THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 1701/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
___________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tại Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 và Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2019 về việc trình phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 109/BC-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Bộ Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
Ranh giới Khu kinh tế Dung Quất được giới hạn theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011, với diện tích khoảng 45.332 ha, bao gồm diện tích các xã: Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải, Bình Phước, Bình Hòa, Bình Tân Phú, Bình Dương, Bình Thanh, Bình Châu, Bình Thới, thị trấn Châu Ổ và một phần diện tích các xã Bình Nguyên, Bình Long, Bình Hiệp, Bình Trung của huyện Bình Sơn; toàn bộ diện tích xã Tịnh Phong và một phần xã Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh, toàn bộ diện tích các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc thành phố Quảng Ngãi; toàn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn và khu vực mặt biển liền kề, được giới hạn như sau:
+ Phía Đông: Giáp biển Đông.
+ Phía Tây: Giáp đường sắt Bắc Nam.
+ Phía Nam: Giáp thành phố Quảng Ngãi.
+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Nam.
3. Mục tiêu quy hoạch
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng;
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành một khu vực phát triển kinh tế năng động, đột phá, hiện đại, hiệu quả và bền vững; xứng đáng với vị thế của một trung tâm kinh tế động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả quốc gia; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh – quốc phòng;
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trọng tâm lọc hóa dầu, năng lượng, trung tâm công nghiệp nặng, trung tâm hậu cần sân bay, cảng biển, trung tâm du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Dung Quất; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, hiện đại, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả;
– Từ nay đến năm 2025, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau năm 2025, phát triển đồng bộ về công nghiệp; dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa – xã hội; du lịch nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế – xã hội với an ninh quốc phòng. Đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các đô thị, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; hướng đến đô thị biển phát triển thịnh vượng, bền vững;
– Làm cơ sở để triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn khu kinh tế theo quy định và là công cụ pháp lý để Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi và chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của khu kinh tế theo quy hoạch được duyệt.
4. Tính chất
– Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
– Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
– Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.
5. Tầm nhìn
– Đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất là một trong những đô thị biển; trung tâm phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia.
– Đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển, hướng đến sự thịnh vượng.
6. Quy mô dân số và đất xây dựng
a) Quy mô dân số:
Dân số hiện trạng (năm 2018): Khoảng 195.111 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2025: Khoảng 250.000 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2035: Khoảng 350.000 – 400.000 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2050: Khoảng 500.000 người.
b) Quy mô đất đai:
Quy mô diện tích đất xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến giai đoạn định hình khoảng 13.000 – 16.000 ha, trong đó: Đất xây dựng công nghiệp khoảng 6.000 – 7.000 ha; đất xây dựng du lịch khoảng 3.000 – 4.000 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 4.000 – 5.000 ha.
(Các dự báo này sẽ được cụ thể trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch).
7. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến áp dụng
Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật áp dụng theo yêu cầu của quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành đối với đô thị loại II cho khu vực phát triển đô thị và quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành đối với các khu chức năng khác, có tính đến các yếu tố đặc thù.
8. Yêu cầu, nội dung cần nghiên cứu quy hoạch
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng:
– Phân tích điều kiện tự nhiên và các đặc điểm khu vực: Xác định đặc điểm của toàn vùng hay tiểu vùng về: Khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn, địa chấn; khả năng khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố cảnh quan tự nhiên, hệ thống cây xanh, mặt nước…
– Phân tích, đánh giá hiện trạng đất đai, dân số – lao động, cơ sở kinh tế kỹ thuật, hình thái không gian, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và các yếu tố xã hội có liên quan:
+ Thu thập tài liệu, số liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế – xã hội; dân số, lao động, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và các yếu tố khác có liên quan; kết quả của đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng của khu kinh tế cần thể hiện các đặc trưng về kinh tế, xã hội, tự nhiên; cần làm rõ cái được và chưa được trong quá trình thực hiện quy hoạch có tác động và chi phối các giải pháp quy hoạch trong tương lai và xác định các vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn lập quy hoạch. Phân tích khả năng cân đối quỹ đất, tạo sự cân bằng phát triển (đảm bảo phát triển hài hòa) giữa Khu kinh tế Dung Quất và các đơn vị hành chính lân cận.
+ Phân tích đặc điểm sử dụng đất và phân khu chức năng của khu kinh tế: Đặc điểm phân bổ (tách riêng hay pha trộn các khu vực chức năng), đặc điểm của các khu vực công cộng quan trọng; thực trạng phân bố các công trình hạ tầng xã hội (quy mô, đặc điểm, mức độ đáp ứng….).
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng các cơ sở kinh tế – kỹ thuật, nguồn lực đầu tư.
+ Hình thái, cấu trúc và môi trường không gian kiến trúc cảnh quan: Hình thái đô thị, kiểu chia ô đất, độ đặc rỗng trong các lò đất, không gian trống trong đô thị, các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa – lịch sử và các đặc trưng khác.
+ Phân tích các yếu tố xã hội có liên quan: Tìm hiểu các yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán địa phương, khai thác và bảo tồn các khu vực (các di sản, các công trình trong diện bảo tồn hoặc cần phải bảo tồn trong khu vực).
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, san nền, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường: Mô tả tổng quát và đánh giá môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái…) và môi trường xã hội. Chỉ ra những vấn đề bức xúc về môi trường về những khu vực dễ bị tác động trong đô thị, những khuyến cáo về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.
– Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển: Đánh giá các dự án tiếp nhận đầu tư, các thuận lợi – khó khăn trong triển khai thực hiện dự án: tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển; xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển vào Khu kinh tế.
– Phân tích xu hướng đầu tư phát triển vào Khu kinh tế Dung Quất trong tình hình mới tác động đến cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng của Khu kinh tế Dung Quất.
b) Rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 (viết tắt là QH2011):
– Rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án QH2011 về các mặt: Hiện trạng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị; không gian kiến trúc – cảnh quan; sử dụng đất; vai trò và hiệu quả của các công trình sản xuất và dịch vụ công cộng; kết nối hạ tầng; tác động môi trường; kế hoạch triển khai, nguồn lực thực hiện và hiệu quả đầu tư; tình hình thực hiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất.
– Từng nội dung trong việc rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án QH2011 cần được phân tích, đánh giá các ưu điểm, các vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề bức xúc, khiếm khuyết, nhược điểm (kể cả do quy hoạch và tổ chức thực hiện, quản lý theo quy hoạch trước đây, có những nội dung không thực hiện được hoặc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn). Xác định các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, dẫn tới việc thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất chưa đạt mục tiêu đề ra; xác định các nội dung phải điều chỉnh mà quy hoạch lần này cần giải quyết.
c) Phân tích, đánh giá vai trò, vị thế, tiềm năng và động lực phát triển:
– Phân tích xu hướng phát triển của thế giới, quốc gia, vùng tác động vào Khu kinh tế Dung Quất. Xác định vai trò, vị trí của khu kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tác động ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải miền Trung… Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế Dung Quất với thành phố Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi và các khu vực kế cận như Khu kinh tế mở Chu Lai, Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô…, cũng như với các khu vực ven biển của Việt Nam. Xác định tiềm năng, động lực chính cho sự phát triển của khu kinh tế; dự báo sự phát triển kinh tế xã hội, dân số, lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động và đất đai, sự thay đổi của môi trường tự nhiên; dự báo nhu cầu sử dụng đất, quy mô các khu chức năng; xác định các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của khu kinh tế.
– Phân tích hiệu quả và ảnh hưởng lan tỏa của các dự án động lực đang triển khai.
– Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế. Cụ thể hóa các hình thái phát triển Khu kinh tế Dung Quất.
d) Điều chỉnh phát triển không gian khu kinh tế đến năm 2035:
– Xem xét điều chỉnh chiến lược phát triển, quy mô các khu chức năng trên cơ sở tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được và chưa đạt được so với định hướng của quy hoạch trước đó, cũng như việc xuất hiện các nhân tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.
– Xác định các khu chức năng cần giữ ổn định theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011; xác định các khu chức năng cần điều chỉnh, bổ sung; xác định các vùng động lực phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2035 gắn với hành lang liên kết và các vùng sinh thái cảnh quan.
– Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị, khu đô thị phù hợp với phạm vi quản lý hành chính cấp huyện hiện nay trên địa bàn khu kinh tế (huyện Bình Sơn, huyện Sơn Tịnh, huyện đảo Lý Sơn về thành phố Quảng Ngãi), trong đó khu vực Vạn Tường là hạt nhân trung tâm; các khu dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
đ) Tổ chức các khu chức năng trong khu kinh tế đến năm 2035:
– Về phát triển không gian các khu công nghiệp, kho tàng: Trên cơ sở các khu công nghiệp đã được xác định trong đồ án QH2011, tập trung phát triển Khu công nghiệp Tây Dung Quất, Khu công nghiệp Đông Dung Quất, Khu công nghiệp Tịnh Phong (Bao gồm khu công nghiệp Tịnh Phong hiện hữu và Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi) và Khu công nghiệp Bình Hòa – Bình Phước; xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Dung Quất II và cảng Dung Quất II phù hợp với chiến lược phát triển của Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới.
– Về không gian phát triển cảng biển và các khu dịch vụ hỗ trợ: Xây dựng hoàn thiện các bến cảng chuyên dụng và bến cảng tổng hợp gắn với phát triển Trung tâm logictics; các khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão, bến cảng cho tàu thuyền nghề cá, dịch vụ hậu cần và du lịch; gắn quy hoạch hệ thống cảng biển với quy hoạch không gian mặt nước với hệ thống luồng, lạch ra vào cảng, cửa biển; xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cảng Dung Quất II.
– Về không gian phát triển du lịch – không gian xanh:
– Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sinh thái biển gắn kết với khu vực đã và đang hình thành, như quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và đô thị tại khu vực Vạn Tường, khu du lịch sinh thái Thiên Đàng – Khe Hai, khu du lịch Ba Làng An…; khai thác đặc trưng về cảnh quan, sinh thái sông biển và văn hóa tại khu vực; phù hợp với yêu cầu phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ven biển có đẳng cấp quốc tế, có tính đặc thù và tính cạnh tranh cao.
+ Phát triển hệ thống cây xanh cách ly, hình thành các vùng đệm sinh thái giữa các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch; gắn với khai thác cảnh quan sông Trà Bồng, sông Cà Ninh và khu vực cửa sông biển gần với cảng hành khách phục vụ du lịch.
– Về không gian phát triển nông, lâm nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn kết hữu cơ với không gian làng xóm và các điểm dân cư nông thôn. Khoanh vùng bảo vệ và phát triển không gian lâm nghiệp như rừng phòng hộ ven biển, rừng sản xuất. Xây dựng các lâm viên rừng nhằm khai thác tối đa các lợi thế về cảnh quan sinh thái kết hợp vào phát triển du lịch. Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn kết với hệ thống bến cảng địa phương, chợ đầu mối… nâng cấp hệ thống các cụm cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, dân sinh.
– Về không gian phát triển đô thị và nông thôn:
+ Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị, khu đô thị phù hợp với phạm vi quản lý hành chính cấp huyện hiện nay trên địa bàn khu kinh tế, gắn với cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư nông thôn hiện hữu để giải quyết các vấn đề nơi ở, làm việc, đi lại, vui chơi, giải trí và các nhu cầu khác của người dân trong khu kinh tế. Kết nối không gian của Khu kinh tế Dung Quất với thành phố Quảng Ngãi, Khu kinh tế mở Chu Lai và khu vực lân cận.
+ Quy hoạch phát triển, tổ chức không gian đô thị phải phù hợp với yêu cầu phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ngãi, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng có xét đến yếu tố phát triển đột phá của khu kinh tế trong tương lai có nhu cầu lớn về lực lượng lao động phục vụ trong các khu công nghiệp và khu du lịch và xét đến yếu tố phát triển theo hướng là đô thị biển.
+ Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch (diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao) phù hợp với từng chức năng sử dụng đất cụ thể.
c) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035:
– Xác định ranh giới các khu chức năng thuộc Khu kinh tế Dung Quất, đề xuất quy mô sử dụng đất cho từng khu chức năng và các công trình chính theo cấu trúc phân khu đã lựa chọn. Dành quỹ đất phù hợp cho các chức năng công nghiệp, cảng biển, đô thị, du lịch, dịch vụ, tái định cư, nơi ở của công nhân và chuyên gia, các tuyến giao thông và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật…
– Xác định các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật có liên quan đến xây dựng và sử dụng đất từng khu vực; xác định các khu vực sử dụng không gian ngầm; kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn đến năm 2025 và dài hạn đến năm 2035. Dành quỹ đất dự trữ phát triển trong tương lai.
– Xác định diện tích đất cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là chuyển đổi đất lúa, đất rừng sang đất phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch…; đất phát triển công nghiệp sang đất phát triển đô thị, dịch vụ; việc sử dụng đất lấn biển cho phát triển các khu chức năng (nếu có); sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.
g) Thiết kế đô thị:
– Phát triển đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan vùng bờ biển từ Bình Hải xuống Bình Châu phải được khai thác triệt để.
– Phát triển cấu trúc khu kinh tế phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.
– Xác định khu vực đô thị hiện hữu; khu vực dự kiến phát triển mới; khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
– Định hướng về hình ảnh khu kinh tế và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.
– Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn trong khu kinh tế.
– Tổ chức không gian cây xanh: Xác định không gian xanh của khu kinh tế, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, vùng đệm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị; giải pháp cây xanh trong các trục không gian chính, các khu đô thị.
– Tổ chức không gian mặt nước: Đề xuất quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan không gian mặt nước ven biển, các mặt nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
h) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
– Hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội:
+ Tổ chức sắp xếp lại các khu vực phát triển đô thị. Gắn kết với đô thị là hệ thống trung tâm điều hành, quản lý khu kinh tế, trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, tài chính, trung tâm dịch vụ công cộng: Văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí và các trung tâm chuyên ngành khác.
+ Xác định vị trí, quy mô, tổ chức hệ thống các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề; các trung tâm hỗ trợ sản xuất công, nông, ngư nghiệp…; trung tâm thương mại dịch vụ, các chợ đầu mối; trung tâm dịch vụ du lịch.
– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Về hệ thống giao thông:
. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông kết nối đa phương tiện một cách thuận tiện giữa hệ thống giao thông đối nội với giao thông đối ngoại, tổ chức các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao của khu kinh tế, đặc biệt là với khu vực cảng Dung Quất và các khu chức năng có lưu lượng vận tải cao.
. Xác định mối liên kết trong chiến lược phát triển giao thông của quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng tỉnh Quảng Ngãi liên quan trực tiếp đến Khu kinh tế Dung Quất và các giải pháp kết nối giao thông của khu kinh tế với quốc lộ 1, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các tuyến đường tỉnh…
. Giao thông đối nội: Rà soát các tuyến giao thông hiện có và các dự án giao thông đường bộ kết nối các khu chức năng trong khu kinh tế, nêu giải pháp điều chỉnh để đảm bảo giao thông đối nội; bổ sung quy hoạch các tuyến kết nối mới.
. Xác định vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính và hệ thống hào, tuynel kỹ thuật.
. Giao thông đường sắt: Quy hoạch các ga và tuyến giao thông đường sắt đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa của khu kinh tế.
. Giao thông hàng hải và đường thủy nội địa: nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh hệ thống cảng biển Dung Quất cho phù hợp với chiến lược phát triển mới; bố trí các luồng lạch ra vào cho tàu thuyền vận tải, tàu thuyền nghề cá, du lịch và các hoạt động khác; nghiên cứu đề xuất phương án bố trí cảng cạn kết hợp với trung tâm hỗ trợ dịch vụ công nghiệp.
. Phát triển giao thông công cộng theo hướng tiên tiến và hiệu quả, hình thành các tuyến hành khách kết nối thuận lợi với sân bay Chu Lai và thành phố Quảng Ngãi.
+ Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:
. Khoanh định các vùng phát triển, vùng cấm hoặc hạn chế xây dựng; đưa ra giải pháp lựa chọn đất xây dựng khu kinh tế; xác định lưu vực, hướng thoát nước chính; đề xuất các giải pháp về nền đất xây dựng; xác định cao độ khống chế xây dựng; các giải pháp về đê, kè, đập bảo vệ chống xói lở;
. Xác định chỉ tiêu, đề xuất các giải pháp nguồn, cân đối nhu cầu, đề xuất giải pháp, dự kiến các công trình đầu mối, tổ chức mạng lưới đường dây đường ống, xác định vị trí và quy mô các công trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác.
. Quy hoạch, rà soát sắp xếp lại các khu nghĩa trang nhân dân nhằm đảm bảo về môi trường và hiệu quả sử dụng đất.
i) Đánh giá môi trường chiến lược:
Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội gây ra; khoanh định các vùng bảo vệ thiên nhiên, các vùng cảnh quan, khu vực cấm xây dựng, khu vực bảo tồn… khu vực bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước thải, bãi thải, vùng ảnh hưởng khói bụi, khí độc hại, tiếng ồn… Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
k) Đề xuất các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện:
– Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo động lực phát triển, đảm bảo phù hợp với dự báo nguồn lực thực hiện. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu. Đề xuất các dự án chiến lược và lộ trình, phương thức thực hiện.
– Đề xuất các nguồn vốn, xác định quy mô nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch và phân tích tính khả thi của từng nguồn vốn.
– Nghiên cứu mô hình quản lý và thực hiện quy hoạch, phân định rõ vai trò của từng cơ quan (Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, sở, ban ngành và chính quyền địa phương) trong việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý hành chính trên địa bàn trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất.
l) Các yêu cầu khác:
– Nghiên cứu để kết nối kết cấu hạ tầng (hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật) Khu kinh tế Dung Quất với các khu vực xung quanh như: Khu kinh tế mở Chu Lai, thành phố Quảng Ngãi, …
– Các kết quả đồ án dự kiến đạt được; các vướng mắc chưa thể giải quyết trong khuôn khổ đồ án và kiến nghị hướng giải quyết.
– Các kiến nghị khác với trung ương và địa phương.
– Dự thảo quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch. Đề xuất cơ chế chính sách kiểm soát phát triển khu kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
– Thu thập và đánh giá việc quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các phân khu chức năng trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất, để từ đó nghiên cứu mô hình quản lý và thực hiện quy hoạch, phân định rõ vai trò của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản lý quy hoạch và quản lý hành chính trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
9. Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đô án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
10. Tổ chức thực hiện:
– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
– Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn kinh phí, phê duyệt tổng dự toán chi phí khảo sát, lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, NC, NN, KGVX, PL QHĐP; – Lưu: VT, CN (3).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 1701/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
___________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tại Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 và Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2019 về việc trình phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 109/BC-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Bộ Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
Ranh giới Khu kinh tế Dung Quất được giới hạn theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011, với diện tích khoảng 45.332 ha, bao gồm diện tích các xã: Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải, Bình Phước, Bình Hòa, Bình Tân Phú, Bình Dương, Bình Thanh, Bình Châu, Bình Thới, thị trấn Châu Ổ và một phần diện tích các xã Bình Nguyên, Bình Long, Bình Hiệp, Bình Trung của huyện Bình Sơn; toàn bộ diện tích xã Tịnh Phong và một phần xã Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh, toàn bộ diện tích các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc thành phố Quảng Ngãi; toàn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn và khu vực mặt biển liền kề, được giới hạn như sau:
+ Phía Đông: Giáp biển Đông.
+ Phía Tây: Giáp đường sắt Bắc Nam.
+ Phía Nam: Giáp thành phố Quảng Ngãi.
+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Nam.
3. Mục tiêu quy hoạch
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng;
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành một khu vực phát triển kinh tế năng động, đột phá, hiện đại, hiệu quả và bền vững; xứng đáng với vị thế của một trung tâm kinh tế động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả quốc gia; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh – quốc phòng;
– Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trọng tâm lọc hóa dầu, năng lượng, trung tâm công nghiệp nặng, trung tâm hậu cần sân bay, cảng biển, trung tâm du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Dung Quất; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, hiện đại, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả;
– Từ nay đến năm 2025, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau năm 2025, phát triển đồng bộ về công nghiệp; dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa – xã hội; du lịch nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế – xã hội với an ninh quốc phòng. Đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các đô thị, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; hướng đến đô thị biển phát triển thịnh vượng, bền vững;
– Làm cơ sở để triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn khu kinh tế theo quy định và là công cụ pháp lý để Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi và chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của khu kinh tế theo quy hoạch được duyệt.
4. Tính chất
– Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
– Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
– Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.
5. Tầm nhìn
– Đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất là một trong những đô thị biển; trung tâm phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia.
– Đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển, hướng đến sự thịnh vượng.
6. Quy mô dân số và đất xây dựng
a) Quy mô dân số:
Dân số hiện trạng (năm 2018): Khoảng 195.111 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2025: Khoảng 250.000 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2035: Khoảng 350.000 – 400.000 người.
Dự báo quy mô dân số đến năm 2050: Khoảng 500.000 người.
b) Quy mô đất đai:
Quy mô diện tích đất xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến giai đoạn định hình khoảng 13.000 – 16.000 ha, trong đó: Đất xây dựng công nghiệp khoảng 6.000 – 7.000 ha; đất xây dựng du lịch khoảng 3.000 – 4.000 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 4.000 – 5.000 ha.
(Các dự báo này sẽ được cụ thể trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch).
7. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến áp dụng
Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật áp dụng theo yêu cầu của quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành đối với đô thị loại II cho khu vực phát triển đô thị và quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành đối với các khu chức năng khác, có tính đến các yếu tố đặc thù.
8. Yêu cầu, nội dung cần nghiên cứu quy hoạch
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng:
– Phân tích điều kiện tự nhiên và các đặc điểm khu vực: Xác định đặc điểm của toàn vùng hay tiểu vùng về: Khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn, địa chấn; khả năng khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố cảnh quan tự nhiên, hệ thống cây xanh, mặt nước…
– Phân tích, đánh giá hiện trạng đất đai, dân số – lao động, cơ sở kinh tế kỹ thuật, hình thái không gian, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và các yếu tố xã hội có liên quan:
+ Thu thập tài liệu, số liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế – xã hội; dân số, lao động, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và các yếu tố khác có liên quan; kết quả của đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng của khu kinh tế cần thể hiện các đặc trưng về kinh tế, xã hội, tự nhiên; cần làm rõ cái được và chưa được trong quá trình thực hiện quy hoạch có tác động và chi phối các giải pháp quy hoạch trong tương lai và xác định các vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn lập quy hoạch. Phân tích khả năng cân đối quỹ đất, tạo sự cân bằng phát triển (đảm bảo phát triển hài hòa) giữa Khu kinh tế Dung Quất và các đơn vị hành chính lân cận.
+ Phân tích đặc điểm sử dụng đất và phân khu chức năng của khu kinh tế: Đặc điểm phân bổ (tách riêng hay pha trộn các khu vực chức năng), đặc điểm của các khu vực công cộng quan trọng; thực trạng phân bố các công trình hạ tầng xã hội (quy mô, đặc điểm, mức độ đáp ứng….).
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng các cơ sở kinh tế – kỹ thuật, nguồn lực đầu tư.
+ Hình thái, cấu trúc và môi trường không gian kiến trúc cảnh quan: Hình thái đô thị, kiểu chia ô đất, độ đặc rỗng trong các lò đất, không gian trống trong đô thị, các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa – lịch sử và các đặc trưng khác.
+ Phân tích các yếu tố xã hội có liên quan: Tìm hiểu các yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán địa phương, khai thác và bảo tồn các khu vực (các di sản, các công trình trong diện bảo tồn hoặc cần phải bảo tồn trong khu vực).
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, san nền, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường: Mô tả tổng quát và đánh giá môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái…) và môi trường xã hội. Chỉ ra những vấn đề bức xúc về môi trường về những khu vực dễ bị tác động trong đô thị, những khuyến cáo về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.
– Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển: Đánh giá các dự án tiếp nhận đầu tư, các thuận lợi – khó khăn trong triển khai thực hiện dự án: tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển; xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển vào Khu kinh tế.
– Phân tích xu hướng đầu tư phát triển vào Khu kinh tế Dung Quất trong tình hình mới tác động đến cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng của Khu kinh tế Dung Quất.
b) Rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 (viết tắt là QH2011):
– Rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án QH2011 về các mặt: Hiện trạng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị; không gian kiến trúc – cảnh quan; sử dụng đất; vai trò và hiệu quả của các công trình sản xuất và dịch vụ công cộng; kết nối hạ tầng; tác động môi trường; kế hoạch triển khai, nguồn lực thực hiện và hiệu quả đầu tư; tình hình thực hiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất.
– Từng nội dung trong việc rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án QH2011 cần được phân tích, đánh giá các ưu điểm, các vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề bức xúc, khiếm khuyết, nhược điểm (kể cả do quy hoạch và tổ chức thực hiện, quản lý theo quy hoạch trước đây, có những nội dung không thực hiện được hoặc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn). Xác định các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, dẫn tới việc thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất chưa đạt mục tiêu đề ra; xác định các nội dung phải điều chỉnh mà quy hoạch lần này cần giải quyết.
c) Phân tích, đánh giá vai trò, vị thế, tiềm năng và động lực phát triển:
– Phân tích xu hướng phát triển của thế giới, quốc gia, vùng tác động vào Khu kinh tế Dung Quất. Xác định vai trò, vị trí của khu kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tác động ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải miền Trung… Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế Dung Quất với thành phố Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi và các khu vực kế cận như Khu kinh tế mở Chu Lai, Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô…, cũng như với các khu vực ven biển của Việt Nam. Xác định tiềm năng, động lực chính cho sự phát triển của khu kinh tế; dự báo sự phát triển kinh tế xã hội, dân số, lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động và đất đai, sự thay đổi của môi trường tự nhiên; dự báo nhu cầu sử dụng đất, quy mô các khu chức năng; xác định các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của khu kinh tế.
– Phân tích hiệu quả và ảnh hưởng lan tỏa của các dự án động lực đang triển khai.
– Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế. Cụ thể hóa các hình thái phát triển Khu kinh tế Dung Quất.
d) Điều chỉnh phát triển không gian khu kinh tế đến năm 2035:
– Xem xét điều chỉnh chiến lược phát triển, quy mô các khu chức năng trên cơ sở tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được và chưa đạt được so với định hướng của quy hoạch trước đó, cũng như việc xuất hiện các nhân tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.
– Xác định các khu chức năng cần giữ ổn định theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011; xác định các khu chức năng cần điều chỉnh, bổ sung; xác định các vùng động lực phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2035 gắn với hành lang liên kết và các vùng sinh thái cảnh quan.
– Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị, khu đô thị phù hợp với phạm vi quản lý hành chính cấp huyện hiện nay trên địa bàn khu kinh tế (huyện Bình Sơn, huyện Sơn Tịnh, huyện đảo Lý Sơn về thành phố Quảng Ngãi), trong đó khu vực Vạn Tường là hạt nhân trung tâm; các khu dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
đ) Tổ chức các khu chức năng trong khu kinh tế đến năm 2035:
– Về phát triển không gian các khu công nghiệp, kho tàng: Trên cơ sở các khu công nghiệp đã được xác định trong đồ án QH2011, tập trung phát triển Khu công nghiệp Tây Dung Quất, Khu công nghiệp Đông Dung Quất, Khu công nghiệp Tịnh Phong (Bao gồm khu công nghiệp Tịnh Phong hiện hữu và Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi) và Khu công nghiệp Bình Hòa – Bình Phước; xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Dung Quất II và cảng Dung Quất II phù hợp với chiến lược phát triển của Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới.
– Về không gian phát triển cảng biển và các khu dịch vụ hỗ trợ: Xây dựng hoàn thiện các bến cảng chuyên dụng và bến cảng tổng hợp gắn với phát triển Trung tâm logictics; các khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão, bến cảng cho tàu thuyền nghề cá, dịch vụ hậu cần và du lịch; gắn quy hoạch hệ thống cảng biển với quy hoạch không gian mặt nước với hệ thống luồng, lạch ra vào cảng, cửa biển; xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cảng Dung Quất II.
– Về không gian phát triển du lịch – không gian xanh:
– Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sinh thái biển gắn kết với khu vực đã và đang hình thành, như quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và đô thị tại khu vực Vạn Tường, khu du lịch sinh thái Thiên Đàng – Khe Hai, khu du lịch Ba Làng An…; khai thác đặc trưng về cảnh quan, sinh thái sông biển và văn hóa tại khu vực; phù hợp với yêu cầu phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ven biển có đẳng cấp quốc tế, có tính đặc thù và tính cạnh tranh cao.
+ Phát triển hệ thống cây xanh cách ly, hình thành các vùng đệm sinh thái giữa các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch; gắn với khai thác cảnh quan sông Trà Bồng, sông Cà Ninh và khu vực cửa sông biển gần với cảng hành khách phục vụ du lịch.
– Về không gian phát triển nông, lâm nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn kết hữu cơ với không gian làng xóm và các điểm dân cư nông thôn. Khoanh vùng bảo vệ và phát triển không gian lâm nghiệp như rừng phòng hộ ven biển, rừng sản xuất. Xây dựng các lâm viên rừng nhằm khai thác tối đa các lợi thế về cảnh quan sinh thái kết hợp vào phát triển du lịch. Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn kết với hệ thống bến cảng địa phương, chợ đầu mối… nâng cấp hệ thống các cụm cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, dân sinh.
– Về không gian phát triển đô thị và nông thôn:
+ Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị, khu đô thị phù hợp với phạm vi quản lý hành chính cấp huyện hiện nay trên địa bàn khu kinh tế, gắn với cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư nông thôn hiện hữu để giải quyết các vấn đề nơi ở, làm việc, đi lại, vui chơi, giải trí và các nhu cầu khác của người dân trong khu kinh tế. Kết nối không gian của Khu kinh tế Dung Quất với thành phố Quảng Ngãi, Khu kinh tế mở Chu Lai và khu vực lân cận.
+ Quy hoạch phát triển, tổ chức không gian đô thị phải phù hợp với yêu cầu phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ngãi, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng có xét đến yếu tố phát triển đột phá của khu kinh tế trong tương lai có nhu cầu lớn về lực lượng lao động phục vụ trong các khu công nghiệp và khu du lịch và xét đến yếu tố phát triển theo hướng là đô thị biển.
+ Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch (diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao) phù hợp với từng chức năng sử dụng đất cụ thể.
c) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035:
– Xác định ranh giới các khu chức năng thuộc Khu kinh tế Dung Quất, đề xuất quy mô sử dụng đất cho từng khu chức năng và các công trình chính theo cấu trúc phân khu đã lựa chọn. Dành quỹ đất phù hợp cho các chức năng công nghiệp, cảng biển, đô thị, du lịch, dịch vụ, tái định cư, nơi ở của công nhân và chuyên gia, các tuyến giao thông và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật…
– Xác định các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật có liên quan đến xây dựng và sử dụng đất từng khu vực; xác định các khu vực sử dụng không gian ngầm; kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn đến năm 2025 và dài hạn đến năm 2035. Dành quỹ đất dự trữ phát triển trong tương lai.
– Xác định diện tích đất cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là chuyển đổi đất lúa, đất rừng sang đất phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch…; đất phát triển công nghiệp sang đất phát triển đô thị, dịch vụ; việc sử dụng đất lấn biển cho phát triển các khu chức năng (nếu có); sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.
g) Thiết kế đô thị:
– Phát triển đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan vùng bờ biển từ Bình Hải xuống Bình Châu phải được khai thác triệt để.
– Phát triển cấu trúc khu kinh tế phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.
– Xác định khu vực đô thị hiện hữu; khu vực dự kiến phát triển mới; khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
– Định hướng về hình ảnh khu kinh tế và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.
– Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn trong khu kinh tế.
– Tổ chức không gian cây xanh: Xác định không gian xanh của khu kinh tế, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, vùng đệm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị; giải pháp cây xanh trong các trục không gian chính, các khu đô thị.
– Tổ chức không gian mặt nước: Đề xuất quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan không gian mặt nước ven biển, các mặt nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
h) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
– Hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội:
+ Tổ chức sắp xếp lại các khu vực phát triển đô thị. Gắn kết với đô thị là hệ thống trung tâm điều hành, quản lý khu kinh tế, trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, tài chính, trung tâm dịch vụ công cộng: Văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí và các trung tâm chuyên ngành khác.
+ Xác định vị trí, quy mô, tổ chức hệ thống các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề; các trung tâm hỗ trợ sản xuất công, nông, ngư nghiệp…; trung tâm thương mại dịch vụ, các chợ đầu mối; trung tâm dịch vụ du lịch.
– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Về hệ thống giao thông:
. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông kết nối đa phương tiện một cách thuận tiện giữa hệ thống giao thông đối nội với giao thông đối ngoại, tổ chức các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao của khu kinh tế, đặc biệt là với khu vực cảng Dung Quất và các khu chức năng có lưu lượng vận tải cao.
. Xác định mối liên kết trong chiến lược phát triển giao thông của quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng tỉnh Quảng Ngãi liên quan trực tiếp đến Khu kinh tế Dung Quất và các giải pháp kết nối giao thông của khu kinh tế với quốc lộ 1, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các tuyến đường tỉnh…
. Giao thông đối nội: Rà soát các tuyến giao thông hiện có và các dự án giao thông đường bộ kết nối các khu chức năng trong khu kinh tế, nêu giải pháp điều chỉnh để đảm bảo giao thông đối nội; bổ sung quy hoạch các tuyến kết nối mới.
. Xác định vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính và hệ thống hào, tuynel kỹ thuật.
. Giao thông đường sắt: Quy hoạch các ga và tuyến giao thông đường sắt đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa của khu kinh tế.
. Giao thông hàng hải và đường thủy nội địa: nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh hệ thống cảng biển Dung Quất cho phù hợp với chiến lược phát triển mới; bố trí các luồng lạch ra vào cho tàu thuyền vận tải, tàu thuyền nghề cá, du lịch và các hoạt động khác; nghiên cứu đề xuất phương án bố trí cảng cạn kết hợp với trung tâm hỗ trợ dịch vụ công nghiệp.
. Phát triển giao thông công cộng theo hướng tiên tiến và hiệu quả, hình thành các tuyến hành khách kết nối thuận lợi với sân bay Chu Lai và thành phố Quảng Ngãi.
+ Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:
. Khoanh định các vùng phát triển, vùng cấm hoặc hạn chế xây dựng; đưa ra giải pháp lựa chọn đất xây dựng khu kinh tế; xác định lưu vực, hướng thoát nước chính; đề xuất các giải pháp về nền đất xây dựng; xác định cao độ khống chế xây dựng; các giải pháp về đê, kè, đập bảo vệ chống xói lở;
. Xác định chỉ tiêu, đề xuất các giải pháp nguồn, cân đối nhu cầu, đề xuất giải pháp, dự kiến các công trình đầu mối, tổ chức mạng lưới đường dây đường ống, xác định vị trí và quy mô các công trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác.
. Quy hoạch, rà soát sắp xếp lại các khu nghĩa trang nhân dân nhằm đảm bảo về môi trường và hiệu quả sử dụng đất.
i) Đánh giá môi trường chiến lược:
Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội gây ra; khoanh định các vùng bảo vệ thiên nhiên, các vùng cảnh quan, khu vực cấm xây dựng, khu vực bảo tồn… khu vực bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước thải, bãi thải, vùng ảnh hưởng khói bụi, khí độc hại, tiếng ồn… Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
k) Đề xuất các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện:
– Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo động lực phát triển, đảm bảo phù hợp với dự báo nguồn lực thực hiện. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu. Đề xuất các dự án chiến lược và lộ trình, phương thức thực hiện.
– Đề xuất các nguồn vốn, xác định quy mô nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch và phân tích tính khả thi của từng nguồn vốn.
– Nghiên cứu mô hình quản lý và thực hiện quy hoạch, phân định rõ vai trò của từng cơ quan (Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, sở, ban ngành và chính quyền địa phương) trong việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý hành chính trên địa bàn trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất.
l) Các yêu cầu khác:
– Nghiên cứu để kết nối kết cấu hạ tầng (hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật) Khu kinh tế Dung Quất với các khu vực xung quanh như: Khu kinh tế mở Chu Lai, thành phố Quảng Ngãi, …
– Các kết quả đồ án dự kiến đạt được; các vướng mắc chưa thể giải quyết trong khuôn khổ đồ án và kiến nghị hướng giải quyết.
– Các kiến nghị khác với trung ương và địa phương.
– Dự thảo quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch. Đề xuất cơ chế chính sách kiểm soát phát triển khu kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
– Thu thập và đánh giá việc quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các phân khu chức năng trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất, để từ đó nghiên cứu mô hình quản lý và thực hiện quy hoạch, phân định rõ vai trò của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản lý quy hoạch và quản lý hành chính trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
9. Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đô án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
10. Tổ chức thực hiện:
– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
– Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn kinh phí, phê duyệt tổng dự toán chi phí khảo sát, lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, NC, NN, KGVX, PL QHĐP; – Lưu: VT, CN (3).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.