THÔNG TƯ
LIÊN NGÀNH TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ TƯ PHÁP SỐ 6-TT/LN NGÀY 30-12-1986
HƯỚNG DẪN VỀ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT NHỮNG VIỆC LY HÔN GIỮA CÁC CÔNG DÂN VIỆT NAM MÀ MỘT BÊN Ở NƯỚC CHƯA CÓ HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỚI NƯỚC TA.
Hiện nay có một số việc ly hôn giữa các công dân Việt Nam mà một bên đang ở nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hôn nhân và gia đình với nước ta. Trong những nước nói trên, có nước đã có quan hệ ngoại giao và có nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta.
Căn cứ vào Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ra thông tư hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết những việc ly hôn nói trên như sau:
1. Đối với những việc ly hôn nói trên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự và để người ở ngoài nước thấy rõ thái độ đúng đắn của Nhà nước ta, các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương cần thụ lý và giải quyết, không phân biệt đương sự ở ngoài nước là người đã được Nhà nước ta cho phép xuất cảnh, người di tản hoặc trốn ra nước ngoài.
2. Người Việt Nam ở các nước nói trên xin ly hôn với vợ, chồng ở trong nước có thể đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước họ cư trú hoặc ở nước khác chuyển đơn về nước và chứng nhận giấy tờ cần thiết. Họ cũng có thể trực tiếp gửi đơn xin ly hôn cho Bộ Tư pháp hoặc Toà án nhân dân tối cao. Toà án nhân dân địa phương trực tiếp nhận được đơn xin ly hôn loại này của đương sự ở ngoài nước gửi về phải báo cáo ngay cho Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp một bên đương sự ở nước có quan hệ ngoại giao với nước ta, thì khi điều tra và xét xử vụ kiện, Toà án có thể uỷ thác cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước đó hoặc Toà án nước sở tại lấy lời khai của đương sự và tống đạt cho họ những giấy tờ cần thiết như đã được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn trong thông tư số 11-TATC ngày 12-7-1974 (xem hệ thống hoá luật lệ tố tụng dân sự, tập 1 trang 198).
Nếu nguyên đơn ở nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta, nhưng họ đã nhờ cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước khác chuyển đơn về nước, thì Toà án cũng có thể thông qua cơ quan đại diện đó để chuyển cho đương sự những giấy tờ của Toà án hoặc yêu cầu đương sự gửi về Toà án những lời khai có liên quan đến vụ kiện.
Nếu không có điều kiện liên hệ theo cách nói trên, nhưng đương sự có thân nhân ở trong nước, thì Toà án có thể yêu cầu thân nhân của họ báo cho đương sự gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Nguyên đơn ở trong nước cũng có thể tự mình hoặc nhờ luật sư của họ liên hệ với bị đơn ở ngoài nước để yêu cầu bị đơn gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử nếu đương sự ở trong nước công nhận những lời khai hoặc tài liệu gửi về đúng là của vợ, chồng họ ở ngoài nước.
4. Đối với những việc ly hôn nói trên, Toà án điều tra, xét xử, không hoà giải. Trước khi xét xử, Toà án báo cho đương sự biết ngày mở phiên toà theo cách liên hệ đã nói ở điểm 3 của Thông tư này mà không triệu tập họ về tham gia phiên toà.
Trong trường hợp không biết địa chỉ của bị đơn hoặc đã lâu không có tin tức của bị đơn, hoặc không liên hệ được với bị đơn ở ngoài nước, thì Toà án có thể xử cho ly hôn theo thủ tục ly hôn với người giấu địa chỉ hoặc người không có tin tức lâu ngày, đã đwọc Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Thông tư số 3-TATC ngày 3-3-1966 (xem hệ thống hoá luật lệ tố tụng dân sự – tập I, trang 126 – 127).
Trong phiên toà xử những việc ly hôn nói trên, cần phải có Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia tố tụng.
5. Khi xét xử những việc ly hôn nói trên, Toà án cần chú ý bảo vệ quyền lợi của người vợ, hoặc chồng và các con của họ ở trong nước. Tài sản của vợ chồng sẽ chia theo những nguyên tắc đã quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp ly hôn nhằm mục đích đưa con ra nước ngoài hoặc có những vấn đề phức tạp khác thì trước khi xét xử, Tòa án cần trao đổi với Viện Kiểm sát và các cơ quan hữu quan khác.
Toà án phải tống đạt bản sao án cho đương sự ở ngoài nước theo cách thức liên hệ đã nói ở điểm 3 của Thông tư này để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật.
6. Trường hợp cần liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở ngoài nước, Tòa án nhân dân địa phương phải gửi văn bản về Toà án nhân dân tối cao để chuyển cho Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp sẽ chuyển cho Bộ Ngoại giao.
7. Đối với loại việc này, ngoài án phí thông thường, các đương sự ở trong và ngoài nước còn phải thanh toán các khoản cước phí bưu điện mà Tòa án đã thực chi để gửi ra ngoài nước các tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ kiện. Do đó, nguyên đơn ở trong nước hoặc ở ngoài nước, ngoài việc phải tạm nộp án phí thông thường, còn phải ứng cả tiền cước phí bưu điện do Tòa án quyết định căn cứ vào giá cước đối với từng nước và tính chất vụ kiện đơn giản hay phức tạp. Khi xét xử, toà án sẽ tính cụ thể tiền án phí.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc gì, các tỉnh, thành cần báo cáo xin ý kiến của các ngành cấp trên.
THÔNG TƯ
LIÊN NGÀNH TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ TƯ PHÁP SỐ 6-TT/LN NGÀY 30-12-1986
HƯỚNG DẪN VỀ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT NHỮNG VIỆC LY HÔN GIỮA CÁC CÔNG DÂN VIỆT NAM MÀ MỘT BÊN Ở NƯỚC CHƯA CÓ HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỚI NƯỚC TA.
Hiện nay có một số việc ly hôn giữa các công dân Việt Nam mà một bên đang ở nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hôn nhân và gia đình với nước ta. Trong những nước nói trên, có nước đã có quan hệ ngoại giao và có nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta.
Căn cứ vào Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ra thông tư hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết những việc ly hôn nói trên như sau:
1. Đối với những việc ly hôn nói trên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự và để người ở ngoài nước thấy rõ thái độ đúng đắn của Nhà nước ta, các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương cần thụ lý và giải quyết, không phân biệt đương sự ở ngoài nước là người đã được Nhà nước ta cho phép xuất cảnh, người di tản hoặc trốn ra nước ngoài.
2. Người Việt Nam ở các nước nói trên xin ly hôn với vợ, chồng ở trong nước có thể đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước họ cư trú hoặc ở nước khác chuyển đơn về nước và chứng nhận giấy tờ cần thiết. Họ cũng có thể trực tiếp gửi đơn xin ly hôn cho Bộ Tư pháp hoặc Toà án nhân dân tối cao. Toà án nhân dân địa phương trực tiếp nhận được đơn xin ly hôn loại này của đương sự ở ngoài nước gửi về phải báo cáo ngay cho Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp một bên đương sự ở nước có quan hệ ngoại giao với nước ta, thì khi điều tra và xét xử vụ kiện, Toà án có thể uỷ thác cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước đó hoặc Toà án nước sở tại lấy lời khai của đương sự và tống đạt cho họ những giấy tờ cần thiết như đã được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn trong thông tư số 11-TATC ngày 12-7-1974 (xem hệ thống hoá luật lệ tố tụng dân sự, tập 1 trang 198).
Nếu nguyên đơn ở nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta, nhưng họ đã nhờ cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước khác chuyển đơn về nước, thì Toà án cũng có thể thông qua cơ quan đại diện đó để chuyển cho đương sự những giấy tờ của Toà án hoặc yêu cầu đương sự gửi về Toà án những lời khai có liên quan đến vụ kiện.
Nếu không có điều kiện liên hệ theo cách nói trên, nhưng đương sự có thân nhân ở trong nước, thì Toà án có thể yêu cầu thân nhân của họ báo cho đương sự gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Nguyên đơn ở trong nước cũng có thể tự mình hoặc nhờ luật sư của họ liên hệ với bị đơn ở ngoài nước để yêu cầu bị đơn gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử nếu đương sự ở trong nước công nhận những lời khai hoặc tài liệu gửi về đúng là của vợ, chồng họ ở ngoài nước.
4. Đối với những việc ly hôn nói trên, Toà án điều tra, xét xử, không hoà giải. Trước khi xét xử, Toà án báo cho đương sự biết ngày mở phiên toà theo cách liên hệ đã nói ở điểm 3 của Thông tư này mà không triệu tập họ về tham gia phiên toà.
Trong trường hợp không biết địa chỉ của bị đơn hoặc đã lâu không có tin tức của bị đơn, hoặc không liên hệ được với bị đơn ở ngoài nước, thì Toà án có thể xử cho ly hôn theo thủ tục ly hôn với người giấu địa chỉ hoặc người không có tin tức lâu ngày, đã đwọc Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Thông tư số 3-TATC ngày 3-3-1966 (xem hệ thống hoá luật lệ tố tụng dân sự – tập I, trang 126 – 127).
Trong phiên toà xử những việc ly hôn nói trên, cần phải có Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia tố tụng.
5. Khi xét xử những việc ly hôn nói trên, Toà án cần chú ý bảo vệ quyền lợi của người vợ, hoặc chồng và các con của họ ở trong nước. Tài sản của vợ chồng sẽ chia theo những nguyên tắc đã quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp ly hôn nhằm mục đích đưa con ra nước ngoài hoặc có những vấn đề phức tạp khác thì trước khi xét xử, Tòa án cần trao đổi với Viện Kiểm sát và các cơ quan hữu quan khác.
Toà án phải tống đạt bản sao án cho đương sự ở ngoài nước theo cách thức liên hệ đã nói ở điểm 3 của Thông tư này để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật.
6. Trường hợp cần liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở ngoài nước, Tòa án nhân dân địa phương phải gửi văn bản về Toà án nhân dân tối cao để chuyển cho Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp sẽ chuyển cho Bộ Ngoại giao.
7. Đối với loại việc này, ngoài án phí thông thường, các đương sự ở trong và ngoài nước còn phải thanh toán các khoản cước phí bưu điện mà Tòa án đã thực chi để gửi ra ngoài nước các tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ kiện. Do đó, nguyên đơn ở trong nước hoặc ở ngoài nước, ngoài việc phải tạm nộp án phí thông thường, còn phải ứng cả tiền cước phí bưu điện do Tòa án quyết định căn cứ vào giá cước đối với từng nước và tính chất vụ kiện đơn giản hay phức tạp. Khi xét xử, toà án sẽ tính cụ thể tiền án phí.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc gì, các tỉnh, thành cần báo cáo xin ý kiến của các ngành cấp trên.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.