BỘ TƯ PHÁP ——– Số: 2136/QĐ-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Cơ cấu tổ chức
của Trường Cao đang Luật miền Trung
———
BÔ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành pháp Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
Căn cứ Quyết định số 866/QĐ-BLĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Trung;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Cao đăng Luật miền Trung.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Trường Cao đẳng Luật miền Trung (sau đây gọi tắt là “Trường”) là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp về lĩnh vực pháp luật; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề; nghiên cứu khoa học pháp lý.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật và có trụ sở tại Tổ Dân phố 6, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và có tên giao dịch quốc tế là Middle-Region College of Law (viết tắt là MRCL).
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn, hàng năm của Trường; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường trình Hội đồng trường theo quy định; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tư pháp.
2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực pháp luật trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
5. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
7. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
8. Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường và theo quy định pháp luật; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống theo quy định.
9. Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Trường.
10. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.
11. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo của Trường. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Trường.
12. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
13. Tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Trường và nhu cầu của xã hội.
14. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động.
15. Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; tự kiểm tra, thanh tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra đào tạo theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện công tác thi đua, khen thưỏưg và quản lý đội ngũ viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; tô chức thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Nhà trường.
18. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại Điều 25 Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều 8 Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Trường, gồm:
a) Hội đồng Trường
Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường cao đẳng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.
Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưỏng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công, số lưọng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.
c) Các phòng chức năng thuộc Trường
– Phòng Tổ chức – Hành chính – Thư viện;
– Phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên;
– Phòng Tài chính – Kế toán;
– Phòng Quản trị.
d) Các khoa thuộc Trường
– Khoa Đào tạo cơ bản;
– Khoa Đào tạo cơ sở;
– Khoa Đào tạo nghiệp vụ.
đ) Đơn vị sự nghiệp thuộc Trường: Trung tâm Tư vấn pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, các đơn vị dịch vụ trực thuộc Trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức đoàn thể
– Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Công đoàn;
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Các tổ chức xã hội khác.
Tổ chức Cơ sở Đảng, các đoàn thể và các tổ chức xã hội của Trường được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Đảng, Điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Trường với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, quy định của pháp luật và các quy định cụ thể sau:
1. Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Trường là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến các đơn vị thuộc Bộ thì Trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ về việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Trường thì Trường có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Trường với các đon vị có liên quan thuộc Bộ thì Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác giữa Trường và một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch công tác về tổ chức, biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức, người lao động của Trường; về quy mô tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch – Tài chính xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và các hoạt động tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dụng các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
d) Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học pháp lý xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
đ) Phối hợp với các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường và phối hợp thẩm định, góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu.
e) Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong ngành Tư pháp về việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để viên chức, người lao động của Trường tham gia giảng dạy, nghiên cún khoa học, trao đổi kinh nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Trường.
g) Phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Bộ Tư pháp.
5. Quan hệ công tác giữa Trường với các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Trung và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 6; – Bộ Nội vụ; – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; – Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình; – Đảng uỷ – Bộ Tư pháp; – Các Thứ trưởng; – Các tổ chức CT – XH BTP; – Sở Tư pháp, Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cổng Thông tin điện tử BTP; – Lưu: VT, TCCB, CĐLMT.
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long |
Reviews
There are no reviews yet.