơ xử phạt VPHC: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật Xử lý VPHC và hướng dẫn của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đề nghị Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch các UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện công văn này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (qua Phòng xây dựng, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật – ĐT: 0912.687.984) để hướng dẫn và giải quyết theo quy định.

Kèm theo Công văn này 03 mẫu biểu áp dụng trong xử phạt VPHC đối với UBND các cấp./.

Nơi nhận:
– Cục Quản lý XLVPHC&TDTHPL, BTP;
– TT. Tỉnh ủy;
– TT. HĐND tỉnh;
– Đoàn ĐBQH tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– TT. BCĐ phòng chống dịch;
– Như trên;
– Sở Tư pháp;
– Lưu VT, XDKT&TDTHPL.

GIÁM ĐỐC

Ngô Quang Giáp

Thuộc tính văn bản
Công văn 107/STP-XDKT&TDTHPL của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương về việc xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19
Cơ quan ban hành: Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 107/STP-XDKT&TDTHPL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Ngô Quang Giáp
Ngày ban hành: 29/01/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Vi phạm hành chính , Tư pháp-Hộ tịch

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ TƯ PHÁP
——-

Số: 107/STP-XDKT&TDTHPL
V/v xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hải Dương, ngày 29 tháng 01 năm 2021

Kính gửi:

– Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
– Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào tình hình thực tế, để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như sau:

I. NHÓM CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CÓ THỂ XẢY RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

1. Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải.

2. Hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19:

a) Hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật”.

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải.

b) Hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bở thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”.

Quy định: tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Thẩm quyền xử phạt: Giám đốc Công an tỉnh; Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông.

* Xử lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid- 19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

3. Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Quy định: tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Thanh tra viên Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường.

4. Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Y tế; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.

5. Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

6. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.

Quy định: tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

7. Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết:

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định: tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.

8. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

9. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công an tỉnh.

* Xử lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán ba, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

10. Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh.

11. Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng:

Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).

Quy định: tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP).

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh thanh tra Sở Tài chính.

12. Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện:

Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”.

Quy định: tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Tài chính.

13. Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép:

Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành vi VPHC, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định: tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (phạt tiền và quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất – nếu có).

* Xử lý hình sự: Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự năm 2015.

14. Hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

a) Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đang thi hành công vụ.

b) Hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức).

Quy định: tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường đang thi hành công vụ .

* Xử lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó cần lưu ý một số nội dung:

1. Lập Biên bản VPHC:

1.1. Về thẩm quyền lập biên bản VPHC:

a) Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017), bao gồm:

– Người có thẩm quyền xử phạt;

– Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh được giao.

* Lưu ý: Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản VPHC được quy định cụ thể tại các Nghị định xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

b) Việc xử phạt VPHC không lập biên bản (theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý VPHC): được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt VPHC tại chỗ.

Quyết định xử phạt VPHC tại chỗ được thực hiện theo mẫu biểu MQĐ01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP đối với Chủ tịch UBND các cấp (trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền xử phạt VPHC có quy định thì sử dụng mẫu biểu riêng).

1.2. Khi lập biên bản VPHC cần thực hiện theo các nội dung sau:

a) Về thủ tục, nội dung lập biên bản VPHC:

– Biên bản VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc gia đình của người vi phạm; nếu có người chứng kiến thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về VPHC của người vi phạm hoặc đại diện gia đình của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình (nếu có).

Trường hợp người vi phạm, đại diện gia đình người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến;

– Một hành vi VPHC chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản VPHC phải ghi rõ từng hành vi vi phạm;

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phái áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý VPHC hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới;

– Biên bản VPHC phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, hoặc đại diện gia đình thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định (tham gia việc lập biên bản) phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện gia đình người vi phạm, người chứng kiến từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản;

– Biên bản VPHC lập xong phải giao cho cá nhân, đại diện gia đình người vi phạm 01 bản; trường hợp VPHC không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên VPHC (chưa đủ 18 tuổi) thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người vi phạm;

b) Mẫu biểu: Sử dụng đúng mẫu biểu MBB01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP (trừ trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền lập biên bản VPHC có quy định mẫu biểu riêng).

2. Xác minh tình tiết phức tạp của vụ việc VPHC:

– Hoạt động này thể hiện trước hoặc sau khi lập Biên bản VPHC và có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt.

– Đối với những trường hợp có tình tiết phức tạp, trước khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh có hay không hành vi VPHC xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…

– Quá trình xác minh phải thể hiện bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác các tình tiết phức tạp của vụ việc vi phạm.

3. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (nếu có):thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý VPHC.

4. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt VPHC:

– Trong quá trình xem xét vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm đánh giá đúng mức độ, tính chất của vụ việc vi phạm; nếu trường hợp vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng thì phải chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền hoặc ngược lại.

– Trình tự, thủ tục, thời hạn xem xét, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt và cơ quan tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63 của Luật Xử lý VPHC.

* Lưu ý: Chấp hành đúng các quy định về thời hiệu xử lý VPHC, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng vi phạm, tránh bỏ lọt tội phạm. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt trong trường hợp này là 30 ngày hoặc tối đa 45 ngày.

5. Ra quyết định xử phạt VPHC:

a) Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC. Trường hợp phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 60 ngày (nhưng phải có văn bản gia hạn theo Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý VPHC).

b) Trường hợp ban hành 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi VPHC và trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì quyết định phải thể hiện rõ hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.

c) Xác định mức tiền phạt trong các trường hợp cụ thể:

– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng trung bình giữa mức tối đa của khung tiền phạt và mức tối thiểu của khung tiền phạt.

– Đối với hành vi VPHC có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 9 Luật Xử lý VPHC thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt đó; nếu có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 10 Luật Xử lý VPHC thì mức tiền phạt có thể tăng trên mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt đó.

– Đối với hành vi VPHC vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì xem xét theo nguyên tắc giảm trừ, cứ một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ, nếu không còn tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì xác định mức tiền phạt theo quy định tại điểm 1 của nội dung này; trường hợp còn tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì xác định mức tiền phạt theo quy định tại điểm 2 của nội dung này.

d) Thời hạn thi hành quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp thời gian nhiều hơn được ghi trong quyết định.

đ) Một số nội dung lưu ý khi ban hành quyết định xử phạt VPHC:

– Sử dụng đúng mẫu biểu MQĐ02 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP (trừ trường hợp Thông tư của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có quy định thì sử dụng mẫu biểu riêng).

– Trường hợp cấp phó ký quyết định thì phải ghi rõ văn bản ủy quyền.

– Ngày có hiệu lực của quyết định: Có thể từ ngày ký hoặc ghi ngày cụ thể trong quyết định.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả: Phải ghi đúng hình thức khắc phục theo quy định của Luật Xử lý VPHC và các văn bản liên quan.

– Trường hợp phạt tiền thì phải ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc phải nộp hoặc tên Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu để người vi phạm thực hiện.

– Việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC được thực hiện theo Khoản 8, 9, 10, 11 và 12, Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

6. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức VPHC: Được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý VPHC, Điều 8 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC và Điều 9 Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC:

– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định thì sẽ bị cưỡng chế.

– Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC được thực hiện theo Điều 85, 86, 87, 88 Luật Xử lý VPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.

8. Lưu trữ hồ sơ xử phạt VPHC: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật Xử lý VPHC và hướng dẫn của Bộ, ngành thuộc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đề nghị Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch các UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện công văn này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (qua Phòng xây dựng, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật – ĐT: 0912.687.984) để hướng dẫn và giải quyết theo quy định.

Kèm theo Công văn này 03 mẫu biểu áp dụng trong xử phạt VPHC đối với UBND các cấp./.

Nơi nhận:
– Cục Quản lý XLVPHC&TDTHPL, BTP;
– TT. Tỉnh ủy;
– TT. HĐND tỉnh;
– Đoàn ĐBQH tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– TT. BCĐ phòng chống dịch;
– Như trên;
– Sở Tư pháp;
– Lưu VT, XDKT&TDTHPL.

GIÁM ĐỐC

Ngô Quang Giáp

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 107/STP-XDKT&TDTHPL 2021 xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”