Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1100/QĐ-BXD Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg

BỘ XÂY DỰNG
_______

Số: 1100/QĐ-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng triển khai thực hiênChỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩymạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suấtlao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Chỉ thị số24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới”.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

Như điều 3;

Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);

– Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Hồng Hà

BỘ XÂY DỰNG
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủvề đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năngsuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1100/QĐ-BXD ngày 18/8/2020của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

____________

Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Xây dựng xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp thực tiễn phát triển của ngành, lĩnh vực Xây dựng.

2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, lãnh đạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng về việc thực hiện quan điểm “Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới”. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp.

3.Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải đồng bộ với sự phát triển Ngành xây dựng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả cùng với các kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Bộ Xây dựng.

II- NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong việc thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

– Lãnh đạo đơn vị phối hợp với cấp ủy đảng quán triệt nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Bộ Xây dựng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Thường xuyên nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện và kịp thời có biện pháp chấn chỉnh thiếu sót trong công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng góp phần đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng sự phát triển.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Triển khai áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Tăng cường đào tạo bảo đảm người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2030, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

3. Đẩy mạnh công tác dự báo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật dữ liệu về lao động kỹ năng nghề theo từng ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo. Thống kê và dự báo nhu cầu học sinh theo các ngành học, số học sinh tốt nghiệp có việc làm và nhu cầu của xã hội hàng năm và thường xuyên.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung – cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm cả lao động đi làm ở trong nước và nước ngoài.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Đẩy mạnh thông tin và truyền thông

Làm tốt công tác thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, nhằm huy động sự tham gia và nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển ngành xây dựng.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Trung tâm Thông tin thuộc Bộ Xây dựng phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

5. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng

Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhanh chóng ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển của ngành.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

6. Hoạt động hợp tác quốc tế, gắn kết với doanh nghiệp

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ. Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ. Chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trong điểm đã được phê duyệt.

Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Tạo cơ chế để xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động đảm bảo cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp hướng vào việc đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng và các ngành khác trong xã hội

Đơn vị thực hiện:Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

7. Đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án của Bộ và của đơn vị.

Đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo,

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đồng chí Thứ trưởng theo phân công phụ trách, tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch.

2.Thủ trưởng đơn vị phối hợp với cấp ủy tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch.

3. Giao Vụ Tổ chức cán bộ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; định kỳ quý IV hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định./.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Hồng Hà

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1100/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1100/QĐ-BXD Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Hồng Hà
Ngày ban hành: 18/08/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xây dựng , Cán bộ-Công chức-Viên chức
Tóm tắt văn bản

BỘ XÂY DỰNG
_______

Số: 1100/QĐ-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng triển khai thực hiênChỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩymạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suấtlao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Chỉ thị số24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới”.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

Như điều 3;

Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);

– Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Hồng Hà

BỘ XÂY DỰNG
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủvề đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năngsuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1100/QĐ-BXD ngày 18/8/2020của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

____________

Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Xây dựng xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp thực tiễn phát triển của ngành, lĩnh vực Xây dựng.

2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, lãnh đạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng về việc thực hiện quan điểm “Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới”. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp.

3.Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải đồng bộ với sự phát triển Ngành xây dựng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả cùng với các kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Bộ Xây dựng.

II- NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong việc thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

– Lãnh đạo đơn vị phối hợp với cấp ủy đảng quán triệt nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Bộ Xây dựng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Thường xuyên nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện và kịp thời có biện pháp chấn chỉnh thiếu sót trong công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng góp phần đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng sự phát triển.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Triển khai áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Tăng cường đào tạo bảo đảm người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2030, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

3. Đẩy mạnh công tác dự báo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật dữ liệu về lao động kỹ năng nghề theo từng ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo. Thống kê và dự báo nhu cầu học sinh theo các ngành học, số học sinh tốt nghiệp có việc làm và nhu cầu của xã hội hàng năm và thường xuyên.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung – cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm cả lao động đi làm ở trong nước và nước ngoài.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Đẩy mạnh thông tin và truyền thông

Làm tốt công tác thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề, nhằm huy động sự tham gia và nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển ngành xây dựng.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Trung tâm Thông tin thuộc Bộ Xây dựng phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

5. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng

Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhanh chóng ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển của ngành.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

6. Hoạt động hợp tác quốc tế, gắn kết với doanh nghiệp

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ. Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ. Chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trong điểm đã được phê duyệt.

Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Tạo cơ chế để xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động đảm bảo cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp hướng vào việc đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng và các ngành khác trong xã hội

Đơn vị thực hiện:Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

7. Đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án của Bộ và của đơn vị.

Đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.

Đơn vị thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2020 và các năm tiếp theo,

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đồng chí Thứ trưởng theo phân công phụ trách, tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch.

2.Thủ trưởng đơn vị phối hợp với cấp ủy tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch.

3. Giao Vụ Tổ chức cán bộ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; định kỳ quý IV hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định./.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Hồng Hà

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1100/QĐ-BXD Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg”