Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 5227/QĐ-BNN-KH Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 2021-2025

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

Số: 5227/QĐ-BNN-KH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Hợp tác quốc tế, Quản lý doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
– Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố;
– Lưu VT, KH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Thanh Nam

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

KẾ HOẠCHXÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5227/BNN-KH ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

_______________

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng bộ trong triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của ngành cho từng năm; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành và phù hợp với định hướng thu hút đầu tư vào các nội dung ưu tiên, khuyến khích đầu tư của từng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

– Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh nông sản.

– Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.

– Tạo lập môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút trên 18.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và các dự án đầu tư của các tập đoàn lớn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

II. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ

1. Định hướng chung

a) Đối tượng ưu tiên thu hút đầu tư

– Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia và cấp tỉnh. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh lớn; phát triển các trung tâm dịch vụ phục vụ nông nghiệp cấp vùng như trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic.

– Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; đầu tư liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các trang trại, hộ nông dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị.

– Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình mỗi làng một sản phẩm; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành nghề, bảo tồn và phát triển các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thông gắn với phát triển du lịch sinh thái tại các địa phương.

b) Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư

– Tăng cường xúc tiến đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

– Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản chủ lực, hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch và đa dạng hóa sản phẩm nông sản chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chất lượng của thị trường tiêu thụ.

– Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị, đặc biệt trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường tiêu thụ nông sản, kịp thời cung cấp thông tin và các dịch vụ thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân để chủ động tổ chức phương án sản xuất theo nhu cầu thị trường.

– Khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

– Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào phát triển hệ thống cung ứng và phân phối nông sản, xây dựng chợ đầu mối/ trung tâm cung ứng nông sản hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá các mặt hàng nông sản.

– Thu hút đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng gắn với các ngành nghề truyền thống và phát triển đặc sản của các địa phương.

– Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới nền sản xuất bền vững.

2. Định hướng thu hút đầu tư trong từng lĩnh vực

a) Lĩnh vực trồng trọt

– Các dự án nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích.

– Các dự án nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Đầu tư phát triển các dự án liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến đổi với các sản phẩm chủ lực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

– Các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

b) Lĩnh vực chăn nuôi

– Ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học trong lĩnh vực giống vật nuôi, thuốc thú y, sản xuất vắc xin; đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý ngành và quản trị hoạt động kinh doanh chăn nuôi theo phương thức chuyển đổi số.

– Thu hút đầu tư vào công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

– Thu hút đầu tư phát triển công nghệ và các khu giết mổ tập trung, chế biến và xử lý chất thải tích hợp tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

– Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

c) Lĩnh vực thủy sản

– Thu hút đầu tư sản xuất giống thủy sản tập trung, sản xuất giống công nghệ cao, ưu tiên đối với sản xuất giống nuôi biển; phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

– Thu hút đầu tư phát triển hệ thống cơ sở chế biến thủy sản với công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp, tận dụng tối đa phế phụ phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, thiết bị sơ chế, bảo quản, các kho lạnh, bảo quản ngay tại các cảng cá, vùng sản xuất chuyên canh thủy sản tập trung nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng nguyên liệu, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

– Thu hút đầu tư vào phát triển và ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh.

– Thu hút đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá; khuyến khích đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà phân loại sản phẩm, kho, bãi hàng, các dịch vụ hậu cần của cảng cá, cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định trong các khu sản xuất giống, vùng nuôi chuyên canh tập trung.

d) Lĩnh vực lâm nghiệp

– Thu hút đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa lâm nghiệp và chế biến lâm sản; ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, thương mại lâm sản.

– Khuyến khích đầu tư phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về giao thông; thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng.

– Thu hút đầu tư vào các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ.

đ) Lĩnh vực diêm nghiệp

– Thu hút đầu tư phát triển các vùng sản xuất muối tập trung, muối công nghiệp với công nghệ hiện đại, gắn sản xuất với chế biến các sản phẩm từ muối phục vụ nhu cầu xuất khẩu, du lịch, y tế tại các địa phương có lợi thế như các tỉnh khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

– Khuyến khích đầu tư khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm từ muối gắn với du lịch nông thôn tại các địa phương.

e) Lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ logistics

– Thu hút đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Tập trung đầu tư các cơ sở sơ chế, bao gói và kho lạnh bảo quản nguyên liệu và sản phẩm được kết nối đồng bộ vùng sản xuất nguyên liệu và các trung tâm trung chuyển tiêu thụ, xuất khẩu.

– Thu hút đầu tư phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản có trình độ cơ giới hóa cao tại các vùng sản xuất tập trung, cụ thể:

+ Cụm liên kết vùng trồng lúa gắn với cơ sở xay xát, chế biến, bảo quản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

+ Cụm liên kết vùng nuôi tôm nước lợ và cá tra gắn với cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cụm liên kết vùng trồng rau và cây ăn quả gắn với cơ sở bảo quản, chế biến rau quả xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.

+ Cụm liên kết vùng trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía đường, chè…) gắn với cơ sở chế biến tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi phía Bắc.

+ Cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng tại các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

– Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ và cụm nghiên cứu – đào tạo – sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

– Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản, siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ…, hệ thống logistics kết nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

III. NHIỆM VỤ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

– Đánh giá cơ hội, thách thức trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự dịch chuyển đầu tư dưới tác động của các xung đột thương mại quốc tế, dịch bệnh xuyên biên giới và tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng các báo cáo đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư theo các chuyên đề, ngành nghề làm cơ sở để xúc tiến các nhóm dự án động lực của từng lĩnh vực.

– Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng đầu tư đối với các đối tác truyền thống, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, châu Âu, các nước đối tác là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP.

– Phân tích, so sánh năng lực cạnh tranh và chính sách trong thu hút vốn FDI của Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh dịch chuyển đầu tư quốc tế.

– Đánh giá và dự báo nhu cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt đối với các lĩnh vực kêu gọi, khuyến khích đầu tư như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và công nghiệp chế biến nông sản; chủ động để xuất triển khai các nội dung và chương trình đào tạo theo nhu cầu của thị trường.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT

– Hệ thống hóa và số hóa các số liệu, dữ liệu về các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; quy định chính sách pháp luật, thủ tục về đầu tư; thông tin về danh mục ưu đãi, khuyến khích đầu tư của ngành; cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của ngành.

– Tổ chức điều tra, khảo sát các dữ liệu tổng hợp về nguồn lực lao động, thông tin thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, các dự án ưu đãi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư tại các địa phương để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Triển khai các nội dung của Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản sau khi được phê duyệt.

3. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

– Xây dựng danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

– Xây dựng danh mục các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025.

– Xây dựng danh mục các dự án nông nghiệp hữu cơ kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025.

4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư

– Xây dựng cẩm nang xúc tiến đầu tư bao gồm thông tin đầy đủ và toàn diện về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư và cơ hội đầu tư đối với từng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung trọng điểm, làm động lực phát triển của vùng, các cụm liên kết ngành; tuyên truyền, phổ biến các dự án, mô hình đầu tư tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư về doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp trong từng lĩnh vực để cung cấp cho các địa phương và các tổ chức hợp tác của nông dân.

5. Tuyên truyền quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư

– Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; trong đó tập trung vào quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và dự án, mô hình thành công trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại chuyên đề về xúc tiến đầu tư trong từng ngành, lĩnh vực nhằm kịp thời cung cấp, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong triển khai các cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Tổ chức các sự kiện cung cấp, phổ biến các danh mục ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của ngành và các địa phương; các diễn đàn kết nối nhà đầu tư với địa phương, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân và các tổ chức hợp tác của nông dân.

6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

– Xây dựng tài liệu tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của ngành nông nghiệp và các địa phương.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của ngành nông nghiệp và các địa phương; trao đổi kinh nghiệp và kết nối đầu tư.

7. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

– Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thu hút đầu tư; đồng thời tăng cường vai trò của các hiệp hội, doanh nghiệp trong hoạch định, xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch xúc tiến đầu tư.

– Triển khai mô hình hợp tác “ba nhà” (nhà quản lý – nhà đầu tư – nhà tư vấn) trong xúc tiến các dự án đầu tư; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn về cơ chế, chính sách, pháp lý, nghiệp vụ về kinh doanh, quản lý đầu tư, phát triển thị trường đối với các lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.

– Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp; phản ánh những khó khăn, vướng mắc, nhu cầu hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp; đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để được tháo gỡ, giải quyết kịp thời; tham gia góp ý vào việc xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư của trung ương và địa phương.

– Phát triển các mô hình vườn ươm khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp, tập trung vào nhóm thanh niên trẻ, các trang trại, hộ kinh doanh cá thể tại địa phương nhằm khơi dậy tinh thần doanh nhân, đổi mới sáng tạo.

– Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ tên gọi chỉ dẫn địa lý, nhãn mác sản phẩm đối với các sản phẩm đặc thù, các loại nông sản chủ lực của các địa phương với chất lượng tốt và có tính hàng hóa cao, đặc sản vùng miền.

8. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

– Đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham mưu Chính phủ xây dựng và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, chương trình xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với địa phương và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, như tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm.

– Đẩy mạnh vai trò Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kết nối các địa phương, doanh nghiệp để xây dựng và phát triển khu cụm sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp tập trung.

– Gắn kết các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư ngành nông nghiệp với các hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các địa phương, tạo sự liên kết đồng bộ giữa các dự án đầu tư.

– Phát huy vai trò của đội ngũ Tham tán nông nghiệp tại các thị trường quốc tế trong việc kết nối, kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

– Phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan, các hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng các danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Căn cứ vào kinh phí phân bổ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, hàng năm tổ chức triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của ngành theo nội dung và định hướng của Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành về hoạt động xúc tiến đầu tư; đồng thời đề xuất nội dung nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của ngành trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

– Tăng cường sự phối hợp thường xuyên với các cơ quan có liên quan của Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức hiệu quả các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn tại các địa phương

– Chủ động xây dựng cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

– Căn cứ vào định hướng và nhiệm vụ của Kế hoạch này và định hướng thu hút đầu tư của các địa phương, các Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hàng năm và đề xuất, bố trí kinh phí phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong vùng xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng

– Phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

– Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 5227/QĐ-BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 5227/QĐ-BNN-KH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 24/12/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

Số: 5227/QĐ-BNN-KH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Hợp tác quốc tế, Quản lý doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
– Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố;
– Lưu VT, KH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Thanh Nam

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

KẾ HOẠCHXÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5227/BNN-KH ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

_______________

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng bộ trong triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của ngành cho từng năm; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành và phù hợp với định hướng thu hút đầu tư vào các nội dung ưu tiên, khuyến khích đầu tư của từng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

– Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh nông sản.

– Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.

– Tạo lập môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút trên 18.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và các dự án đầu tư của các tập đoàn lớn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

II. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ

1. Định hướng chung

a) Đối tượng ưu tiên thu hút đầu tư

– Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia và cấp tỉnh. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh lớn; phát triển các trung tâm dịch vụ phục vụ nông nghiệp cấp vùng như trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic.

– Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; đầu tư liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các trang trại, hộ nông dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị.

– Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình mỗi làng một sản phẩm; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành nghề, bảo tồn và phát triển các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thông gắn với phát triển du lịch sinh thái tại các địa phương.

b) Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư

– Tăng cường xúc tiến đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

– Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản chủ lực, hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch và đa dạng hóa sản phẩm nông sản chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chất lượng của thị trường tiêu thụ.

– Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị, đặc biệt trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường tiêu thụ nông sản, kịp thời cung cấp thông tin và các dịch vụ thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân để chủ động tổ chức phương án sản xuất theo nhu cầu thị trường.

– Khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

– Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào phát triển hệ thống cung ứng và phân phối nông sản, xây dựng chợ đầu mối/ trung tâm cung ứng nông sản hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá các mặt hàng nông sản.

– Thu hút đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng gắn với các ngành nghề truyền thống và phát triển đặc sản của các địa phương.

– Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới nền sản xuất bền vững.

2. Định hướng thu hút đầu tư trong từng lĩnh vực

a) Lĩnh vực trồng trọt

– Các dự án nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích.

– Các dự án nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Đầu tư phát triển các dự án liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến đổi với các sản phẩm chủ lực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

– Các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

b) Lĩnh vực chăn nuôi

– Ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học trong lĩnh vực giống vật nuôi, thuốc thú y, sản xuất vắc xin; đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý ngành và quản trị hoạt động kinh doanh chăn nuôi theo phương thức chuyển đổi số.

– Thu hút đầu tư vào công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

– Thu hút đầu tư phát triển công nghệ và các khu giết mổ tập trung, chế biến và xử lý chất thải tích hợp tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

– Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

c) Lĩnh vực thủy sản

– Thu hút đầu tư sản xuất giống thủy sản tập trung, sản xuất giống công nghệ cao, ưu tiên đối với sản xuất giống nuôi biển; phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

– Thu hút đầu tư phát triển hệ thống cơ sở chế biến thủy sản với công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp, tận dụng tối đa phế phụ phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, thiết bị sơ chế, bảo quản, các kho lạnh, bảo quản ngay tại các cảng cá, vùng sản xuất chuyên canh thủy sản tập trung nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng nguyên liệu, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

– Thu hút đầu tư vào phát triển và ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh.

– Thu hút đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá; khuyến khích đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà phân loại sản phẩm, kho, bãi hàng, các dịch vụ hậu cần của cảng cá, cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định trong các khu sản xuất giống, vùng nuôi chuyên canh tập trung.

d) Lĩnh vực lâm nghiệp

– Thu hút đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa lâm nghiệp và chế biến lâm sản; ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, thương mại lâm sản.

– Khuyến khích đầu tư phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về giao thông; thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng.

– Thu hút đầu tư vào các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ.

đ) Lĩnh vực diêm nghiệp

– Thu hút đầu tư phát triển các vùng sản xuất muối tập trung, muối công nghiệp với công nghệ hiện đại, gắn sản xuất với chế biến các sản phẩm từ muối phục vụ nhu cầu xuất khẩu, du lịch, y tế tại các địa phương có lợi thế như các tỉnh khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

– Khuyến khích đầu tư khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm từ muối gắn với du lịch nông thôn tại các địa phương.

e) Lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ logistics

– Thu hút đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Tập trung đầu tư các cơ sở sơ chế, bao gói và kho lạnh bảo quản nguyên liệu và sản phẩm được kết nối đồng bộ vùng sản xuất nguyên liệu và các trung tâm trung chuyển tiêu thụ, xuất khẩu.

– Thu hút đầu tư phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản có trình độ cơ giới hóa cao tại các vùng sản xuất tập trung, cụ thể:

+ Cụm liên kết vùng trồng lúa gắn với cơ sở xay xát, chế biến, bảo quản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

+ Cụm liên kết vùng nuôi tôm nước lợ và cá tra gắn với cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cụm liên kết vùng trồng rau và cây ăn quả gắn với cơ sở bảo quản, chế biến rau quả xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.

+ Cụm liên kết vùng trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía đường, chè…) gắn với cơ sở chế biến tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi phía Bắc.

+ Cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng tại các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

– Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ và cụm nghiên cứu – đào tạo – sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

– Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản, siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ…, hệ thống logistics kết nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

III. NHIỆM VỤ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

– Đánh giá cơ hội, thách thức trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự dịch chuyển đầu tư dưới tác động của các xung đột thương mại quốc tế, dịch bệnh xuyên biên giới và tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng các báo cáo đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư theo các chuyên đề, ngành nghề làm cơ sở để xúc tiến các nhóm dự án động lực của từng lĩnh vực.

– Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng đầu tư đối với các đối tác truyền thống, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, châu Âu, các nước đối tác là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP.

– Phân tích, so sánh năng lực cạnh tranh và chính sách trong thu hút vốn FDI của Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh dịch chuyển đầu tư quốc tế.

– Đánh giá và dự báo nhu cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt đối với các lĩnh vực kêu gọi, khuyến khích đầu tư như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và công nghiệp chế biến nông sản; chủ động để xuất triển khai các nội dung và chương trình đào tạo theo nhu cầu của thị trường.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT

– Hệ thống hóa và số hóa các số liệu, dữ liệu về các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; quy định chính sách pháp luật, thủ tục về đầu tư; thông tin về danh mục ưu đãi, khuyến khích đầu tư của ngành; cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của ngành.

– Tổ chức điều tra, khảo sát các dữ liệu tổng hợp về nguồn lực lao động, thông tin thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, các dự án ưu đãi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư tại các địa phương để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Triển khai các nội dung của Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản sau khi được phê duyệt.

3. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

– Xây dựng danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

– Xây dựng danh mục các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025.

– Xây dựng danh mục các dự án nông nghiệp hữu cơ kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025.

4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư

– Xây dựng cẩm nang xúc tiến đầu tư bao gồm thông tin đầy đủ và toàn diện về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư và cơ hội đầu tư đối với từng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung trọng điểm, làm động lực phát triển của vùng, các cụm liên kết ngành; tuyên truyền, phổ biến các dự án, mô hình đầu tư tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

– Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư về doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp trong từng lĩnh vực để cung cấp cho các địa phương và các tổ chức hợp tác của nông dân.

5. Tuyên truyền quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư

– Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; trong đó tập trung vào quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và dự án, mô hình thành công trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại chuyên đề về xúc tiến đầu tư trong từng ngành, lĩnh vực nhằm kịp thời cung cấp, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong triển khai các cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Tổ chức các sự kiện cung cấp, phổ biến các danh mục ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của ngành và các địa phương; các diễn đàn kết nối nhà đầu tư với địa phương, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân và các tổ chức hợp tác của nông dân.

6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

– Xây dựng tài liệu tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của ngành nông nghiệp và các địa phương.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của ngành nông nghiệp và các địa phương; trao đổi kinh nghiệp và kết nối đầu tư.

7. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

– Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thu hút đầu tư; đồng thời tăng cường vai trò của các hiệp hội, doanh nghiệp trong hoạch định, xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch xúc tiến đầu tư.

– Triển khai mô hình hợp tác “ba nhà” (nhà quản lý – nhà đầu tư – nhà tư vấn) trong xúc tiến các dự án đầu tư; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn về cơ chế, chính sách, pháp lý, nghiệp vụ về kinh doanh, quản lý đầu tư, phát triển thị trường đối với các lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.

– Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp; phản ánh những khó khăn, vướng mắc, nhu cầu hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp; đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để được tháo gỡ, giải quyết kịp thời; tham gia góp ý vào việc xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư của trung ương và địa phương.

– Phát triển các mô hình vườn ươm khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp, tập trung vào nhóm thanh niên trẻ, các trang trại, hộ kinh doanh cá thể tại địa phương nhằm khơi dậy tinh thần doanh nhân, đổi mới sáng tạo.

– Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ tên gọi chỉ dẫn địa lý, nhãn mác sản phẩm đối với các sản phẩm đặc thù, các loại nông sản chủ lực của các địa phương với chất lượng tốt và có tính hàng hóa cao, đặc sản vùng miền.

8. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

– Đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham mưu Chính phủ xây dựng và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, chương trình xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với địa phương và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, như tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm.

– Đẩy mạnh vai trò Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kết nối các địa phương, doanh nghiệp để xây dựng và phát triển khu cụm sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp tập trung.

– Gắn kết các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư ngành nông nghiệp với các hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các địa phương, tạo sự liên kết đồng bộ giữa các dự án đầu tư.

– Phát huy vai trò của đội ngũ Tham tán nông nghiệp tại các thị trường quốc tế trong việc kết nối, kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

– Phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan, các hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

– Chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng các danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Căn cứ vào kinh phí phân bổ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, hàng năm tổ chức triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của ngành theo nội dung và định hướng của Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành về hoạt động xúc tiến đầu tư; đồng thời đề xuất nội dung nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của ngành trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

– Tăng cường sự phối hợp thường xuyên với các cơ quan có liên quan của Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức hiệu quả các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn tại các địa phương

– Chủ động xây dựng cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

– Căn cứ vào định hướng và nhiệm vụ của Kế hoạch này và định hướng thu hút đầu tư của các địa phương, các Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hàng năm và đề xuất, bố trí kinh phí phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong vùng xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng

– Phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

– Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 5227/QĐ-BNN-KH Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 2021-2025”