BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ——-
Số: 29/QĐ-TCHQ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN – DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM 2021
___________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH 13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo); – Lưu: VT, CCHĐH (5b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN – DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM 2021
(Ban hành kèm Quyết định số 29/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 01 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. Mục đích
Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19.
II. Yêu cầu
– Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19.
– Tổ chức các hoạt động đối thoại, tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
– Cập nhật thông tin về quy định chính sách pháp luật mới đến doanh nghiệp theo cách thức để thông tin có thể đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, đúng địa chỉ.
– Tăng cường công tác giám sát thực thi pháp luật hải quan để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong thực thi pháp luật giữa cơ quan hải quan, doanh nghiệp và các bên liên quan.
III. Nội dung và hoạt động triển khai
Hoạt động 1: Thông tin
1.1. Nội dung:
Cơ quan hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp, về: tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng; biến động của thị trường xuất nhập khẩu do tác động của dịch Covid-19; các cam kết quốc tế về thương mại và các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp của cơ quan hải quan thực hiện trong năm 2021.
1.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Cục CNTT & TKHQ chịu trách nhiệm thông tin trên cổng thông tin điện tử hải quan: số liệu thống kê hoạt động xuất nhập của Việt Nam theo kỳ, theo tháng, theo thị trường, theo ngành hàng xuất nhập khẩu; phân tích biến động thị trường theo Lịch phổ biến thông tin.”
+ Tạp chí Hải quan bổ sung chuyên mục về tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng trên báo hải quan điện tử, cập nhật thông tin theo tháng; có các bài viết về các biến động thị trường xuất nhập khẩu, các cam kết quốc tế về thương mại và các bài viết tuyên truyền, quảng bá các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp.
+ Văn phòng Tổng cục phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trên các chuyên mục về hải quan để cộng đồng doanh nghiệp biết và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn buôn lậu hoặc gian lận thương mại mới phát sinh trong cộng đồng doanh nghiệp.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Tổ chức thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, các thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa đi và đến địa bàn trên cổng thông tin điện tử hải quan, trên trang thông tin của chính quyền địa phương, tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, tại các hội nghị doanh nghiệp do đơn vị tổ chức.
+ Tổ chức cập nhật các thông tin trọng yếu về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, quy định mới,… ngay khi có hiệu lực trên trang thông tin điện tử, các địa điểm làm thủ tục và bằng nhiều hình thức khác nhau để giúp doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện ngay để tạo đà vượt khó.
+ Tổ chức giới thiệu các cam kết quốc tế về thương mại đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, các nội dung cần lưu ý đối với doanh nghiệp theo nhiều hình thức, phương tiện, chủ thể,… đa dạng khác nhau để cập nhật ngay cho doanh nghiệp.
2. Hoạt động 2: Hỗ trợ doanh nghiệp
2.1. Nội dung:
– Tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan trong và sau dịch covid-19.
– Xây dựng các phương án dự phòng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
– Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
2.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Báo Hải quan, Cục CNTT & TKHQ, Văn phòng Tổng cục tổ chức thông tin trên báo hải quan, cổng thông tin điện tử hải quan, phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan hải quan trong và sau dịch covid-19, các kênh trợ giúp doanh nghiệp của cơ quan hải quan các cấp.
+ Cục GSQL về hải quan chủ trì phối hợp với các Vụ/Cục nghiệp tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và xây dựng các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua tác động của dịch covid-19, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Báo Hải quan, Cục CNTT&TKHQ, Văn phòng Tổng cục, Ban CCHĐH để thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp.
+ Cục QLRR hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp thông tin và công cụ giúp doanh nghiệp tự đánh giá và nâng cao mức độ tuân thủ.
+ Tạp chí Hải quan chủ trì phối hợp với Ban CCHĐH, Cục CNTT&TKHQ và các Vụ/Cục nghiệp vụ lựa chọn một số thủ tục hải quan được doanh nghiệp thường xuyên thực hiện để chuyển sang dạng đồ họa các bước, quy trình thực hiện thủ tục trên một số ngôn ngữ chính để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Trường Hải quan Việt Nam phối hợp với các Cục Hải quan tỉnh/thành phố đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp ngay trên địa bàn.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Xây dựng phương án hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp nhận thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau để chủ động hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong và sau dịch covid-19 trên nguyên tắc kịp thời, thuận lợi và an toàn theo Kế hoạch chung của toàn ngành trong từng giai đoạn; nghiên cứu và đưa vào nội dung công tác trọng tâm của các đơn vị.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tác động của covid–19 của cơ quan hải quan.
+ Mở các kênh thông tin trực tiếp đến lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên trực tiếp làm xuất nhập khẩu qua hòm thư điện tử, tin nhắn, điện thoại để cập nhật thông tin các quy định, chính sách mới về lĩnh vực hải quan để doanh nghiệp biết và chủ động tìm hiểu.
+ Phối hợp với các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn dịch các quy định mới, các quy định doanh nghiệp thường xuyên thực hiện sang quốc ngữ của doanh nghiệp để doanh nghiệp dễ nắm bắt, thực hiện tùy điều kiện và tình hình thực tế từng đơn vị.
+ Phối hợp với đơn vị chức năng trên địa bàn tạo điều kiện doanh nghiệp thông quan/giải phóng hàng thuận lợi, đúng quy định pháp luật.
+ Tổng hợp và biên tập các vướng mắc của doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề, loại hình kinh doanh, định kỳ hàng quý thông tin đến các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp trên địa bàn, đến các doanh nghiệp theo từng chi cục quản lý.
+ Xây dựng phương án dự phòng, ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh; bố trí bảng tin ghi những điều doanh nghiệp cần lưu ý, tuân thủ khi đến thực hiện thủ tục hải quan. Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, in tờ rơi hướng dẫn người dân và doanh nghiệp phòng chống dịch khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan.
3. Hoạt động 3: Tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan
3.1. Nội dung:
– Tham vấn Hải quan – Doanh nghiệp: Các quy định chính sách pháp luật thuế và hải quan mới; Các chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; Các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp.
– Tham vấn Doanh nghiệp – Hải quan: Các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; Đóng góp ý kiến các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản, chính sách pháp luật.
3.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan về quy định, chính sách, thủ tục sửa đổi, bổ sung trong năm 2021; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đề án cải cách hiện đại hóa trọng điểm.
+ Ban CCHĐH phối hợp với các đơn vị trong ngành tổ chức các buổi tham vấn định kỳ với các hiệp hội doanh nghiệp về các kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; các giải pháp đổi mới, cải cách hiện đại hóa phương thức quản lý của cơ quan hải quan.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Tổ chức tham vấn hải quan – doanh nghiệp về: (i) quy định chính sách thuế và hải quan; (ii) chương trình cải cách hiện đại hóa của Tổng cục và của đơn vị; (iii) việc tổ chức thực thi pháp luật tại cơ sở; (iv) các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp.
+ Tổ chức tham vấn doanh nghiệp – hải quan về: các kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền về kế hoạch tham vấn và hoạt động tham vấn đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp hiểu, đồng hành và tham gia cùng cơ quan hải quan.
+ Tổ chức tham vấn ở cả cấp Cục và Chi cục; chủ động tổng hợp, phân tích các vướng mắc của doanh nghiệp, xây dựng các giải pháp tháo gỡ trên cơ sở đó tổ chức tham vấn doanh nghiệp để đạt được sự đồng thuận của các bên trong giải quyết các vấn đề phát sinh; chú trọng tham vấn theo chuyên đề, theo nhóm doanh nghiệp; tăng cường tham vấn tại doanh nghiệp, tại các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tham vấn trực tuyến; quan tâm mời chuyên gia, các bên liên quan cùng tham gia tham vấn đối với các vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều bên.
4. Hoạt động 4: Hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp
4.1. Nội dung:
– Tăng cường và mở rộng hợp tác với khối doanh nghiệp FDI, khối doanh nghiệp theo ngành nghề trọng điểm, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Chú trọng hợp tác với khối doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về hải quan, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; trao đổi thông tin, đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp.
– Đổi mới cách thức hợp tác, chú trọng xây dựng hợp tác dựa trên thế mạnh, năng lực, nhu cầu hợp tác của đối tác đưa quan hệ hợp tác hải quan – doanh nghiệp đi vào chiều sâu.
– Tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
4.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH: (i) trao đổi, kết nối và thúc đẩy hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp FDI, trong đó mở rộng hợp tác với Hiệp hội thương mại Đài Loan, EU, Mỹ và khối các nước ASEAN; (ii) trao đổi, kết nối và mở rộng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trọng điểm trong xây dựng năng lực nhận diện hàng hóa; (iii) trao đổi và hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên đề; (iv) triển khai nội dung hợp tác với các Hiệp hội đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để phát triển và mở rộng mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp.
+ Cục Giám sát quản lý về hải quan triển khai các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan, trong việc: (i) phổ biến, hướng dẫn thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật hải quan liên quan đến doanh nghiệp; (ii) đảm bảo các điều kiện giám sát hải quan theo quy định pháp luật; (iii) ứng dụng công nghệ, phương tiện kỹ thuật cũng như sử dụng hệ thống giám sát của doanh nghiệp trong kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Cục Quản lý rủi ro hợp tác doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan, trong việc: (i) trao đổi thông tin phục vụ đánh giá phân loại tuân thủ; (ii) Đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp; (iii) Giám sát, cảnh báo tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp.
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với Ban CCHĐH trong việc xây dựng chương trình hợp tác, tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp theo các chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao năng lực thực thi pháp luật của doanh nghiệp, về đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ công, về kết nối trao đổi thông tin giữa hải quan và doanh nghiệp, về triển khai các chương trình cải cách hiện đại hóa trọng điểm.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Xây dựng và triển khai chương trình hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong trao đổi thông tin, đánh giá tuân thủ, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; định kỳ hàng quý tổ chức họp với doanh nghiệp, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các bên, trao đổi các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
+ Tổ chức các chương trình hợp tác cụ thể theo chuyên đề với doanh nghiệp trong thực hiện các quy định, chính sách, thủ tục mới, trong triển khai các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa của Tổng cục, của Cục theo các nhóm doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp.
+ Tổ chức trao đổi, tìm hiểu nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, thế mạnh và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để cùng xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể với doanh nghiệp, qua đó lôi cuốn doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan, đáp ứng một cách thiết thực mong muốn hợp tác của doanh nghiệp.
+ Tại các hội nghị doanh nghiệp, biểu dương và mời doanh nghiệp đã hợp tác tốt với cơ quan hải quan trình bày về nội dung, cách làm, kết quả hợp tác hải quan – doanh nghiệp, qua đó nhân rộng mô hình hợp tác và khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan.
+ Phối hợp với các Hiệp hội, Chi hội doanh nghiệp, các đoàn thể trên địa bàn tổ chức các chương trình tìm hiểu pháp luật về thuế và hải quan.
+ Thực hiện các nội dung hợp tác giữa cơ quan hải quan và các Hiệp hội doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan triển khai, tập trung mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp FDI.
+ Tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp đối tác nòng cốt, cụ thể: rà soát các nội dung hợp tác với doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, chất lượng hợp tác từ đó xác định các nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực, phù hợp với năng lực, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để tổ chức triển khai; dừng hợp tác với các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong hợp tác với cơ quan hải quan.
+ Phối hợp với Ban CCHĐH tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức đại diện doanh nghiệp khi được yêu cầu.
5. Hoạt động 5: Giám sát thực thi pháp luật
5.1. Nội dung:
– Hiện đại hóa kênh giám sát thực thi pháp luật hải quan trên cơ sở ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin.
– Mở rộng các kênh giám sát, công cụ, tiện ích để người dân và doanh nghiệp có thêm lựa chọn tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan.
– Lựa chọn một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công.
5.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chủ trì phối hợp với Cục CNTT & TKHQ và các đơn vị trong ngành, dự án TFA:
(i) Nghiên cứu chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan dùng để: (i) tích hợp trên hệ thống thông quan tự động; (ii) đánh giá trực tiếp tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; (iii) ứng dụng trên phiên bản đánh giá di động.
(ii) Nghiên cứu hoàn thiện giải pháp tích hợp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính công trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
(iii) Nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng đánh giá chất lượng dịch vụ công tại các trụ sở hải quan.
(iv) Nghiên cứu phát triển ứng dụng đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công phiên bản di động.
(v) Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện nội dung phiếu đánh giá trực tuyến chi phí thủ tục hải quan.
(vi) Đề xuất một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá.
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với Ban CCHĐH trong chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; nghiên cứu, đề xuất, ứng dụng, phát triển và hoàn thiện các công cụ, tiện ích trong giám sát thực thi pháp luật hải quan; trong tổ chức, triển khai đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan.
– Tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố:
+ Phối hợp với Ban CCHĐH chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan. Triển khai đánh giá 01 số lĩnh vực dịch vụ công được lựa chọn trong lĩnh vực hải quan theo các giải pháp, công cụ, tiện ích đã hoàn thiện và thống nhất trong toàn ngành với lộ trình chung. Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp để mang lại hiệu quả thiết thực.
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục trong nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm giải pháp tích hợp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính công trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng đánh giá dịch vụ công tại trụ sở cơ quan hải quan; ứng dụng đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công phiên bản di động; đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan.
+ Nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng cung cấp các công cụ, tiện ích, các giải pháp hữu ích trong đánh giá chất lượng dịch vụ công và giám sát thực thi pháp luật hải quan; thực nghiệm, đánh giá, hoàn thiện và báo cáo Tổng cục nhân rộng trên địa bàn quản lý và trong ngành.
+ Xây dựng và cụ thể hóa các cam kết phục vụ khách theo nhóm doanh nghiệp, tổ chức thông tin, tuyên truyền khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện các cam kết về các hoạt động đẩy mạnh quan hệ đối tác.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Ban Cải cách hiện đại hóa: hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác và thực hiện kế hoạch trên cơ sở thực tiễn triển khai, nhu cầu trợ giúp của các đơn vị; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động phát triển quan hệ đối tác tại các đơn vị; tổ chức thực hiện các nội dung theo phân công tại kế hoạch này.
2. Các Vụ/Cục nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục: Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này; cụ thể hóa công việc trong kế hoạch công tác năm của đơn vị; phối hợp với Ban CCHĐH trong đề xuất ký kết thỏa thuận hợp tác và triển khai hoạt động hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp; sơ kết trước ngày 15/6/2021 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện trước ngày 15/12/2021.
3. Các Cục Hải quan tỉnh/thành phố: Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này; cụ thể hóa công việc trong kế hoạch công tác năm của đơn vị; phân công các đơn vị, phòng, ban, các chi cục thực hiện; trao đổi và đề xuất các nội dung cần Tổng cục hỗ trợ trong triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác và thực hiện kế hoạch; sơ kết trước ngày 15/6/2021 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện trước ngày 15/12/2021.
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ——-
Số: 29/QĐ-TCHQ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN – DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM 2021
___________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH 13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo); – Lưu: VT, CCHĐH (5b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN – DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM 2021
(Ban hành kèm Quyết định số 29/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 01 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. Mục đích
Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19.
II. Yêu cầu
– Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19.
– Tổ chức các hoạt động đối thoại, tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
– Cập nhật thông tin về quy định chính sách pháp luật mới đến doanh nghiệp theo cách thức để thông tin có thể đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, đúng địa chỉ.
– Tăng cường công tác giám sát thực thi pháp luật hải quan để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong thực thi pháp luật giữa cơ quan hải quan, doanh nghiệp và các bên liên quan.
III. Nội dung và hoạt động triển khai
Hoạt động 1: Thông tin
1.1. Nội dung:
Cơ quan hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp, về: tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng; biến động của thị trường xuất nhập khẩu do tác động của dịch Covid-19; các cam kết quốc tế về thương mại và các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp của cơ quan hải quan thực hiện trong năm 2021.
1.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Cục CNTT & TKHQ chịu trách nhiệm thông tin trên cổng thông tin điện tử hải quan: số liệu thống kê hoạt động xuất nhập của Việt Nam theo kỳ, theo tháng, theo thị trường, theo ngành hàng xuất nhập khẩu; phân tích biến động thị trường theo Lịch phổ biến thông tin.”
+ Tạp chí Hải quan bổ sung chuyên mục về tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng trên báo hải quan điện tử, cập nhật thông tin theo tháng; có các bài viết về các biến động thị trường xuất nhập khẩu, các cam kết quốc tế về thương mại và các bài viết tuyên truyền, quảng bá các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp.
+ Văn phòng Tổng cục phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trên các chuyên mục về hải quan để cộng đồng doanh nghiệp biết và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn buôn lậu hoặc gian lận thương mại mới phát sinh trong cộng đồng doanh nghiệp.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Tổ chức thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, các thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa đi và đến địa bàn trên cổng thông tin điện tử hải quan, trên trang thông tin của chính quyền địa phương, tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, tại các hội nghị doanh nghiệp do đơn vị tổ chức.
+ Tổ chức cập nhật các thông tin trọng yếu về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, quy định mới,… ngay khi có hiệu lực trên trang thông tin điện tử, các địa điểm làm thủ tục và bằng nhiều hình thức khác nhau để giúp doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện ngay để tạo đà vượt khó.
+ Tổ chức giới thiệu các cam kết quốc tế về thương mại đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, các nội dung cần lưu ý đối với doanh nghiệp theo nhiều hình thức, phương tiện, chủ thể,… đa dạng khác nhau để cập nhật ngay cho doanh nghiệp.
2. Hoạt động 2: Hỗ trợ doanh nghiệp
2.1. Nội dung:
– Tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan trong và sau dịch covid-19.
– Xây dựng các phương án dự phòng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
– Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
2.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Báo Hải quan, Cục CNTT & TKHQ, Văn phòng Tổng cục tổ chức thông tin trên báo hải quan, cổng thông tin điện tử hải quan, phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan hải quan trong và sau dịch covid-19, các kênh trợ giúp doanh nghiệp của cơ quan hải quan các cấp.
+ Cục GSQL về hải quan chủ trì phối hợp với các Vụ/Cục nghiệp tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và xây dựng các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua tác động của dịch covid-19, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Báo Hải quan, Cục CNTT&TKHQ, Văn phòng Tổng cục, Ban CCHĐH để thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp.
+ Cục QLRR hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp thông tin và công cụ giúp doanh nghiệp tự đánh giá và nâng cao mức độ tuân thủ.
+ Tạp chí Hải quan chủ trì phối hợp với Ban CCHĐH, Cục CNTT&TKHQ và các Vụ/Cục nghiệp vụ lựa chọn một số thủ tục hải quan được doanh nghiệp thường xuyên thực hiện để chuyển sang dạng đồ họa các bước, quy trình thực hiện thủ tục trên một số ngôn ngữ chính để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Trường Hải quan Việt Nam phối hợp với các Cục Hải quan tỉnh/thành phố đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp ngay trên địa bàn.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Xây dựng phương án hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp nhận thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau để chủ động hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong và sau dịch covid-19 trên nguyên tắc kịp thời, thuận lợi và an toàn theo Kế hoạch chung của toàn ngành trong từng giai đoạn; nghiên cứu và đưa vào nội dung công tác trọng tâm của các đơn vị.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tác động của covid–19 của cơ quan hải quan.
+ Mở các kênh thông tin trực tiếp đến lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên trực tiếp làm xuất nhập khẩu qua hòm thư điện tử, tin nhắn, điện thoại để cập nhật thông tin các quy định, chính sách mới về lĩnh vực hải quan để doanh nghiệp biết và chủ động tìm hiểu.
+ Phối hợp với các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn dịch các quy định mới, các quy định doanh nghiệp thường xuyên thực hiện sang quốc ngữ của doanh nghiệp để doanh nghiệp dễ nắm bắt, thực hiện tùy điều kiện và tình hình thực tế từng đơn vị.
+ Phối hợp với đơn vị chức năng trên địa bàn tạo điều kiện doanh nghiệp thông quan/giải phóng hàng thuận lợi, đúng quy định pháp luật.
+ Tổng hợp và biên tập các vướng mắc của doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề, loại hình kinh doanh, định kỳ hàng quý thông tin đến các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp trên địa bàn, đến các doanh nghiệp theo từng chi cục quản lý.
+ Xây dựng phương án dự phòng, ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh; bố trí bảng tin ghi những điều doanh nghiệp cần lưu ý, tuân thủ khi đến thực hiện thủ tục hải quan. Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, in tờ rơi hướng dẫn người dân và doanh nghiệp phòng chống dịch khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan.
3. Hoạt động 3: Tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan
3.1. Nội dung:
– Tham vấn Hải quan – Doanh nghiệp: Các quy định chính sách pháp luật thuế và hải quan mới; Các chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; Các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp.
– Tham vấn Doanh nghiệp – Hải quan: Các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; Đóng góp ý kiến các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản, chính sách pháp luật.
3.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan về quy định, chính sách, thủ tục sửa đổi, bổ sung trong năm 2021; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đề án cải cách hiện đại hóa trọng điểm.
+ Ban CCHĐH phối hợp với các đơn vị trong ngành tổ chức các buổi tham vấn định kỳ với các hiệp hội doanh nghiệp về các kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; các giải pháp đổi mới, cải cách hiện đại hóa phương thức quản lý của cơ quan hải quan.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Tổ chức tham vấn hải quan – doanh nghiệp về: (i) quy định chính sách thuế và hải quan; (ii) chương trình cải cách hiện đại hóa của Tổng cục và của đơn vị; (iii) việc tổ chức thực thi pháp luật tại cơ sở; (iv) các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp.
+ Tổ chức tham vấn doanh nghiệp – hải quan về: các kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền về kế hoạch tham vấn và hoạt động tham vấn đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp hiểu, đồng hành và tham gia cùng cơ quan hải quan.
+ Tổ chức tham vấn ở cả cấp Cục và Chi cục; chủ động tổng hợp, phân tích các vướng mắc của doanh nghiệp, xây dựng các giải pháp tháo gỡ trên cơ sở đó tổ chức tham vấn doanh nghiệp để đạt được sự đồng thuận của các bên trong giải quyết các vấn đề phát sinh; chú trọng tham vấn theo chuyên đề, theo nhóm doanh nghiệp; tăng cường tham vấn tại doanh nghiệp, tại các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tham vấn trực tuyến; quan tâm mời chuyên gia, các bên liên quan cùng tham gia tham vấn đối với các vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều bên.
4. Hoạt động 4: Hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp
4.1. Nội dung:
– Tăng cường và mở rộng hợp tác với khối doanh nghiệp FDI, khối doanh nghiệp theo ngành nghề trọng điểm, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Chú trọng hợp tác với khối doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về hải quan, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; trao đổi thông tin, đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp.
– Đổi mới cách thức hợp tác, chú trọng xây dựng hợp tác dựa trên thế mạnh, năng lực, nhu cầu hợp tác của đối tác đưa quan hệ hợp tác hải quan – doanh nghiệp đi vào chiều sâu.
– Tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
4.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH: (i) trao đổi, kết nối và thúc đẩy hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp FDI, trong đó mở rộng hợp tác với Hiệp hội thương mại Đài Loan, EU, Mỹ và khối các nước ASEAN; (ii) trao đổi, kết nối và mở rộng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trọng điểm trong xây dựng năng lực nhận diện hàng hóa; (iii) trao đổi và hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên đề; (iv) triển khai nội dung hợp tác với các Hiệp hội đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để phát triển và mở rộng mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp.
+ Cục Giám sát quản lý về hải quan triển khai các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan, trong việc: (i) phổ biến, hướng dẫn thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật hải quan liên quan đến doanh nghiệp; (ii) đảm bảo các điều kiện giám sát hải quan theo quy định pháp luật; (iii) ứng dụng công nghệ, phương tiện kỹ thuật cũng như sử dụng hệ thống giám sát của doanh nghiệp trong kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Cục Quản lý rủi ro hợp tác doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan, trong việc: (i) trao đổi thông tin phục vụ đánh giá phân loại tuân thủ; (ii) Đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp; (iii) Giám sát, cảnh báo tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp.
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với Ban CCHĐH trong việc xây dựng chương trình hợp tác, tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp theo các chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao năng lực thực thi pháp luật của doanh nghiệp, về đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ công, về kết nối trao đổi thông tin giữa hải quan và doanh nghiệp, về triển khai các chương trình cải cách hiện đại hóa trọng điểm.
– Tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
+ Xây dựng và triển khai chương trình hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong trao đổi thông tin, đánh giá tuân thủ, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; định kỳ hàng quý tổ chức họp với doanh nghiệp, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các bên, trao đổi các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
+ Tổ chức các chương trình hợp tác cụ thể theo chuyên đề với doanh nghiệp trong thực hiện các quy định, chính sách, thủ tục mới, trong triển khai các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa của Tổng cục, của Cục theo các nhóm doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp.
+ Tổ chức trao đổi, tìm hiểu nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, thế mạnh và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để cùng xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể với doanh nghiệp, qua đó lôi cuốn doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan, đáp ứng một cách thiết thực mong muốn hợp tác của doanh nghiệp.
+ Tại các hội nghị doanh nghiệp, biểu dương và mời doanh nghiệp đã hợp tác tốt với cơ quan hải quan trình bày về nội dung, cách làm, kết quả hợp tác hải quan – doanh nghiệp, qua đó nhân rộng mô hình hợp tác và khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan.
+ Phối hợp với các Hiệp hội, Chi hội doanh nghiệp, các đoàn thể trên địa bàn tổ chức các chương trình tìm hiểu pháp luật về thuế và hải quan.
+ Thực hiện các nội dung hợp tác giữa cơ quan hải quan và các Hiệp hội doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan triển khai, tập trung mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp FDI.
+ Tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp đối tác nòng cốt, cụ thể: rà soát các nội dung hợp tác với doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, chất lượng hợp tác từ đó xác định các nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực, phù hợp với năng lực, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để tổ chức triển khai; dừng hợp tác với các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong hợp tác với cơ quan hải quan.
+ Phối hợp với Ban CCHĐH tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức đại diện doanh nghiệp khi được yêu cầu.
5. Hoạt động 5: Giám sát thực thi pháp luật
5.1. Nội dung:
– Hiện đại hóa kênh giám sát thực thi pháp luật hải quan trên cơ sở ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin.
– Mở rộng các kênh giám sát, công cụ, tiện ích để người dân và doanh nghiệp có thêm lựa chọn tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan.
– Lựa chọn một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công.
5.2. Hoạt động triển khai:
– Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chủ trì phối hợp với Cục CNTT & TKHQ và các đơn vị trong ngành, dự án TFA:
(i) Nghiên cứu chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan dùng để: (i) tích hợp trên hệ thống thông quan tự động; (ii) đánh giá trực tiếp tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; (iii) ứng dụng trên phiên bản đánh giá di động.
(ii) Nghiên cứu hoàn thiện giải pháp tích hợp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính công trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
(iii) Nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng đánh giá chất lượng dịch vụ công tại các trụ sở hải quan.
(iv) Nghiên cứu phát triển ứng dụng đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công phiên bản di động.
(v) Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện nội dung phiếu đánh giá trực tuyến chi phí thủ tục hải quan.
(vi) Đề xuất một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá.
+ Các Vụ/Cục nghiệp vụ phối hợp với Ban CCHĐH trong chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; nghiên cứu, đề xuất, ứng dụng, phát triển và hoàn thiện các công cụ, tiện ích trong giám sát thực thi pháp luật hải quan; trong tổ chức, triển khai đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan.
– Tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố:
+ Phối hợp với Ban CCHĐH chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan. Triển khai đánh giá 01 số lĩnh vực dịch vụ công được lựa chọn trong lĩnh vực hải quan theo các giải pháp, công cụ, tiện ích đã hoàn thiện và thống nhất trong toàn ngành với lộ trình chung. Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp để mang lại hiệu quả thiết thực.
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục trong nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm giải pháp tích hợp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính công trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng đánh giá dịch vụ công tại trụ sở cơ quan hải quan; ứng dụng đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công phiên bản di động; đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan.
+ Nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng cung cấp các công cụ, tiện ích, các giải pháp hữu ích trong đánh giá chất lượng dịch vụ công và giám sát thực thi pháp luật hải quan; thực nghiệm, đánh giá, hoàn thiện và báo cáo Tổng cục nhân rộng trên địa bàn quản lý và trong ngành.
+ Xây dựng và cụ thể hóa các cam kết phục vụ khách theo nhóm doanh nghiệp, tổ chức thông tin, tuyên truyền khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện các cam kết về các hoạt động đẩy mạnh quan hệ đối tác.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Ban Cải cách hiện đại hóa: hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác và thực hiện kế hoạch trên cơ sở thực tiễn triển khai, nhu cầu trợ giúp của các đơn vị; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động phát triển quan hệ đối tác tại các đơn vị; tổ chức thực hiện các nội dung theo phân công tại kế hoạch này.
2. Các Vụ/Cục nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục: Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này; cụ thể hóa công việc trong kế hoạch công tác năm của đơn vị; phối hợp với Ban CCHĐH trong đề xuất ký kết thỏa thuận hợp tác và triển khai hoạt động hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp; sơ kết trước ngày 15/6/2021 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện trước ngày 15/12/2021.
3. Các Cục Hải quan tỉnh/thành phố: Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này; cụ thể hóa công việc trong kế hoạch công tác năm của đơn vị; phân công các đơn vị, phòng, ban, các chi cục thực hiện; trao đổi và đề xuất các nội dung cần Tổng cục hỗ trợ trong triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác và thực hiện kế hoạch; sơ kết trước ngày 15/6/2021 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện trước ngày 15/12/2021.
Reviews
There are no reviews yet.