Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 34/CT-TTg 2020 tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________

Số: 34/CT-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

CHỈ THỊ

Về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất,kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục

__________

Nước sạch là một phần của cơ thể sống, là nhu yếu phẩm không thể thiếu, không thể thay thế trong đời sống hàng ngày của con người. Nước sạch là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực cấp nước sạch và đạt nhiều kết quả quan trọng như: thể chế, chính sách từng bước được bổ sung, hoàn thiện; năng lực cấp nước, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tầm quan trọng của nước sạch đối với con người và vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh nước sạch tiếp tục được khẳng định tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020, trong đó bổ sung ngành nghề kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc, quản lý phát triển cấp nước sạch vẫn còn một số hạn chế như: thể chế về cấp nước sạch còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tầm quan trọng đặc biệt của nước sạch; công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, có nơi còn buông lỏng dẫn đến nhiều nguy cơ mất an ninh, an toàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước,… Một số sự cố cấp nước ở các đô thị lớn chưa được kiểm soát, xử lý kịp thời, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa và nâng cao chất lượng sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân quán triệt, thực hiện tốt một số nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:

1. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cần quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2. Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn. Mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn trong sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

3. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các khu vực khô hạn thiếu nước, nhiễm mặn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đồng thời bảo đảm yêu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Tập trung nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch; bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Bộ Xây dựng:

a) Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Luật Quản lý cấp nước sạch vào năm 2022;

b) Rà soát, nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011, hoàn thành năm 2021. Trong đó tập trung vào các nội dung như: bảo đảm an ninh, an toàn sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn nước, nhà máy sản xuất, mạng lưới truyền tải và phân phối nước; hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước sạch, hợp đồng dịch vụ cấp nước và thủ tục đấu nối nước sạch; rà soát, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm soát việc bảo đảm an toàn nguồn nước, công trình cấp nước trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cấp nước;…

c) Xây dựng đề án thành lập cổng thông tin giám sát trực tuyến về chỉ số cấp nước và chất lượng nước sạch của các hệ thống cấp nước; chia sẻ dữ liệu giữa Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cấp nước (tích hợp dữ liệu quan trắc chất lượng nguồn nước nguyên liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường), thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên môn tại địa phương giám sát trực tuyến các hệ thống cấp nước trên địa bàn và phối hợp chính quyền địa phương xử lý khi xảy ra sự cố;

d) Nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa (thực hiện theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020); trong đó đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, vận hành, giám sát đối với hệ thống sản xuất, cung cấp nước đô thị để vừa huy động được nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, vừa bảo đảm việc điều hành, quản lý của nhà nước, khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn;

đ) Xây dựng đề án thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn và mô hình cấp nước sạch liên tỉnh, liên vùng;

e) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về cấp nước; xây dựng tiêu chí đánh giá và quy định chứng nhận công trình bảo đảm cấp nước an toàn;

g) Rà soát, xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về sử dụng vật tư, thiết bị, công nghệ và quản lý vận hành công trình cấp nước;

h) Nghiên cứu, đánh giá điều kiện kinh tế, kỹ thuật và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dựng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn tại vùng ven biển, hải đảo và vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

i) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn theo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 và thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước tại các địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn cho cộng đồng;

k) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, lập danh mục các công trình cấp nước quan trọng có quy mô công suất lớn, phạm vi cấp nước rộng; xây dựng phương án kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước bao gồm nguồn nước, nhà máy nước, hệ thống truyền tải nước sạch và đề xuất phương án dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc lập, thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn công trình cấp nước tập trung nông thôn; Nghiên cứu lồng ghép nội dung bảo đảm cấp nước an toàn trong các chương trình, dự án về cấp nước sinh hoạt nông thôn;

b) Rà soát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; khai thác, bảo vệ hành lang đập, hồ chứa nước ưu tiên mục tiêu cấp nước sinh hoạt.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào hệ thống sông, hồ, nguồn nước có sử dụng vào mục đích sản xuất nước sạch.

c) Xây dựng cơ chế chia sẻ cơ sở dữ liệu quan trác chất lượng nguồn nước giữa các Bộ, ngành; chia sẻ thông tin về chất lượng nước để các nhà máy nước có cơ sở phục vụ công tác điều hành sản xuất.

4. Bộ Y tế:

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

5. Bộ Công an:

a) Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước và công trình cấp nước; phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ hành lang nguồn nước và công trình cấp nước;

b) Tập trung phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường, quản lý tài nguyên nước, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nước sạch;

c) Phối hợp xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an ninh, an toàn cấp nước.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tăng cường giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

b) Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phù hợp quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT;

c) Xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trên trên địa bàn;

d) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn, quản lý rủi ro; xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an ninh, an toàn cấp nước; chỉ đạo doanh nghiệp cấp nước lắp đặt thiết bị quan trắc trực tuyến chất lượng nước và chỉ số cấp nước các hệ thống cấp nước trên địa bàn và kết nối với cổng thông tin giám sát của Bộ Xây dựng;

đ) Tổ chức lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sạch và xả nước thải không đảm bảo quy định vào nguồn nước;

e) Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước đô thị đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, phương án cấp nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh về: giải pháp dự phòng nguồn nước, kết nối các vùng phục vụ cấp nước với các nhà máy nước; bố trí quỹ đất cho hồ sơ lắng và bể dự trữ nước trên hệ thống cấp nước; xây dựng quy chế phối hợp các Sở ngành địa phương về công tác bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, quản lý rủi ro và giải pháp khắc phục sự cố trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch;

g) Rà soát, kiểm tra việc giao vùng cấp nước, chỉ đạo ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị được giao vùng cấp nước. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng cấp nước giữa doanh nghiệp cấp nước bán buôn, bán lẻ; thủ tục đấu nối, cung cấp nước sạch tại các khu đô thị mới, khu dân cư bảo đảm thuận lợi cho người dân, cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục; rà soát công trình cấp nước riêng tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, chủ trương hạn chế khai thác, sử dụng nước ngầm và ưu tiên sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch;

h) Bố trí nguồn lực và kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư cho hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Việc cung cấp nước sạch cho các công trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được cơ quan chuyên môn xem xét đầy đủ, khả thi trong giai đoạn quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư và bảo đảm cung cấp ngay khi công trình, dự án đi vào hoạt động, tuyệt đối không để tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt.

i) Đổi mới mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và kịp thời ứng phó, xử lý sự cố.

k) Rà soát, đầu tư nâng cao năng lực phòng xét nghiệm ngoại kiểm chất lượng nước của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố;

l) Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng tiết kiệm nước sạch;

m) Định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả, hạn chế và đề xuất giải pháp quản lý cấp nước báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Văn phòng Trung ương Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Quốc hội;

VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, TGĐ Cổng TTĐT;

– Lưu: VT, CN (2)Vượng.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 34/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/08/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo , Tài nguyên-Môi trường
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________

Số: 34/CT-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

CHỈ THỊ

Về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất,kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục

__________

Nước sạch là một phần của cơ thể sống, là nhu yếu phẩm không thể thiếu, không thể thay thế trong đời sống hàng ngày của con người. Nước sạch là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực cấp nước sạch và đạt nhiều kết quả quan trọng như: thể chế, chính sách từng bước được bổ sung, hoàn thiện; năng lực cấp nước, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tầm quan trọng của nước sạch đối với con người và vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh nước sạch tiếp tục được khẳng định tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020, trong đó bổ sung ngành nghề kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc, quản lý phát triển cấp nước sạch vẫn còn một số hạn chế như: thể chế về cấp nước sạch còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tầm quan trọng đặc biệt của nước sạch; công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, có nơi còn buông lỏng dẫn đến nhiều nguy cơ mất an ninh, an toàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước,… Một số sự cố cấp nước ở các đô thị lớn chưa được kiểm soát, xử lý kịp thời, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa và nâng cao chất lượng sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân quán triệt, thực hiện tốt một số nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:

1. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cần quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2. Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn. Mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn trong sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

3. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các khu vực khô hạn thiếu nước, nhiễm mặn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đồng thời bảo đảm yêu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Tập trung nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch; bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Bộ Xây dựng:

a) Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Luật Quản lý cấp nước sạch vào năm 2022;

b) Rà soát, nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011, hoàn thành năm 2021. Trong đó tập trung vào các nội dung như: bảo đảm an ninh, an toàn sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn nước, nhà máy sản xuất, mạng lưới truyền tải và phân phối nước; hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước sạch, hợp đồng dịch vụ cấp nước và thủ tục đấu nối nước sạch; rà soát, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm soát việc bảo đảm an toàn nguồn nước, công trình cấp nước trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cấp nước;…

c) Xây dựng đề án thành lập cổng thông tin giám sát trực tuyến về chỉ số cấp nước và chất lượng nước sạch của các hệ thống cấp nước; chia sẻ dữ liệu giữa Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cấp nước (tích hợp dữ liệu quan trắc chất lượng nguồn nước nguyên liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường), thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên môn tại địa phương giám sát trực tuyến các hệ thống cấp nước trên địa bàn và phối hợp chính quyền địa phương xử lý khi xảy ra sự cố;

d) Nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa (thực hiện theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020); trong đó đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, vận hành, giám sát đối với hệ thống sản xuất, cung cấp nước đô thị để vừa huy động được nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, vừa bảo đảm việc điều hành, quản lý của nhà nước, khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước theo địa bàn;

đ) Xây dựng đề án thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn và mô hình cấp nước sạch liên tỉnh, liên vùng;

e) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về cấp nước; xây dựng tiêu chí đánh giá và quy định chứng nhận công trình bảo đảm cấp nước an toàn;

g) Rà soát, xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về sử dụng vật tư, thiết bị, công nghệ và quản lý vận hành công trình cấp nước;

h) Nghiên cứu, đánh giá điều kiện kinh tế, kỹ thuật và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dựng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn tại vùng ven biển, hải đảo và vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

i) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn theo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 và thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước tại các địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn cho cộng đồng;

k) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, lập danh mục các công trình cấp nước quan trọng có quy mô công suất lớn, phạm vi cấp nước rộng; xây dựng phương án kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước bao gồm nguồn nước, nhà máy nước, hệ thống truyền tải nước sạch và đề xuất phương án dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc lập, thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn công trình cấp nước tập trung nông thôn; Nghiên cứu lồng ghép nội dung bảo đảm cấp nước an toàn trong các chương trình, dự án về cấp nước sinh hoạt nông thôn;

b) Rà soát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; khai thác, bảo vệ hành lang đập, hồ chứa nước ưu tiên mục tiêu cấp nước sinh hoạt.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào hệ thống sông, hồ, nguồn nước có sử dụng vào mục đích sản xuất nước sạch.

c) Xây dựng cơ chế chia sẻ cơ sở dữ liệu quan trác chất lượng nguồn nước giữa các Bộ, ngành; chia sẻ thông tin về chất lượng nước để các nhà máy nước có cơ sở phục vụ công tác điều hành sản xuất.

4. Bộ Y tế:

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

5. Bộ Công an:

a) Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước và công trình cấp nước; phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ hành lang nguồn nước và công trình cấp nước;

b) Tập trung phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường, quản lý tài nguyên nước, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nước sạch;

c) Phối hợp xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an ninh, an toàn cấp nước.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tăng cường giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

b) Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phù hợp quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT;

c) Xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trên trên địa bàn;

d) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn, quản lý rủi ro; xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an ninh, an toàn cấp nước; chỉ đạo doanh nghiệp cấp nước lắp đặt thiết bị quan trắc trực tuyến chất lượng nước và chỉ số cấp nước các hệ thống cấp nước trên địa bàn và kết nối với cổng thông tin giám sát của Bộ Xây dựng;

đ) Tổ chức lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sạch và xả nước thải không đảm bảo quy định vào nguồn nước;

e) Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước đô thị đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, phương án cấp nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh về: giải pháp dự phòng nguồn nước, kết nối các vùng phục vụ cấp nước với các nhà máy nước; bố trí quỹ đất cho hồ sơ lắng và bể dự trữ nước trên hệ thống cấp nước; xây dựng quy chế phối hợp các Sở ngành địa phương về công tác bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, quản lý rủi ro và giải pháp khắc phục sự cố trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch;

g) Rà soát, kiểm tra việc giao vùng cấp nước, chỉ đạo ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị được giao vùng cấp nước. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng cấp nước giữa doanh nghiệp cấp nước bán buôn, bán lẻ; thủ tục đấu nối, cung cấp nước sạch tại các khu đô thị mới, khu dân cư bảo đảm thuận lợi cho người dân, cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục; rà soát công trình cấp nước riêng tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, chủ trương hạn chế khai thác, sử dụng nước ngầm và ưu tiên sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch;

h) Bố trí nguồn lực và kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư cho hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Việc cung cấp nước sạch cho các công trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được cơ quan chuyên môn xem xét đầy đủ, khả thi trong giai đoạn quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư và bảo đảm cung cấp ngay khi công trình, dự án đi vào hoạt động, tuyệt đối không để tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt.

i) Đổi mới mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và kịp thời ứng phó, xử lý sự cố.

k) Rà soát, đầu tư nâng cao năng lực phòng xét nghiệm ngoại kiểm chất lượng nước của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố;

l) Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng tiết kiệm nước sạch;

m) Định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả, hạn chế và đề xuất giải pháp quản lý cấp nước báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Văn phòng Trung ương Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Quốc hội;

VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, TGĐ Cổng TTĐT;

– Lưu: VT, CN (2)Vượng.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 34/CT-TTg 2020 tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch”