BỘ Y TẾ ____ Số: 1347/QĐ-BYT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của Bộ Y tế.
Điều 2. Tổng cục Dân số chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Đ/c Bộ trưởng (để b/c); – Các đồng chí Thứ trưởng; – Văn phòng Chính phủ; – Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; – Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố; – Lưu: VT, TCDS(10b). |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
BỘ Y TẾ _____
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
_____________
I. SỰ CẦN THIẾT
Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc1. Điều chỉnh mức sinh trong bối cảnh mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng cần “tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp”2. Như vậy, KHHGĐ không chỉ để điều chỉnh mức sinh mà còn giúp người dân thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh, giảm phá thai, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong những năm qua, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14% thấp hơn giai đoạn 1999 – 2009 là 1,18%3, thấp hơn rất nhiều so với 3-4 thập kỷ trước đây là trên dưới 3%/năm. Tốc độ gia tăng dân số của nước ta ở mức rất thấp so với nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới4. Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 6,3 con/phụ nữ vào năm 1960 xuống 2,09 con năm 2006 và duy trì ở mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam đạt ở mức cao so với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới5.
Từ năm 2011, Việt Nam đã ở nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người khoảng 2.587 USD. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập của đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, khả năng tự chi trả cho các dịch vụ ngày càng tăng. Kiến thức, hiểu biết về KHHGĐ được người dân tiếp cận từ nhiều nguồn, trong đó có mạng xã hội, internet…
Tuy nhiên, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, mỗi năm quy mô dân số vẫn tăng tương ứng dân số một tỉnh.
Mặc dù, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nhưng mức sinh còn biến động khó lường, vẫn còn 33 tỉnh/thành phố có mức sinh cao, thậm chí rất cao; nhu cầu phương tiện tránh thai vẫn tiếp tục tăng do số phụ nữ 15 – 49 tuổi vẫn tiếp tục gia tăng; tình trạng phá thai, vô sinh cao và có xu hướng tăng; nhu cầu tránh thai chưa đáp ứng vẫn còn cao, nhất là nhóm vị thành niên, thanh niên, người di cư6 ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của hàng triệu gia đình.
Bên cạnh đó, thị trường phương tiện tránh thai chậm phát triển, chủ yếu là cung cấp viên uống tránh thai và bao cao su. Mặc dù, nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, nhưng mức độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu theo phân đoạn thị trường ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng.
Nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 19/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
Để triển khai thực hiện, Bộ trưởng Bộ Y tế ban bành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của Bộ Y tế để triển khai Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Kế hoạch hành động được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030 và chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025.
– Giai đoạn 2: từ năm 2026 đến 2030.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách; quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
a) Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Các hoạt động:
– Khảo sát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng;
– Xây dựng và ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng;
– Tổ chức hội thảo, hội nghị để phổ biến các văn bản pháp luật và các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.
– Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình
– Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn;
– Nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
– Nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; xây dựng và ban hành cơ chế xã hội hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.
c) Hướng dẫn ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương.
Các hoạt động:
– Xây dựng và ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình;
– Tổ chức hội thảo, hội nghị để tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
Đơn vị phối hợp: Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
d) Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Các hoạt động:
– Thử nghiệm lâm sàng các biện pháp tránh thai mới và các kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình tiên tiến;
– Phổ biến, thúc đẩy áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại đã được phép lưu hành tại Việt Nam.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và các đơn vị liên quan.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
a) Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Các hoạt động:
– Phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,… tăng cường phát sóng, đăng tải các tin, bài, phóng sự …. về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng.
– Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình, trên các báo và các cơ quan liên quan với sự tham gia của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình và tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
b) Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng; các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác.
Các hoạt động:
– Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác;
– Tăng cường truyền thông về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên các trang tin có nhiều người truy cập cụ thể với từng nhóm đối tượng đích;
– Chuyển tải các nội dung, tài liệu truyền thông về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình từ bản tin sang bản điện tử đưa lên mạng internet; cung cấp các ấn phẩm truyền thông phổ biến tại các địa phương;
– Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, vận động về phương tiện tránh thai, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình khác tại địa phương.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông, Thi đua – Khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan.
c) Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
Các hoạt động:
– Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính của từng lứa tuổi trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi;
– Xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
– Thí điểm và từng bước mở rộng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi;
– Sơ kết, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình và tài liệu đào tạo.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và các đơn vị có liên quan.
d) Hướng dẫn tăng cường tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng.
Các hoạt động:
– Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung tài liệu hướng dẫn tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng.
– Tập huấn tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
– Tập huấn tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
a) Hướng dẫn các địa phương củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng mức sinh cao.
Các hoạt động:
– Tập huấn hướng dẫn cho địa phương về củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là tuyến cơ sở;
– Tập huấn hướng dẫn cho địa phương về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở dịch vụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho tuyến y tế cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
b) Đào tạo, đào tạo liên tục cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
Các hoạt động:
– Xây dựng, hoàn thiện các chương trình và tài liệu đào tạo về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai;
– Đào tạo chuyên gia và giảng viên quốc gia, giảng viên tuyến tỉnh về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai.
– Đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
c) Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn.
Các hoạt động:
– Xây dựng, thí điểm triển khai và từng bước mở rộng các mô hình: Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất; Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua mạng (viễn thông, internet) và các mô hình khác có liên quan; Tiếp tục triển khai và mở rộng mô hình Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho vị thành niên, thanh niên;
– Hướng dẫn địa phương triển khai mô hình; đánh giá kết quả mô hình; xây dựng các quy định để triển khai mở rộng.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
d) Thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng.
Các hoạt động:
– Xây dựng, thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình Tổ chức triển khai các mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng;
– Hướng dẫn địa phương triển khai mô hình; đánh giá kết quả mô hình, xây dựng các quy định để triển khai mở rộng.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
đ) Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS);
Các hoạt động:
– Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
– Hoàn thiện hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
– Quản trị hệ thống (thuê máy chủ, cập nhật và nâng cấp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống quản lý LMIS);
– Tổ chức đào tạo và đạo tạo lại về quản trị hệ thống LMIS cho cán bộ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện LMIS.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Cục Công nghệ thông tin; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
e) Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch hóa gia đình; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Các hoạt động:
– Xây dựng bộ công cụ giám sát chất lượng sau đào tạo đối với người cung cấp dịch vụ; các quy định về cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng;
– Hướng dẫn tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng đối với cơ sở và người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
– Kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng khó khăn có mức sinh cao.
Các hoạt động:
– Hướng dẫn địa phương tăng cường đầu tư nguồn lực đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình; đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa chương trình;
– Lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực, tăng cường hiệu lực hiệu quả đầu tư;
– Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS đến 2030 theo QĐ số 718/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Triển khai tiếp thị xã hội PTTT các biện pháp tránh thai lâm sàng thông qua các gói dịch vụ.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị có liên quan.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế; đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài.
Các hoạt động:
– Tham gia các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi (ODA, NGO, IDA) để thực hiện Chương trình;
– Hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài;
– Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên, thanh niên; các vấn đề liên quan đến phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; nghiên cứu phân đoạn thị trường về phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.
Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.
Đơn vị phối hợp: Cục khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan.
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
– Ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế phân bổ cho Tổng cục Dân số.
– Ngân sách viện trợ, tài trợ cho công tác dân số.
– Ngân sách khác.
2. Tổng ngân sách dự kiến giai đoạn 2021-2030: 316.500 triệu đồng
Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 là 203.580 triệu đồng, bao gồm:
+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 1: 6.160 triệu đồng
+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 2: 7.200 triệu đồng
+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 3: 119.520 triệu đồng
+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 4: 49.700 triệu đồng
+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 5: 21.000 triệu đồng
Giai đoạn 2026 – 2030 là 112.920 triệu đồng.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, sẽ bố trí mức tối đa như trên để thực hiện toàn diện các nhiệm vụ.
Đến năm 2025, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2025, cơ quan Chủ trì thực hiện Chương trình sẽ xây dựng kế hoạch và ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội hóa công tác y tế/dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Dân số
– Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm thực hiện Chương trình, báo cáo Bộ Y tế theo quy định.
– Chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình; phối hợp với các Vụ/đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.
– Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn huy động hợp pháp khác cho Chương trình.
– Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động của Chương trình báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.
– Chủ trì đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình 5 năm vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030.
2. Vụ Kế hoạch – Tài chính
– Chủ trì tổng hợp dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền; đề xuất phân bổ nguồn lực để thực hiện Chương trình; nghiên cứu đề xuất cơ chế xã hội hóa thuộc lĩnh vực dân số phát triển; kiểm tra giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; xã hội hóa và các nguồn huy động khác.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.
3. Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em
Phối hợp với Tổng cục Dân số trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Cục Quản lý khám, chữa bệnh
Phối hợp với Tổng cục Dân số để củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo
Phối hợp với Tổng cục Dân số về đào tạo và đào tạo lại cho chuyên gia, giảng viên quốc gia về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; nghiên cứu thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng
Phối hợp với Tổng cục Dân số về tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi trong lĩnh vực dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Vụ Hợp tác quốc tế
Phối hợp với Tổng cục Dân số tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực ODA, NGO, IDA về lĩnh vực dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
8. Các cơ quan khác trực thuộc Bộ Y tế
Theo phạm vi quản lý, các Vụ, Cục, Đơn vị thuộc Bộ Y tế chủ động phối hợp với Tổng cục Dân số nghiên cứu triển khai có hiệu quả kế hoạch này.
9. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:
– Xây dựng kế hoạch/Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh/thành phố theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.
– Bố trí nhân lực, phương tiện, kinh phí thực hiện Chương trình và các hoạt động theo điều kiện đặc thù của địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
– Lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các Chương trình mục tiêu khác trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định hiện hành.
Trong quá trình quản lý thực hiện, ngoài việc tuân thủ Quyết định này, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo các quy định hiện hành. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Bộ Y tế (Tổng cục Dân số) xử lý kịp thời./.
____________________
1 Pháp lệnh Dân số 2013
2 Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017
3 Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.2019.
4 Theo Cục dân số Hoa Kỳ thì tốc độ tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay thấp hơn khu vực Châu Á và trên Thế giới, xếp thứ 8/11 quốc gia Đông Nam Á (sau Singapor và Thái Lan).
5 Cục Dân số Hoa Kỳ, 2017.
6TCTK: Điều tra đánh giá các chỉ tiêu về phụ nữ và trẻ em MICS năm 2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH PHÂN THEO NGUỒN
|
NỘI DUNG |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú |
|
|
|
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
316,500 |
40,480 |
45,080 |
51,400 |
39,740 |
26,880 |
26,810 |
22,900 |
23,740 |
19,400 |
20,070 |
|
I |
Hoàn thiện cơ chế chính sách; quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật |
12,480 |
1,300 |
1,020 |
1,760 |
1,180 |
900 |
1,900 |
1,760 |
1,180 |
760 |
720 |
|
1 |
Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
4,800 |
600 |
420 |
480 |
280 |
480 |
1,020 |
480 |
280 |
480 |
280 |
|
1.1 |
Khảo sát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng |
1,200 |
600 |
|
|
|
|
600 |
|
|
|
|
Thực hiện 5 năm/lần Dự kiến khái toán: 2.000tr/khảo sát |
1.2 |
Xây dựng và ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tổ chức hội thảo phổ biến các văn bản sau khi được phê duyệt |
980 |
– |
280 |
– |
140 |
– |
280 |
– |
140 |
– |
140 |
Bình quân 2 năm ban hành 01 văn bản Riêng năm 2022 và 2026 ban hành 02 văn bản |
|
Xây dựng văn bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản |
980 |
|
280 |
|
140 |
|
280 |
|
140 |
|
140 |
Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
1.3 |
Tổ chức hội thảo phổ biến các văn bản pháp luật về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt. |
700 |
|
140 |
|
140 |
|
140 |
|
140 |
|
140 |
Mỗi năm tổ chức 02 hội thảo Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
1.4 |
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt |
1,920 |
|
|
480 |
|
480 |
|
480 |
|
480 |
|
Tổ chức 2 năm/lần, mỗi năm tổ chức 06 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp miền Bắc, 90tr/lớp miền Nam |
2 |
Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình |
3,520 |
280 |
600 |
140 |
600 |
280 |
600 |
140 |
600 |
140 |
140 |
|
2.1 |
Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn |
1,120 |
280 |
– |
140 |
– |
280 |
– |
140 |
– |
140 |
140 |
Bình quân 2 năm ban hành 01 văn bản Riêng năm 2021 và 2025 ban hành 02 văn bản |
|
Xây dựng văn bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản |
1,120 |
280 |
|
140 |
|
280 |
|
140 |
|
140 |
140 |
Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
2.2 |
Khảo sát, đánh giá thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
1,200 |
|
600 |
|
|
|
600 |
|
|
|
|
Thực hiện năm 2022 và 2026 Dự kiến khái toán: 2.000tr/nghiên cứu |
2.3 |
Khảo sát, đánh giá các yếu tố tác động đến xã hội hóa thuộc lĩnh vực dân số phát triển; xây dựng và ban hành cơ chế xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
1,200 |
|
|
|
600 |
|
|
|
600 |
|
|
Thực hiện năm 2024 và 2028 Dự kiến khái toán: 2.000tr/nghiên cứu |
3 |
Hướng dẫn ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương |
1,260 |
420 |
– |
140 |
– |
140 |
280 |
140 |
– |
140 |
– |
|
3.1 |
Xây dựng và ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình |
560 |
280 |
– |
– |
– |
– |
280 |
– |
– |
– |
– |
Thực hiện năm 2021 và 2026 |
|
Xây dựng văn bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản |
560 |
280 |
|
|
|
|
280 |
|
|
|
|
Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
3.2 |
Tổ chức hội thảo, hội nghị để tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
700 |
140 |
|
140 |
|
140 |
|
140 |
|
140 |
|
Tổ chức 02 năm/lần, mỗi năm tổ chức 02 hội thảo Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
4 |
Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
2,900 |
– |
– |
1,000 |
300 |
– |
– |
1,000 |
300 |
– |
300 |
|
|
Thử nghiệm lâm sàng các biện pháp tránh thai mới và các kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình tiên tiến |
2,000 |
|
|
1000 |
|
|
|
1000 |
|
|
|
Thực hiện năm 2023, 2027 Dự kiến khái toán: 1.000tr/biện pháp mới |
|
Phổ biến, thúc đẩy áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại đã được phép lưu hành tại Việt Nam |
900 |
|
|
|
300 |
|
|
|
300 |
|
300 |
Thực hiện năm 2024, 2028 và 2030 Mỗi năm tổ chức 02 hội thảo và các hoạt động truyền thông Dự kiến khái toán: 300tr/năm (bao gồm 140tr/hội thảo và 160tr cho chi phí hoạt động truyền thông) |
II |
Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi |
14,700 |
900 |
600 |
1900 |
1900 |
1900 |
1,050 |
600 |
1,900 |
1,900 |
2,050 |
|
1 |
Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
3,000 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
|
|
Phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường phát sóng, đăng tài các tin, bài, phóng sự …. về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số |
|
Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình và các cơ quan khác với sự tham gia của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
3,000 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 300tr/năm |
2 |
Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng; các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
|
|
Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số |
|
Tăng cường truyền thông về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên các trang tin có nhiều người truy cập cụ thể với từng nhóm đối tượng đích |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số |
|
Chuyển tải các nội dung, tài liệu truyền thông về kế hoạch hóa gia đình từ bản tin sang bản điện tử đưa lên mạng internet; cung cấp các ấn phẩm truyền thông phổ biến tại các địa phương |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số |
|
Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình khác tại địa phương |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số |
3 |
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi |
6,900 |
600 |
300 |
800 |
800 |
800 |
750 |
300 |
800 |
800 |
950 |
|
|
Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản của từng lứa tuổi trong nhà trường và từng nhóm đối tượng |
1,200 |
600 |
|
|
|
|
600 |
|
|
|
|
Thực hiện năm 2021 và 2026 Dự kiến khái toán: 2.000tr/cuộc |
|
Xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính phù hợp với từng cấp học |
600 |
|
300 |
|
|
|
|
300 |
|
|
|
Thực hiện năm 2022 và 2027 Dự kiến khái toán: 300tr/năm |
|
Thí điểm và từng bước mở rộng chương trình và tài liệu giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản |
4,800 |
|
|
800 |
800 |
800 |
|
|
800 |
800 |
800 |
Thực hiện năm 2023 – 2025 và 2028 – 2030: mỗi năm tổ chức 10 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
|
Sơ kết, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình và tài liệu đào tạo |
300 |
|
|
|
|
|
150 |
|
|
|
150 |
Thực hiện năm 2026 và 2030 Dự kiến khái toán: 150tr/năm |
4 |
Hướng dẫn tăng cường tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng |
4,800 |
– |
– |
800 |
800 |
800 |
– |
– |
800 |
800 |
800 |
|
|
Tập huấn tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
2,400 |
|
|
800 |
800 |
800 |
|
|
|
|
|
Thực hiện năm 2023-2025: mỗi năm tổ chức 10 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
|
Tập huấn tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng |
2,400 |
|
|
|
|
|
|
|
800 |
800 |
800 |
Thực hiện năm 2028-2030: mỗi năm tổ chức 10 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
III |
Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 197,400 |
18,600 |
28,360 |
32,800 |
26,160 |
13,600 |
19,960 |
14,800 |
17,360 |
11,600 |
14,160 |
|
|
1 |
Hướng dẫn các địa phương củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng mức sinh cao |
19,200 |
3,200 |
3,200 |
3,200 |
– |
– |
3,200 |
3,200 |
3,200 |
– |
– |
|
|
Tập huấn cho địa phương về củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là tuyến cơ sở |
9,600 |
1600 |
1600 |
1600 |
|
|
1600 |
1600 |
1600 |
|
|
Thực hiện năm 2021-2023 và 2026- 2028: mỗi năm tổ chức 20 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
|
Tập huấn cho địa phương về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở dịch vụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho tuyến y tế cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
9,600 |
1600 |
1600 |
1600 |
|
|
1600 |
1600 |
1600 |
|
|
Thực hiện năm 2021-2023 và 2026- 2028: mỗi năm tổ chức 20 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
2 |
Đào tạo, đào tạo liên tục cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng |
14,000 |
600 |
2,560 |
– |
2,560 |
– |
3,160 |
– |
2,560 |
– |
2,560 |
|
|
Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo về kế hoạch hóa gia đình |
1,200 |
600 |
|
|
|
|
600 |
|
|
|
|
Thực hiện năm 2021 và 2026 Dự kiến khái toán: 600tr/năm |
|
Đào tạo chuyên gia và giảng viên quốc gia về kế hoạch hóa gia đình |
12,800 |
|
2560 |
|
2560 |
|
2560 |
|
2560 |
|
2560 |
Thực hiện 2 năm/lần: mỗi năm tổ chức 32 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
3 |
Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn |
55,000 |
3,000 |
8,000 |
10,000 |
7,000 |
2,000 |
5,000 |
5,000 |
5,000 |
5,000 |
5,000 |
|
|
Thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình: |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho vị thành niên, thanh niên |
9,000 |
3,000 |
3,000 |
3,000 |
|
|
|
|
|
|
|
Thực hiện năm 2021-2023 Dự kiến khái toán: 3.000tr/năm |
|
Mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất |
15,000 |
|
5,000 |
5,000 |
5,000 |
|
|
|
|
|
|
Thực hiện năm 2022-2024 Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm |
|
Mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua mạng (viễn thông, intenet) |
6,000 |
|
|
2,000 |
2,000 |
2,000 |
|
|
|
|
|
Thực hiện năm 2023-2025 Dự kiến khái toán: 2.000tr/năm |
|
Các mô hình khác |
25,000 |
|
|
|
|
|
5,000 |
5,000 |
5,000 |
5,000 |
5,000 |
Thực hiện năm 2026-2030 Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm |
4 |
Tổ chức triển khai mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; can thiệp giảm phá thai |
39,000 |
3,000 |
8,000 |
13,000 |
10,000 |
5,000 |
– |
– |
– |
– |
– |
|
4.1 |
Mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ |
9,000 |
3,000 |
3,000 |
3,000 |
|
|
|
|
|
|
|
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 3.000tr/năm |
4.2 |
Mô hình can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng |
15,000 |
|
5,000 |
5,000 |
5,000 |
|
|
|
|
|
|
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm |
4.3 |
Mô hình can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng |
15,000 |
|
|
5,000 |
5,000 |
5,000 |
|
|
|
|
|
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm |
5 |
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS) |
26,000 |
4,200 |
2,200 |
2,200 |
2,200 |
2,200 |
4,200 |
2,200 |
2,200 |
2,200 |
2,200 |
|
|
Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
4,000 |
2,000 |
|
|
|
|
2,000 |
|
|
|
|
Thực hiện năm 2021 và 2026 Dự kiến khái toán: 2.000tr/cuộc |
|
Quản trị hệ thống (thuê máy chủ, cập nhật và nâng cấp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống quản lý LMIS) |
6,000 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
600 |
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 600tr/năm (thuê máy chủ 100tr/năm, nâng cấp và cập nhật hệ thống 200tr/năm, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật 300tr/năm) |
|
Tổ chức đào tạo và đạo tạo lại về quản trị hệ thống LMIS cho cán bộ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện LMIS |
16,000 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
1600 |
Thực hiện hàng năm: mỗi năm tổ chức 20 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam |
6 |
Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch hóa gia đình; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
44,200 |
4,600 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
4,400 |
|
|
Xây dựng bộ công cụ giám sát chất lượng sau đào tạo đối với người cung cấp dịch vụ; các quy định về cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng |
200 |
200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thực hiện năm 2021 Định mức: 200tr |
|
Tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng tại địa phương (đối với cơ sở và người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình) |
20,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
2,000 |
Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 2.000tr/năm |
|
Kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản |
24,000 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
2,400 |
Thực hiện hàng năm Định mức: 20tr/lô, mỗi loại phương tiện tránh thai kiểm định 20 lô |
IV |
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình 51,920 |
14,680 |
12,100 |
9,940 |
7,500 |
5,480 |
900 |
740 |
300 |
140 |
140 |
|
|
1 |
Tổ chức thực hiện đề án xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS đến 2030 theo QĐ số 718/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế |
40,000 |
12000 |
10000 |
8000 |
6000 |
4000 |
|
|
|
|
|
Thực hiện theo QĐ 718/QĐ-BYT |
2 |
Đẩy mạnh xã hội hóa thông qua tiếp thị xã hội dịch vụ đặt dụng cụ từ cung (trợ giá phương tiện tránh thai và không bao gồm phí dịch vụ năm 2021 là 40% và giảm dần mỗi năm 5% đến năm 2028) |
10,800 |
2400 |
2100 |
1800 |
1500 |
1200 |
900 |
600 |
300 |
|
|
Thực hiện hàng năm: TT 25/2013/TTLT-BTC-BYT: – DCTC: trợ giá 40% giá PTTT (25.000đ) năm 2021 và giảm dần mỗi năm 5% đến năm 2028, không bao gồm phí DV 222.000đ, mỗi năm ước 240.000 ca |
3 |
Hướng dẫn địa phương tăng cường đầu tư nguồn lực đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình; đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa chương trình |
1,120 |
280 |
– |
140 |
– |
280 |
– |
140 |
– |
140 |
140 |
|
|
Xây dựng văn bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản |
1,120 |
280 |
|
140 |
|
280 |
|
140 |
|
140 |
140 |
Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo |
4 |
Lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực, tăng cường hiệu lực hiệu quả đầu tư |
– |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lồng ghép với chương trình, dự án khác |
V |
Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 40,000 |
5,000 |
3,000 |
5,000 |
3,000 |
5,000 |
3,000 |
5,000 |
3,000 |
5,000 |
3,000 |
|
|
1 |
Tham gia các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi (ODA, NGO, IDA) để thực hiện Chương trình |
10,000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
1000 |
Thực hiện hàng năm về đoàn ra, đoàn vào Định mức: mỗi năm tổ chức 01 đoàn, 1.000tr/đoàn |
2 |
Vốn đối ứng các dự án viện trợ, hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài |
20,000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
2000 |
Thực hiện hàng năm, ước tính mỗi năm triển khai thực hiện 02 dự án, 1.000 triệu/dự án |
3 |
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên, thanh niên; các vấn đề liên quan đến phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; nghiên cứu phân đoạn thị trường về phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản |
10,000 |
2000 |
|
2000 |
|
2000 |
|
2000 |
|
2000 |
|
Thực hiện 2 năm/lần các đề tài nghiên cứu khoa học Định mức: 2.000tr/nghiên cứu |
Reviews
There are no reviews yet.