BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _________
Số: 164/QĐ-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Điều 2. Các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có trách nhiệm quán triệt nội dung Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – Văn phòng Chính phủ; – Bộ KH&ĐT; – Ban Cán sự Đảng-Bộ GTVT; – Các Thứ trưởng (để chỉ đạo); – UB ATGT Quốc gia; – Công đoàn GTVTVN; – Cổng TTĐT Bộ GTVT; – Lưu VT, KHĐT (TAMNTM).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-BGTVT ngày 20/01/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
I- MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG VÀ TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Triển khai Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT- XH) và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” với các mục tiêu và trọng tâm chỉ đạo điều hành như sau:
1. Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để phục vụ tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Quyết liệt hành động, có chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ.
2. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.
3. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Huy động, sử dụng các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hiệu quả, thực chất gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn, thu hút mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
5. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài. Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; làm chủ một số công nghệ mới, công nghệ có tính chiến lược. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là về giao thông, năng lượng, đô thị lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh, đồng bộ hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án liên kết vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; tăng cường, nâng cao hiệu quả liên kết vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
7. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển nhanh, bền vững; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
8. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đề ra.
Năm 2021 là năm đầu nhiệm kỳ của kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030, là năm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội khóa XV. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xác định năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đà cho sự thành công của Ngành trong giai đoạn mới.
Bám sát mục tiêu và phương châm hành động của Chính phủ, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó trong năm 2021, Bộ GTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế Hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao của ngành GTVT.
II- CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Vận tải: Vận chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng 5% đến 6% (khoảng 171,15 tỉ lượt khách.km), vận tải hàng hóa tăng đến 10% (khoảng 373 tỉ tấn.km), hàng thông qua cảng biển tăng 7 – 8% so với năm 2020.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển: Hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2020 với số vốn dự kiến giải ngân là 43.966 tỷ đồng.
3. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và khắc phục ùn tắc giao thông: Thực hiện năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự ATGT”, kéo giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2020; kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án
Tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện tổ chức, triển khai hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản có quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật mới ban hành, bảo đảm chất lượng và giảm thiểu số lượng văn bản ban hành.
Tập trung xây dựng, đảm bảo chất lượng và kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đề án, chiến lược, quy hoạch đã đăng ký trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với các nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch phát triển 5 chuyên ngành GTVT (theo Luật Quy hoạch 2018) đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Chủ trì: Vụ Pháp chế đối với công tác thể chế, chính sách pháp luật; Văn phòng Bộ đối với các đề án; Vụ KHĐT đối với 05 quy hoạch chuyên ngành quốc gia.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
2. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tiếp tục theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid -19 và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới gắn với yêu cầu phục hồi thị trường vận tải trong nước.
Tiếp tục tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phối hợp với các địa phương về công tác quản lý vận tải hành khách và tổ chức giao thông công cộng; đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chủ trì: Vụ Vận tải.
Phối hợp: Các Vụ: An toàn giao thông, Pháp chế, Thanh tra Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Tổng công ty, công ty thuộc Bộ, các Sở GTVT
3. Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)
a) Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo TTATGT theo Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Quốc hội, các nhiệm vụ của Bộ GTVT được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 của Ủy ban ATGTQG triển khai thực hiện Năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm ATGT”. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông tại các đề án đã được phê duyệt: Đề án “Đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt”, Đề án “Các giải pháp bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới”, Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông”.
Nâng cao điều kiện ATGT đối với KCHTGT; xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang đường sắt; thực hiện đồng bộ công tác thẩm định, thẩm tra ATGT. Phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết, bảo đảm TTATGT; triển khai có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT với hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người hiểu, đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tự giác chấp hành và tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác: đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, lái tàu, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; thanh tra, xử lý vi phạm TTATGT.
b) Công tác PCTT&TKCN
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 và Chỉ thị 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2019 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.
Thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định và công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Chủ động, kịp thời chỉ đạo triển khai ứng phó với bão, lũ và nhanh chóng bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
Chủ trì: Vụ An toàn giao thông
Phối hợp: UBATGTQG, Vụ Vận tải, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục QLXD & chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở GTVT.
4. Công tác quản lý đầu tư xây dựng; khai thác kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)
a) Công tác đầu tư xây dựng, phát triển KCHTGT
Tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; Tiếp tục huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đề án định hướng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không (Quý I/2021).
Tập trung nguồn lực cho các dự án giao thông trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Biên Hòa- Vũng Tàu, một số công trình trọng điểm, giao thông liên vùng ở phía Bắc, nhất là ở vùng Tây Bắc; tuyên truyền người tham gia giao thông sử dụng dịch vụ thu phí tự động; tập trung đầu tư giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành, cải tạo, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Tiếp tục phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Chủ trì tham mưu Chính phủ trong việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư các đoạn còn lại trên tuyến Bắc – Nam.
Chú trọng công tác giải ngân ngay từ các tháng đầu năm; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tổ chức thực hiện, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh công tác GPMB và triển khai thi công các dự án đầu tư.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.
Chủ trì: Vụ Kế hoạch – Đầu tư đối với các công tác liên quan đến thể chế, xây dựng, kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư; Cục QLXD và chất lượng CTGT đối với công tác đôn đốc, kiểm soát tiến độ, chất lượng, phối hợp với địa phương.
Phối hợp: Các Vụ: Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Đối tác công – tư, Kết cấu hạ tầng giao thông, Môi trường, Vận tải, Tài chính, Khoa học – Công nghệ, Cục QLXD và chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Ban QLDA, các Sở GTVT
b) Công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về xã hội hóa công tác bảo trì KCHTGT. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ hành lang và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ, đường sắt; các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa…Tiếp tục xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ, trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên: nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng. Triển khai nhanh, đồng bộ và hiệu quả hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong lĩnh vực bảo trì; xây dựng, vận hành khai thác có hiệu quả các trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh (ITS). Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì KCHTGT theo quy định.
Tập trung ưu tiên sửa chữa bảo trì và xử lý điểm đen tai nạn giao thông trên các tuyến đường trọng yếu như QL.1, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ khác có lưu lượng xe cao; các tuyến đường đèo dốc nguy hiểm.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác KCHTGT. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo trì KCHTGT, các định mức kinh tế – kỹ thuật quản lý, bảo trì KCHTGT.
Chủ trì: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đối với các công tác liên quan tới quản lý, bảo trì KCHTGT; Vụ Đối tác công – tư đối với việc xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí đường bộ.
Phối hợp: Các Vụ: Kế hoạch – Đầu tư, An toàn giao thông, Văn phòng UBATGTQG, Đối tác công – tư, Môi trường, Vận tải, Tài chính, Khoa học – Công nghệ, Cục QLXD và chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
5. Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện báo cáo tình hình thực hiện kết luận số 65-KL/TW ngày 06-06-2013 của Bộ Chính trị về Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Thủ tướng chính phủ.
Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT, Tổng công ty Xây dựng đường thủy về SCIC, Tổng công ty Cửu Long về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo chủ trương được phê duyệt.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đầu tư, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT.
Chủ trì: Vụ Quản lý doanh nghiệp.
Phối hợp: Các Vụ: Tài chính, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch – Đầu tư, các Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.
6. Công tác hợp tác quốc tế
Xây dựng phương án từng bước khôi phục các chuyến bay thương mại đến khu vực có hệ số an toàn cao nhằm thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục củng cố, tăng cường kết nối GTVT với các nước láng giềng, có quan hệ truyền thống như Lào, Campuchia, Trung Quốc; tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng GTVT với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc và EU; Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JICA, EDCF, AusAID.
Tích cực và chủ động trong hợp tác GTVT ASEAN; tiến hành đàm phán với các nước ASEAN về Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 12 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ; thúc đẩy đàm phán các điều ước quốc tế giữa ASEAN và các nước đối tác như các Hiệp định hàng không ASEAN – EU, ASEAN – Niu Di-lân, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc. Thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) cũng như trong các khuôn khổ Mê Công.
Chủ trì: Vụ Hợp tác quốc tế.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
7. Công tác khoa học – công nghệ và môi trường
a) Công tác khoa học – công nghệ
Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực ngành GTVT tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý và quản trị doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch chỉnh sửa các tiêu chuẩn, quy chuẩn về GTVT đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tế sản xuất hài hòa với quy định quốc tế; đẩy mạnh tự động hóa trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông, nâng cao năng suất, chất lượng và minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, các công nghệ mới, vật liệu mới trong công tác xây dựng, bảo trì, khai thác, vận hành các công trình giao thông.
Chủ trì: Vụ Khoa học – Công nghệ.
Phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin và các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
c) Công tác môi trường
Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch hành động của Bộ về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch hành động của Bộ về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 – 2026.
Triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; tiếp tục triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Chủ trì: Vụ Môi trường.
Phối hợp: các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
8. Công tác tổ chức, cán bộ và cải cách hành chính
Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ công chức, viên chức theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch công, xây dựng Chính phủ điện tử. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT. Tích cực triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ”.
Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ đối với công tác tổ chức, cán bộ; Văn phòng Bộ, Trung tâm công nghệ thông tin đối với công tác cải cách hành chính.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo với tinh thần giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng đơn thư, vụ việc theo đúng quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quy định của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai sót, đồng thời có chỉ đạo hướng dẫn để các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực.
Chủ trì: Thanh tra Bộ, Vụ Tài chính
Phối hợp: các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
IV-TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được giao trong Chương trình hành động này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để kịp thời đề xuất giải pháp báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải; định kỳ hàng quý báo cáo Bộ (Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch – Đầu tư) kịch bản phát triển các lĩnh vực vận tải lồng ghép trong báo cáo chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị vào 6 tháng, cuối năm có báo cáo tổng hợp.
2. Các Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tăng cường phối hợp triển khai thực hiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động; nêu cao ý thức trách nhiệm, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện, thường xuyên rà soát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động đã đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ các giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh./.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _________
Số: 164/QĐ-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Điều 2. Các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có trách nhiệm quán triệt nội dung Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – Văn phòng Chính phủ; – Bộ KH&ĐT; – Ban Cán sự Đảng-Bộ GTVT; – Các Thứ trưởng (để chỉ đạo); – UB ATGT Quốc gia; – Công đoàn GTVTVN; – Cổng TTĐT Bộ GTVT; – Lưu VT, KHĐT (TAMNTM).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-BGTVT ngày 20/01/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
I- MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG VÀ TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Triển khai Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT- XH) và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” với các mục tiêu và trọng tâm chỉ đạo điều hành như sau:
1. Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để phục vụ tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Quyết liệt hành động, có chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ.
2. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.
3. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Huy động, sử dụng các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hiệu quả, thực chất gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn, thu hút mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
5. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài. Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; làm chủ một số công nghệ mới, công nghệ có tính chiến lược. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là về giao thông, năng lượng, đô thị lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh, đồng bộ hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án liên kết vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; tăng cường, nâng cao hiệu quả liên kết vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
7. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển nhanh, bền vững; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
8. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đề ra.
Năm 2021 là năm đầu nhiệm kỳ của kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030, là năm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội khóa XV. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xác định năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đà cho sự thành công của Ngành trong giai đoạn mới.
Bám sát mục tiêu và phương châm hành động của Chính phủ, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó trong năm 2021, Bộ GTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế Hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao của ngành GTVT.
II- CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Vận tải: Vận chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng 5% đến 6% (khoảng 171,15 tỉ lượt khách.km), vận tải hàng hóa tăng đến 10% (khoảng 373 tỉ tấn.km), hàng thông qua cảng biển tăng 7 – 8% so với năm 2020.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển: Hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2020 với số vốn dự kiến giải ngân là 43.966 tỷ đồng.
3. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và khắc phục ùn tắc giao thông: Thực hiện năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự ATGT”, kéo giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2020; kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án
Tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện tổ chức, triển khai hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản có quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật mới ban hành, bảo đảm chất lượng và giảm thiểu số lượng văn bản ban hành.
Tập trung xây dựng, đảm bảo chất lượng và kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đề án, chiến lược, quy hoạch đã đăng ký trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với các nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch phát triển 5 chuyên ngành GTVT (theo Luật Quy hoạch 2018) đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Chủ trì: Vụ Pháp chế đối với công tác thể chế, chính sách pháp luật; Văn phòng Bộ đối với các đề án; Vụ KHĐT đối với 05 quy hoạch chuyên ngành quốc gia.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
2. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tiếp tục theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid -19 và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới gắn với yêu cầu phục hồi thị trường vận tải trong nước.
Tiếp tục tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phối hợp với các địa phương về công tác quản lý vận tải hành khách và tổ chức giao thông công cộng; đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chủ trì: Vụ Vận tải.
Phối hợp: Các Vụ: An toàn giao thông, Pháp chế, Thanh tra Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Tổng công ty, công ty thuộc Bộ, các Sở GTVT
3. Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)
a) Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo TTATGT theo Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Quốc hội, các nhiệm vụ của Bộ GTVT được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 của Ủy ban ATGTQG triển khai thực hiện Năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm ATGT”. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông tại các đề án đã được phê duyệt: Đề án “Đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt”, Đề án “Các giải pháp bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới”, Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông”.
Nâng cao điều kiện ATGT đối với KCHTGT; xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang đường sắt; thực hiện đồng bộ công tác thẩm định, thẩm tra ATGT. Phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết, bảo đảm TTATGT; triển khai có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT với hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người hiểu, đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tự giác chấp hành và tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác: đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, lái tàu, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; thanh tra, xử lý vi phạm TTATGT.
b) Công tác PCTT&TKCN
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 và Chỉ thị 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2019 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.
Thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định và công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Chủ động, kịp thời chỉ đạo triển khai ứng phó với bão, lũ và nhanh chóng bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
Chủ trì: Vụ An toàn giao thông
Phối hợp: UBATGTQG, Vụ Vận tải, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục QLXD & chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở GTVT.
4. Công tác quản lý đầu tư xây dựng; khai thác kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)
a) Công tác đầu tư xây dựng, phát triển KCHTGT
Tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; Tiếp tục huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đề án định hướng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không (Quý I/2021).
Tập trung nguồn lực cho các dự án giao thông trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Biên Hòa- Vũng Tàu, một số công trình trọng điểm, giao thông liên vùng ở phía Bắc, nhất là ở vùng Tây Bắc; tuyên truyền người tham gia giao thông sử dụng dịch vụ thu phí tự động; tập trung đầu tư giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành, cải tạo, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Tiếp tục phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Chủ trì tham mưu Chính phủ trong việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư các đoạn còn lại trên tuyến Bắc – Nam.
Chú trọng công tác giải ngân ngay từ các tháng đầu năm; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tổ chức thực hiện, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh công tác GPMB và triển khai thi công các dự án đầu tư.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.
Chủ trì: Vụ Kế hoạch – Đầu tư đối với các công tác liên quan đến thể chế, xây dựng, kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư; Cục QLXD và chất lượng CTGT đối với công tác đôn đốc, kiểm soát tiến độ, chất lượng, phối hợp với địa phương.
Phối hợp: Các Vụ: Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Đối tác công – tư, Kết cấu hạ tầng giao thông, Môi trường, Vận tải, Tài chính, Khoa học – Công nghệ, Cục QLXD và chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Ban QLDA, các Sở GTVT
b) Công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về xã hội hóa công tác bảo trì KCHTGT. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ hành lang và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ, đường sắt; các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa…Tiếp tục xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ, trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên: nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng. Triển khai nhanh, đồng bộ và hiệu quả hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong lĩnh vực bảo trì; xây dựng, vận hành khai thác có hiệu quả các trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh (ITS). Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì KCHTGT theo quy định.
Tập trung ưu tiên sửa chữa bảo trì và xử lý điểm đen tai nạn giao thông trên các tuyến đường trọng yếu như QL.1, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ khác có lưu lượng xe cao; các tuyến đường đèo dốc nguy hiểm.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác KCHTGT. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo trì KCHTGT, các định mức kinh tế – kỹ thuật quản lý, bảo trì KCHTGT.
Chủ trì: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đối với các công tác liên quan tới quản lý, bảo trì KCHTGT; Vụ Đối tác công – tư đối với việc xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí đường bộ.
Phối hợp: Các Vụ: Kế hoạch – Đầu tư, An toàn giao thông, Văn phòng UBATGTQG, Đối tác công – tư, Môi trường, Vận tải, Tài chính, Khoa học – Công nghệ, Cục QLXD và chất lượng CTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
5. Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện báo cáo tình hình thực hiện kết luận số 65-KL/TW ngày 06-06-2013 của Bộ Chính trị về Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Thủ tướng chính phủ.
Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT, Tổng công ty Xây dựng đường thủy về SCIC, Tổng công ty Cửu Long về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo chủ trương được phê duyệt.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đầu tư, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT.
Chủ trì: Vụ Quản lý doanh nghiệp.
Phối hợp: Các Vụ: Tài chính, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch – Đầu tư, các Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.
6. Công tác hợp tác quốc tế
Xây dựng phương án từng bước khôi phục các chuyến bay thương mại đến khu vực có hệ số an toàn cao nhằm thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục củng cố, tăng cường kết nối GTVT với các nước láng giềng, có quan hệ truyền thống như Lào, Campuchia, Trung Quốc; tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng GTVT với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc và EU; Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JICA, EDCF, AusAID.
Tích cực và chủ động trong hợp tác GTVT ASEAN; tiến hành đàm phán với các nước ASEAN về Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 12 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ; thúc đẩy đàm phán các điều ước quốc tế giữa ASEAN và các nước đối tác như các Hiệp định hàng không ASEAN – EU, ASEAN – Niu Di-lân, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc. Thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) cũng như trong các khuôn khổ Mê Công.
Chủ trì: Vụ Hợp tác quốc tế.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
7. Công tác khoa học – công nghệ và môi trường
a) Công tác khoa học – công nghệ
Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực ngành GTVT tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý và quản trị doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch chỉnh sửa các tiêu chuẩn, quy chuẩn về GTVT đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tế sản xuất hài hòa với quy định quốc tế; đẩy mạnh tự động hóa trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông, nâng cao năng suất, chất lượng và minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, các công nghệ mới, vật liệu mới trong công tác xây dựng, bảo trì, khai thác, vận hành các công trình giao thông.
Chủ trì: Vụ Khoa học – Công nghệ.
Phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin và các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
c) Công tác môi trường
Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch hành động của Bộ về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch hành động của Bộ về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 – 2026.
Triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; tiếp tục triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Chủ trì: Vụ Môi trường.
Phối hợp: các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
8. Công tác tổ chức, cán bộ và cải cách hành chính
Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ công chức, viên chức theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch công, xây dựng Chính phủ điện tử. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT. Tích cực triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ”.
Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ đối với công tác tổ chức, cán bộ; Văn phòng Bộ, Trung tâm công nghệ thông tin đối với công tác cải cách hành chính.
Phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo với tinh thần giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng đơn thư, vụ việc theo đúng quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quy định của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai sót, đồng thời có chỉ đạo hướng dẫn để các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực.
Chủ trì: Thanh tra Bộ, Vụ Tài chính
Phối hợp: các Vụ, Cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
IV-TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được giao trong Chương trình hành động này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để kịp thời đề xuất giải pháp báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải; định kỳ hàng quý báo cáo Bộ (Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch – Đầu tư) kịch bản phát triển các lĩnh vực vận tải lồng ghép trong báo cáo chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị vào 6 tháng, cuối năm có báo cáo tổng hợp.
2. Các Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tăng cường phối hợp triển khai thực hiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động; nêu cao ý thức trách nhiệm, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện, thường xuyên rà soát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động đã đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ các giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh./.
Reviews
There are no reviews yet.