Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1574/QĐ-UBND Kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
——-

Số: 1574/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 10 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021-2023

——–

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Thực hiện nội dung Công văn số 896/BNN-TCTS ngày 26/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản; Công văn 1500/TCTS-BTPTNT ngày 04/8/2020 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn thả giống tái tạo và phóng sinh các loại thủy sản và các tài liệu hướng dẫn kèm theo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2555/TTr-SNNPTNT ngày 01/10/2020, ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2282/STC-HCSN&DN ngày 30/9/2020; của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1541/SKHĐT-KTN ngày 18/9/2020 và của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1150/SKHCN-KHTC ngày 18/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023.

Điều 2.Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4.Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– CT, PCT UBND tỉnh;
– VPUB: PCVP (NN), TH, KT, CBTH;
– Lưu: VT, NN-TN (Inphong372)

CHỦ TỊCH

Đặng Văn Minh

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. Mục tiêu Kế hoạch

I. Mục tiêu chung

– Thả giống nhằm bổ sung, tăng cường nguồn lợi thủy sản giống trong các thủy vực, gia tăng số lượng cá thể, quần đàn phục vụ khai thác thủy sản; đồng thời phục hồi, tái tạo và phát triển quần đàn các loài thủy sản đặc trưng, đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đã và đang bị suy giảm trong tự nhiên, tạo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học lại các thủy vực trên địa bàn tỉnh.

– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là cộng đồng dân cư sinh kế bằng nguồn lợi thủy sản, không khai thác, đánh bắt các loài thủy sản ngay sau thời điểm thả giống tái tạo theo quy định, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác khai thác, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn thể, chính trị xã hội tham gia công tác thả bổ sung giống về môi trường tự nhiên, hoạt động thả giống gắn với các ngày lễ lớn, sự kiện ngành Thủy sản, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

II. Mục tiêu cụ thể

– Hàng năm tổ chức 01-02 buổi tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn của nhà nước về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư về công tác khai thác, đánh bắt hợp lý nguồn lợi thủy sản như: quy định kích cỡ mắt lưới, kích cỡ thủy sản khai thác ở các địa phương có thả giống bổ sung,…

– Giai đoạn 2021 – 2023 thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên trên 3.700.000 con giống thủy sản các loại, trong đó mỗi năm thả từ 1.104.000-1.578.000 con giống. Lựa chọn đối tượng thủy sản thả phù hợp với đặc điểm từng thủy vực trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản như hiện nay; thông qua đó, phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tỉnh.

B. Nội dung Kế hoạch

I. Công tác tuyên truyền

1. Nội dung tuyên truyền

– Các quy định hướng dẫn của Trung Ương.

– Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản có liên quan về hoạt động tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; tuyên truyền về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, ngư cụ cấm, nghề cấm và khai thác các loài trong danh mục cấm.

2. Hình thức tuyên truyền

– Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi phát cho người dân; in ấn băng rôn, khẩu hiệu về công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản;

– Phổ biến, tuyên truyền Luật thủy sản, các quy định, hướng dẫn của nhà nước, các biện pháp kỹ thuật kinh nghiệm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các buổi tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, Đài Phát thanh – Truyền hình, Đài truyền thanh ở địa phương, xe lưu động tuyên truyền, qua các mạng xã hội…

– Tổ chức buổi tuyên truyền ở địa phương: Mỗi năm chọn 01-02 địa phương để tổ chức tuyên truyền trực tiếp về thả giống tái tạo nguồn lợi với sự tham gia của cơ quan quản lý địa phương và cộng đồng người dân sống quanh khu vực thả giống.

II. Công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

1. Địa điểm thả giống tái tạo

– Khảo sát, lựa chọn các thủy vực tự nhiên phù hợp để loài thủy sản được thả có khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển; Ưu tiên lựa chọn các thủy vực được thả lần đầu, các thủy vực tự nhiên chưa được giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng hoặc thủy vực có các hội, tổ, đội được thành lập với mục đích báo về nguồn lợi thủy sản để đảm bảo mục đích thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi phục vụ cho cộng đồng.

– Giai đoạn 2021-2023 dự kiến các thủy vực tự nhiên trong tỉnh: Các ao, hồ, đập thủy lợi (Đakđrinh, Di Lăng, Nước Trong, Hà Nang, Núi Ngang, Suối Loa, Liệt Sơn, Tôn Dung,…); các đầm phá (An Khê, Lâm Bình, đầm Nước Mặn Sa Huỳnh,…); Rừng ngập mặn (Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi,…); Vùng hạ lưu các sông (Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu, sông Vệ); vùng biển ven bờ (các huyện, thị xã: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Bình Sơn, tp. Quảng Ngãi), khu bảo tồn biển Lý Sơn,…

2. Thời gian thả giống: Dự kiến tháng 4, tháng 5 hàng năm.

3. Đối tượng, quy cỡ giống thả

– Đối tượng: Các loài thủy sản truyền thống bản địa, loài có giá trị kinh tế, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, nguy cấp, quý hiếm; các giống loài thủy sản đã được sinh sản nhân tạo thành công. Tùy theo đặc điểm tự nhiên của từng thủy vực, đặc điểm sinh học của loài thủy sản, lựa chọn thả các đối tượng phù hợp, sinh trưởng và phát triển tốt ở thủy vực đó. Dự kiến một số đối tượng thả tái tạo như sau:

+ Thủy sản nước mặn, lợ: tôm bạc nghệ, tôm sú, tôm đất, ốc hương, hải sâm trắng, sá sùng, cá đối, cá chim vây vàng, cá hồng, cá bớp, cua xanh,…

+ Thủy sản nước ngọt: cá bống tượng, cá lăng nha, cá chép, cá trắm đen, cá trôi, cá trê, chạch vàng, chạch lấu, lươn,…

– Quy cỡ giống thả: Giống thủy sản thả tái tạo thường có kích thước lớn hơn so với giống thủy sản thả nuôi trong các ao, hồ nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên, tăng tỷ lệ sống của loài sau thả.

4. Lựa chọn con giống

Giống thủy sản thả tái tạo phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định của nhà nước và đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

+ Ngoại hình: Kích cỡ giống đồng đều, cân đối, đảm bảo quy cỡ, vây và vảy nguyên vẹn (đối với thủy sản có vảy), không xây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng tự nhiên.

+ Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

+ Tình trạng sức khỏe: con giống không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 01%.

5. Cơ cấu, mật độ giống thả

Cơ cấu và mật độ giống thả phải phù hợp với từng thủy vực, từng loài hay nhóm loài thả, căn cứ vào thành phần khu hệ thủy sản tự nhiên của thủy vực và thức ăn tự nhiên có trong thủy vực để điều chỉnh thành phần, mật độ thả cho phù hợp.

6. Công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả

– Trước khi thả giống, cơ quan quản lý thủy sản địa phương thông báo cho ngư dân ngừng hoạt động đánh bắt thủy sản trước 01 ngày và trong thời gian ít nhất 5 ngày sau khi thả, khu vực cấm đánh bắt là trong phạm vi bán kính khoảng 02 km tính từ địa điểm thả giống.

– Trong quá trình thả giống, cần theo dõi số lượng, khối lượng giống từng loài được thả vào thủy vực.

– Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong và sau thời điểm thả giống tái tạo.

Dự kiến đối tượng, số lượng, địa điểm thả tái tạo hàng năm có bảng Phụ lục I kèm theo.

III. Nhu cầu kinh phí

1. Dự kiến kinh phí cho Kế hoạch: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch: 03 tỷ (Ba tỷ đồng, dự kiến 01 tỷ/năm), trong đó:

– Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp: 2.850.000.000 (Hai tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng). Nguồn kinh phí này được cân đối bố trí trong dự toán chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm.

– Kinh phí huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, cơ quan: 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu đồng).

2. Dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm

Nguồn kinh phí từ NSNN cấp và huy động mỗi năm 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng). Trong đó:

– Kinh phí khảo sát, lựa chọn địa điểm thả giống: 13.140.000 đồng

– Kinh phí tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát: 92.160.000 đồng

– Kinh phí mua con giống (bao gồm vận chuyển đến nơi thả): 850.000.000 đồng

– Kinh phí thực hiện thả giống: 26.000.000 đồng

– Kinh phí khác (văn phòng phẩm, tổng kết….): 18.700.000 đồng

Cụ thể có Phụ lục II chi tiết kèm theo

3. Căn cứ tính toán kinh phí

– Nghị quyết 46/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về ban hành Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi;

– Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

– Thanh toán theo thực tế.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương các cấp có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

– Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng, giá trị nguồn tài nguyên thủy sản và phối hợp thực hiện công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả.

– Kêu gọi, huy động nguồn lực ngoài ngân sách của tỉnh để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở nhu cầu kinh phí do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, đề xuất, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

4. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan để chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, cụ thể:

– Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản hợp lý ở địa phương theo các quy định của nhà nước;

– Phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản./.

PHỤ LỤC I

DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM THẢ TÁI TẠO HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Đối tượng

Quy cỡ

ĐVT

Số lượng theo năm

Tổng

Dự kiến thủy vực thả

2021

2022

2023

I

Giống nước mặn, lợ

ngàn con

1.490

1.031

1.031

3.552

1.1

Cua xanh

C 4-5

20

20

các vùng Rừng ngập mặn, hạ lưu các con sông

1.2

Tôm sú, tôm bạc nghệ, tôm đất

Post 15-20

1.000

1.000

1.000

3.000

1.3

Hải sâm

>=6 cm

10

10

Vùng biển Lý Sơn

1.4

Ốc hương

5.000-7.000con/kg

450

450

Vùng biển, vùng biển ven bờ, đầm nước mặn Sa Huỳnh

1.5

Cá hồng

6-8cm/con

10

10

20

1.6

Cá đối

6-8cm/con

6-8cm/con

10

10

1.7

Cá chim vây vàng

11

8

19

1.8

Cá bớp

12-13cm/con

8

8

1.9

Sá sùng

3-5 cm

15

15

II

Giống nước ngọt

ngàn con

88

73

81

242

2.1

Cá trắm đen

8-10cm/con

12

10

22

Các đầm (An Khê, Lâm Bình), các hồ chứa nước, hồ thủy điện

2.2

Cá lăng nha

8-10cm/con

20

14

34

2.3

Cá thát lát

8-10cm/con

18

18

15

51

2.4

Cá chạch lấu, chạch vàng

8-10cm/con

15

15

30

25

Lươn

>=15 cm

10

10

2.6

Củ chép

8-10cm/con

15

15

10

40

Cá trắm cỏ, mè trắng

8-10cm/con

13

10

2.7

Cá trôi

10-12cm/con

20

12

32

Tổng (I+II)

ngàn con

1.578

1.104

1.112

3.794

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN ÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng theo năm

Đơn giá (đồng)

Kinh phí theo năm (đồng)

Tổng

(đồng)

2021

2022

2023

2021

2022

2023

I

Chi phí đi khảo sát, chọn địa điểm (06 huyện, thành phố)

13.140.000

13.140.000

13.140.000

39.420.000

1.1

Các huyện đồng bằng, miền núi (dự kiến 05 huyện)

huyện

5

5

5

1.628.000

8.140.000

8.140.000

8.140.000

24.420.000

1.2

Huyện Lý Sơn

đợt

1

1

1

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

15.000.000

II

Công tác tuyên truyền, bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả

92.160.000

92.160.000

92.160.000

276.480.000

2.1

Tập huấn

lớp

2

2

2

10.080.000

20.160.000

20.160.000

20.160.000

60.480.000

2.2

In băng rôn tuyên truyền

Cái

20

20

20

1.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

60.000.000

23

In tờ rơi

Tờ

1.000

1.000

1.000

6.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

18.000.000

2.4

Phát thanh, đài truyền hình,

10.000.000

10.000.000

10.000.000

30.000.000

2.5

Tuần tra, kiểm soát (3 ngày/huyện * 6 huyện, TP)

ngày

18

18

18

2.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

108.000.000

III

Chi phí mua giống thủy sản

ngàn con

1.578

1.104

1.112

850.000.000

851.000.000

850.000.000

2.551.000.000

3.1

Chi phí giống nước mặn, lợ

ngàn con

1.490

1.031

1.031

470.000.000

452.000.000

451.000.000

1.373.000.000

Cua xanh

20

3.000.000

60.000.000

60.000.000

Tôm sú, tôm bạc nghệ, tôm đất

1.000

1.000

1.000

120.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

360.000.000

Hải sâm

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

Ốc hương

450

200.000

90.000.000

90.000.000

Cá hồng

10

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

200.000.000

Cá đối

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

Cá chim vây vàng

11

8

12.000.000

132.000.000

96.000.000

228.000.000

Cá bớp

8

20.000.000

160.000.000

160.000.000

Sá sùng

15

5.000.000

75.000.000

75000.000

3.2

Chi phí giống nước ngọt

ngàn con

88

73

81

380.000.000

399.000.000

399.000.000

1.178.000.000

Cá trám đen

12

10

10.000.000

0

120.000.000

100.000.000

220.000.000

Cá lăng nha

20

14

5.000.000

100.000.000

0

70.000.000

170 000.000

Cá thát lát

18

18

15

5.000.000

90.000.000

90.000.000

75.000.000

255.000.000

Cá chạch lấu, chạch vàng

15

15

8.000000

120.000.000

120.000.000

0

240.000.000

Lươn

10

8.000.000

0

0

80.000.000

80.000.000

Cá chép

15

15

10

2.000.000

30.000.000

30.000.000

20.000.000

80.000.000

Cá trắm cỏ, mè trắng

13

10

3.000.000

39.000.000

30.000000

Cá trôi

20

12

2.000.000

40.000.000

0

24.000.000

64.000.000

IV

Chi phí thả giống

26.000.000

26.000.000

26.000.000

78.000.000

4.1

Huyện đồng bằng

đợt

3

3

3

4.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

36.000.000

4.2

Huyện miền núi

đợt

2

2

2

4.500.000

9.000.000

9.000.000

9.000.000

27.000.000

4.3

Huyện Lý Sơn

đợt

1

1

1

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

15.000.000

V

Chi phí khác (văn phòng phẩm, tổng kết)

18.700.000

17.700.000

18.700.000

55.100.000

TỔNG CỘNG

1.000.000.000

1.000.000.000

1.000.000.000

3.000.000.000

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1574/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1574/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 16/10/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
——-

Số: 1574/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 10 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021-2023

——–

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Thực hiện nội dung Công văn số 896/BNN-TCTS ngày 26/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản; Công văn 1500/TCTS-BTPTNT ngày 04/8/2020 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn thả giống tái tạo và phóng sinh các loại thủy sản và các tài liệu hướng dẫn kèm theo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2555/TTr-SNNPTNT ngày 01/10/2020, ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2282/STC-HCSN&DN ngày 30/9/2020; của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1541/SKHĐT-KTN ngày 18/9/2020 và của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1150/SKHCN-KHTC ngày 18/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023.

Điều 2.Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4.Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– CT, PCT UBND tỉnh;
– VPUB: PCVP (NN), TH, KT, CBTH;
– Lưu: VT, NN-TN (Inphong372)

CHỦ TỊCH

Đặng Văn Minh

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. Mục tiêu Kế hoạch

I. Mục tiêu chung

– Thả giống nhằm bổ sung, tăng cường nguồn lợi thủy sản giống trong các thủy vực, gia tăng số lượng cá thể, quần đàn phục vụ khai thác thủy sản; đồng thời phục hồi, tái tạo và phát triển quần đàn các loài thủy sản đặc trưng, đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đã và đang bị suy giảm trong tự nhiên, tạo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học lại các thủy vực trên địa bàn tỉnh.

– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là cộng đồng dân cư sinh kế bằng nguồn lợi thủy sản, không khai thác, đánh bắt các loài thủy sản ngay sau thời điểm thả giống tái tạo theo quy định, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác khai thác, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn thể, chính trị xã hội tham gia công tác thả bổ sung giống về môi trường tự nhiên, hoạt động thả giống gắn với các ngày lễ lớn, sự kiện ngành Thủy sản, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

II. Mục tiêu cụ thể

– Hàng năm tổ chức 01-02 buổi tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn của nhà nước về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư về công tác khai thác, đánh bắt hợp lý nguồn lợi thủy sản như: quy định kích cỡ mắt lưới, kích cỡ thủy sản khai thác ở các địa phương có thả giống bổ sung,…

– Giai đoạn 2021 – 2023 thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên trên 3.700.000 con giống thủy sản các loại, trong đó mỗi năm thả từ 1.104.000-1.578.000 con giống. Lựa chọn đối tượng thủy sản thả phù hợp với đặc điểm từng thủy vực trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản như hiện nay; thông qua đó, phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tỉnh.

B. Nội dung Kế hoạch

I. Công tác tuyên truyền

1. Nội dung tuyên truyền

– Các quy định hướng dẫn của Trung Ương.

– Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản có liên quan về hoạt động tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; tuyên truyền về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, ngư cụ cấm, nghề cấm và khai thác các loài trong danh mục cấm.

2. Hình thức tuyên truyền

– Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi phát cho người dân; in ấn băng rôn, khẩu hiệu về công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản;

– Phổ biến, tuyên truyền Luật thủy sản, các quy định, hướng dẫn của nhà nước, các biện pháp kỹ thuật kinh nghiệm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các buổi tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, Đài Phát thanh – Truyền hình, Đài truyền thanh ở địa phương, xe lưu động tuyên truyền, qua các mạng xã hội…

– Tổ chức buổi tuyên truyền ở địa phương: Mỗi năm chọn 01-02 địa phương để tổ chức tuyên truyền trực tiếp về thả giống tái tạo nguồn lợi với sự tham gia của cơ quan quản lý địa phương và cộng đồng người dân sống quanh khu vực thả giống.

II. Công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

1. Địa điểm thả giống tái tạo

– Khảo sát, lựa chọn các thủy vực tự nhiên phù hợp để loài thủy sản được thả có khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển; Ưu tiên lựa chọn các thủy vực được thả lần đầu, các thủy vực tự nhiên chưa được giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng hoặc thủy vực có các hội, tổ, đội được thành lập với mục đích báo về nguồn lợi thủy sản để đảm bảo mục đích thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi phục vụ cho cộng đồng.

– Giai đoạn 2021-2023 dự kiến các thủy vực tự nhiên trong tỉnh: Các ao, hồ, đập thủy lợi (Đakđrinh, Di Lăng, Nước Trong, Hà Nang, Núi Ngang, Suối Loa, Liệt Sơn, Tôn Dung,…); các đầm phá (An Khê, Lâm Bình, đầm Nước Mặn Sa Huỳnh,…); Rừng ngập mặn (Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi,…); Vùng hạ lưu các sông (Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu, sông Vệ); vùng biển ven bờ (các huyện, thị xã: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Bình Sơn, tp. Quảng Ngãi), khu bảo tồn biển Lý Sơn,…

2. Thời gian thả giống: Dự kiến tháng 4, tháng 5 hàng năm.

3. Đối tượng, quy cỡ giống thả

– Đối tượng: Các loài thủy sản truyền thống bản địa, loài có giá trị kinh tế, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, nguy cấp, quý hiếm; các giống loài thủy sản đã được sinh sản nhân tạo thành công. Tùy theo đặc điểm tự nhiên của từng thủy vực, đặc điểm sinh học của loài thủy sản, lựa chọn thả các đối tượng phù hợp, sinh trưởng và phát triển tốt ở thủy vực đó. Dự kiến một số đối tượng thả tái tạo như sau:

+ Thủy sản nước mặn, lợ: tôm bạc nghệ, tôm sú, tôm đất, ốc hương, hải sâm trắng, sá sùng, cá đối, cá chim vây vàng, cá hồng, cá bớp, cua xanh,…

+ Thủy sản nước ngọt: cá bống tượng, cá lăng nha, cá chép, cá trắm đen, cá trôi, cá trê, chạch vàng, chạch lấu, lươn,…

– Quy cỡ giống thả: Giống thủy sản thả tái tạo thường có kích thước lớn hơn so với giống thủy sản thả nuôi trong các ao, hồ nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên, tăng tỷ lệ sống của loài sau thả.

4. Lựa chọn con giống

Giống thủy sản thả tái tạo phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định của nhà nước và đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

+ Ngoại hình: Kích cỡ giống đồng đều, cân đối, đảm bảo quy cỡ, vây và vảy nguyên vẹn (đối với thủy sản có vảy), không xây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng tự nhiên.

+ Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

+ Tình trạng sức khỏe: con giống không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 01%.

5. Cơ cấu, mật độ giống thả

Cơ cấu và mật độ giống thả phải phù hợp với từng thủy vực, từng loài hay nhóm loài thả, căn cứ vào thành phần khu hệ thủy sản tự nhiên của thủy vực và thức ăn tự nhiên có trong thủy vực để điều chỉnh thành phần, mật độ thả cho phù hợp.

6. Công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả

– Trước khi thả giống, cơ quan quản lý thủy sản địa phương thông báo cho ngư dân ngừng hoạt động đánh bắt thủy sản trước 01 ngày và trong thời gian ít nhất 5 ngày sau khi thả, khu vực cấm đánh bắt là trong phạm vi bán kính khoảng 02 km tính từ địa điểm thả giống.

– Trong quá trình thả giống, cần theo dõi số lượng, khối lượng giống từng loài được thả vào thủy vực.

– Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong và sau thời điểm thả giống tái tạo.

Dự kiến đối tượng, số lượng, địa điểm thả tái tạo hàng năm có bảng Phụ lục I kèm theo.

III. Nhu cầu kinh phí

1. Dự kiến kinh phí cho Kế hoạch: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch: 03 tỷ (Ba tỷ đồng, dự kiến 01 tỷ/năm), trong đó:

– Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp: 2.850.000.000 (Hai tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng). Nguồn kinh phí này được cân đối bố trí trong dự toán chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm.

– Kinh phí huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, cơ quan: 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu đồng).

2. Dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm

Nguồn kinh phí từ NSNN cấp và huy động mỗi năm 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng). Trong đó:

– Kinh phí khảo sát, lựa chọn địa điểm thả giống: 13.140.000 đồng

– Kinh phí tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát: 92.160.000 đồng

– Kinh phí mua con giống (bao gồm vận chuyển đến nơi thả): 850.000.000 đồng

– Kinh phí thực hiện thả giống: 26.000.000 đồng

– Kinh phí khác (văn phòng phẩm, tổng kết….): 18.700.000 đồng

Cụ thể có Phụ lục II chi tiết kèm theo

3. Căn cứ tính toán kinh phí

– Nghị quyết 46/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về ban hành Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi;

– Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

– Thanh toán theo thực tế.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương các cấp có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

– Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng, giá trị nguồn tài nguyên thủy sản và phối hợp thực hiện công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả.

– Kêu gọi, huy động nguồn lực ngoài ngân sách của tỉnh để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở nhu cầu kinh phí do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, đề xuất, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

4. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan để chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, cụ thể:

– Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản hợp lý ở địa phương theo các quy định của nhà nước;

– Phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản./.

PHỤ LỤC I

DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM THẢ TÁI TẠO HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Đối tượng

Quy cỡ

ĐVT

Số lượng theo năm

Tổng

Dự kiến thủy vực thả

2021

2022

2023

I

Giống nước mặn, lợ

ngàn con

1.490

1.031

1.031

3.552

1.1

Cua xanh

C 4-5

20

20

các vùng Rừng ngập mặn, hạ lưu các con sông

1.2

Tôm sú, tôm bạc nghệ, tôm đất

Post 15-20

1.000

1.000

1.000

3.000

1.3

Hải sâm

>=6 cm

10

10

Vùng biển Lý Sơn

1.4

Ốc hương

5.000-7.000con/kg

450

450

Vùng biển, vùng biển ven bờ, đầm nước mặn Sa Huỳnh

1.5

Cá hồng

6-8cm/con

10

10

20

1.6

Cá đối

6-8cm/con

6-8cm/con

10

10

1.7

Cá chim vây vàng

11

8

19

1.8

Cá bớp

12-13cm/con

8

8

1.9

Sá sùng

3-5 cm

15

15

II

Giống nước ngọt

ngàn con

88

73

81

242

2.1

Cá trắm đen

8-10cm/con

12

10

22

Các đầm (An Khê, Lâm Bình), các hồ chứa nước, hồ thủy điện

2.2

Cá lăng nha

8-10cm/con

20

14

34

2.3

Cá thát lát

8-10cm/con

18

18

15

51

2.4

Cá chạch lấu, chạch vàng

8-10cm/con

15

15

30

25

Lươn

>=15 cm

10

10

2.6

Củ chép

8-10cm/con

15

15

10

40

Cá trắm cỏ, mè trắng

8-10cm/con

13

10

2.7

Cá trôi

10-12cm/con

20

12

32

Tổng (I+II)

ngàn con

1.578

1.104

1.112

3.794

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN ÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng theo năm

Đơn giá (đồng)

Kinh phí theo năm (đồng)

Tổng

(đồng)

2021

2022

2023

2021

2022

2023

I

Chi phí đi khảo sát, chọn địa điểm (06 huyện, thành phố)

13.140.000

13.140.000

13.140.000

39.420.000

1.1

Các huyện đồng bằng, miền núi (dự kiến 05 huyện)

huyện

5

5

5

1.628.000

8.140.000

8.140.000

8.140.000

24.420.000

1.2

Huyện Lý Sơn

đợt

1

1

1

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

15.000.000

II

Công tác tuyên truyền, bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả

92.160.000

92.160.000

92.160.000

276.480.000

2.1

Tập huấn

lớp

2

2

2

10.080.000

20.160.000

20.160.000

20.160.000

60.480.000

2.2

In băng rôn tuyên truyền

Cái

20

20

20

1.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

60.000.000

23

In tờ rơi

Tờ

1.000

1.000

1.000

6.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

18.000.000

2.4

Phát thanh, đài truyền hình,

10.000.000

10.000.000

10.000.000

30.000.000

2.5

Tuần tra, kiểm soát (3 ngày/huyện * 6 huyện, TP)

ngày

18

18

18

2.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

108.000.000

III

Chi phí mua giống thủy sản

ngàn con

1.578

1.104

1.112

850.000.000

851.000.000

850.000.000

2.551.000.000

3.1

Chi phí giống nước mặn, lợ

ngàn con

1.490

1.031

1.031

470.000.000

452.000.000

451.000.000

1.373.000.000

Cua xanh

20

3.000.000

60.000.000

60.000.000

Tôm sú, tôm bạc nghệ, tôm đất

1.000

1.000

1.000

120.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

360.000.000

Hải sâm

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

Ốc hương

450

200.000

90.000.000

90.000.000

Cá hồng

10

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

200.000.000

Cá đối

10

10.000.000

100.000.000

100.000.000

Cá chim vây vàng

11

8

12.000.000

132.000.000

96.000.000

228.000.000

Cá bớp

8

20.000.000

160.000.000

160.000.000

Sá sùng

15

5.000.000

75.000.000

75000.000

3.2

Chi phí giống nước ngọt

ngàn con

88

73

81

380.000.000

399.000.000

399.000.000

1.178.000.000

Cá trám đen

12

10

10.000.000

0

120.000.000

100.000.000

220.000.000

Cá lăng nha

20

14

5.000.000

100.000.000

0

70.000.000

170 000.000

Cá thát lát

18

18

15

5.000.000

90.000.000

90.000.000

75.000.000

255.000.000

Cá chạch lấu, chạch vàng

15

15

8.000000

120.000.000

120.000.000

0

240.000.000

Lươn

10

8.000.000

0

0

80.000.000

80.000.000

Cá chép

15

15

10

2.000.000

30.000.000

30.000.000

20.000.000

80.000.000

Cá trắm cỏ, mè trắng

13

10

3.000.000

39.000.000

30.000000

Cá trôi

20

12

2.000.000

40.000.000

0

24.000.000

64.000.000

IV

Chi phí thả giống

26.000.000

26.000.000

26.000.000

78.000.000

4.1

Huyện đồng bằng

đợt

3

3

3

4.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

36.000.000

4.2

Huyện miền núi

đợt

2

2

2

4.500.000

9.000.000

9.000.000

9.000.000

27.000.000

4.3

Huyện Lý Sơn

đợt

1

1

1

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

15.000.000

V

Chi phí khác (văn phòng phẩm, tổng kết)

18.700.000

17.700.000

18.700.000

55.100.000

TỔNG CỘNG

1.000.000.000

1.000.000.000

1.000.000.000

3.000.000.000

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1574/QĐ-UBND Kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi”