CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 3 – TS/TT NGÀY 19-3-1987
HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI BỔ SUNG THỰC HIỆN
ĐIỀU LỆ HỢP TÁC Xà THUỶ SẢN
Quán triệt Nghị Quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính trị; Quyết định số 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
Căn cứ vào Quyết định số 31 – HĐBT ngày 14- 2- 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về sửa đổi điều 19 chương 4 của Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản.
Bộ Thuỷ sản ra Thông tư hướng dẫn bổ sung về thực hiện Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản như sau:
I. TẬP THỂ HOÁ TƯ LIỆU SẢN XUẤT.
Điều 19 mới chương 4 của Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản: “Mọi người khi vào hợp tác xã có tư liệu sản xuất cần thiết cho nghề cá đều được định giá thành tiền và được tập thể hoá.
Việc định giá tư liệu sản xuất phải căn cứ vào giá thoả thuận giữa tập thể hợp tác xã và người xin vào hợp tác xã dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và trên cơ sở chất lượng, giá trị sử dụng còn lại của tư liệu sản xuất đó và được đại hội xã viên thông qua.
Tiền trị giá tư liệu sản xuất được dùng để đóng cổ phần tập thể hoá, thiếu phải đóng thêm, thừa được trả một lần hoặc trả dần theo thời gian khấu hao còn lại. Đối với tiền thừa cổ phần chưa trả đủ, người có đủ tiền thừa được trả lãi hàng tháng, tỷ lệ lãi được căn cứ vào tỷ lệ lãi tiền gửi tiết kiệm dài hạn tại Ngân hàng và do đại hội xã viên thông qua”.
Việc tập thể hoá tư liệu sản xuất trong Hợp tác xã thuỷ sản thực chất là hợp tác xã mua lại tư liệu sản xuất của người xin vào hợp tác xã để chuyển thành sở hữu tập thể, nó thuộc quyền tự chủ của tập thể hợp tác xã và quyền làm chủ của người có tư liệu sản xuất; do đó phải được giải quyết thoả đáng trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi giữa tập thể hợp tác xã và người có tư liệu sản xuất.
Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, khi định giá phải thành lập ban định giá gồm có đại diện ban quản lý, ban kiểm soát hoặc ban vận động thành lập hợp tác xã, bộ phận kế toán đại diện đoàn thể và người có tư liệu sản xuất. Ban định giá có nhiệm vụ tham khảo giá bán chỉ đạo của Nhà nước và giá thị trường bình ổn của địa phương ở thời điểm thích hợp, xem xét khảo sát kỹ càng tình trạng tốt, xấu, cũ mới của tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó tiến hành dân chủ bình nghị giá trị và thời gian sử dụng còn lại đối với từng tư liệu sản xuất của từng người cho sát đúng.
Để có sự đóng góp xây dựng hợp tác xã, giá thoả thuận cần thấp hơn giá thị trường tự do ở địa phương nhưng không nên thấp quá để người có tư liệu sản xuất chịu thiệt thòi, mức độ cụ thể do hai bên bàn bạc thoả thuận và được đại hội xã viên thông qua.
Đối với số tiền thừa cổ phần nếu Hợp tác xã có quỹ tích luỹ hoặc huy động được vốn cổ phần trong xã viên… thì có thể trả hết một lần cho người có tư liệu sản xuất và như vậy không phải trả lãi. Nếu hợp tác xã trả dần số tiền thừa cổ phần thì cũng nên trả hết trước thời hạn khấu hao còn lại (ví dụ thời gian khấu hao còn lại là 5 năm thì nên trả trước 4 năm trở lại). Ngoài việc trả dần vốn, hợp tác xã phải đồng thời trả lãi cho họ.
Khi xác định tỷ lệ lãi, ban quản lý hợp tác xã (hoặc ban định giá ) cùng với người có tư liệu sản xuất nghiên cứu tỷ lệ lãi tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng, cùng nhau bàn bạc một tỷ lệ lãi cụ thể cho từng thời gian hoàn vốn và đưa ra đại hội xã viên thông qua trên cơ sở đó tính toán kế hoạch trả lãi cho xã viên.
Ví dụ : Ông A có số tiền thừa cổ phần là 100.000 đồng được hợp tác xã trả dần vốn trong ba năm, cuối năm thứ nhất 40.000 đồng, cuối năm thứ hai 30.000 đồng, cuối năm thứ ba 30.000 đồng, tỷ lệ lãi do hai bên bàn bạc và đại hội xã viên thông qua là 4% tháng. Như vậy : Năm thứ nhất ông A được trả lãi hàng tháng :
100.000 đ x 4% = 4000 đồng,
Năm thứ hai được trả lãi hàng tháng :
(100.000 – 40.000) x 4% = 2400 đồng.
Năm thứ ba được trả lãi hàng tháng:
(60.000 – 30.000) x 4% = 1200 đồng.
Đối với số tiền thừa cổ phần mà hợp tác xã còn nợ coi như còn nợ của người có tư liệu sản xuất đưa vào tập thể hoá thì phải thanh toán kịp thời, sòng phẳng. Nếu còn dư nợ thì số nợ đó được hưởng tỷ lệ lãi mới như đã nói ở trên.
Trường hợp do trước đây định giá theo giá chỉ đạo quá thấp hoặc do sự biến động phức tạp về giá cả, tiền tệ, nếu trả nguyên theo số nợ cũ thì người có cổ phần thừa quá thiệt thòi, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định điều chỉnh số nợ cũ của họ để trả cho thoả đáng, bằng cách:
Có thể quy đổi theo một tỷ lệ hợp lý giữa tiền cũ và tiền mới như 1 đồng tiền mới gần bằng hoặc hơn 1 đồng cũ, hoặc bằng 1 đồng tiền cũ (như Thuận Hải đã giải quyết số tiền nợ từ năm 1984). Hoặc có thể quy đổi số nợ của họ ra số lượng sản phẩm tương ứng trên cơ sở giá cả bình quân (hoặc giá một loại cá) của Nhà nước ở thời điểm nợ và thời điểm hiện tại để tính trả.
Ví dụ: Ông A vào hợp tác xã năm 1984 có số tiền thừa cổ phần là 80.000 đồng, giá cá bình quân của Nhà nước ở thời điểm đó là 4đ/kg thì số tiền thừa cổ phần tương ứng với
80.000
———=20.000 kg
4
Năm 1987 giá cá bình quân của Nhà nước là 44đ/kg thì số tiền thừa cổ phần của ông A là:
20.000 x 44 = 880.000 đồng.
Các cuộc họp bàn bạc quyết định cụ thể về định giá tư liệu sản xuất, thời gian hoàn vốn và tỷ lệ lãi… đều phải làm biên bản gửi lên Uỷ ban Nhân dân xã, phường xác nhận.
II. CỔ PHẦN
1. Xác định mức cổ phần:
Việc định mức cổ phần tập thể hoá tư liệu sản xuất và cổ phần chi phí sản xuất trong hợp tác xã chủ yếu phải căn cứ vào yêu cầu sản xuất của từng loại nghề nghiệp, đồng thời có chiếu cố đến khả năng đóng góp của số đông xã viên và do đại hội xã viên quyết định.
a) Cách xác định mức cổ phần tập thể hoá tư liệu sản xuất.
– Cách thứ nhất là lấy tổng giá trị tài sản cố định đang dùng của nghề cá chia cho tổng số xã viên đánh cá, theo công thức sau:
Mức cổ phần tập thể hóa tư liệu sản xuất |
= |
Tổng giá trị tài sản cố định đang dùng nghề cá
Tổng số xã viên đánh cá |
Đây là cách tính đúng, tính dủ theo yêu cầu sản xuất để bảo đảm cho hợp tác xã có đủ vốn mua sắm trang bị tài sản cố định cần dùng cho sản xuất.
– Cách thức hai là lấy tổng giá trị tài sản cố định đang dùng của nghề cá trừ đi số tiền dư nợ dài hạn tại Ngân hàng, còn lại chia cho tổng số xã viên đánh cá, theo công thức sau:
Mức cổ phần tập thể hóa tư liệu |
= |
Tổng giá trị tài sản cố định nghề cá – dư nợ dài hạn
Tổng số xã viên đánh cá |
Để chiếu cố đến khả năng đóng góp của số đông xã viên, mỗi hợp tác xã có thể lựa chọn cách xác định cổ phần cho thích hợp, nhưng ít nhất cũng phải bằng mức cổ phần theo cách tính thứ hai.
b) Cách xác định cổ phần chi phí sản xuất:
Lấy yêu cầu chi phí sản xuất của một vụ sản xuất trong năm cho tổng số xã viên đánh cá, lấy đó làm cơ sở để xác định mức cổ phần chi phí sản xuất.
2. Thanh toán cổ phần:
Để bảo đảm được giá trị của cổ phần không bị giảm sút theo sự biến động phức tạp của giá cả, tiền tệ đồng thời bảo đảm mối quan hệ công bằng, hợp lý, bình đẳng về kinh tế giữa các xã viên; các hợp tác xã cũ cũng như hợp tác xã mới thành lập đều phải quy đổi mức cổ phần bằng tiền ra mức cổ phần bằng sản phẩm tương ứng bằng cách lấy cổ phần bằng tiền chia cho giá cá của Nhà nước (giá bình quân hoặc giá một loại cá) ở thời điểm xác định mức cổ phần để làm cơ sở cho việc thanh toán đóng mới cổ phần, thu cổ phần còn thiếu, trả cổ phần cho xã viên ra khỏi hợp tác xã.
( Chú ý: Mức cổ phần bằng tiền đối với hợp tác xã cũ là mức cổ phần bằng tiền đã xác định mức trước đây hoặc sau khi đã được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất).
a) Đóng góp cổ phần:
Những xã viên mới xin vào hợp tác xã thì căn cứ vào nức cổ phần đã quy đổi bằng sản phẩm và giá cá của Nhà nước ở thời điểm xã viên xin vào để tính toán cổ phần đóng mới bằng tiền.
Thí dụ: Mức cổ phần năm 1983 là 800 đồng, giá cá bình quân của Nhà nước năm đó là 4đ/kg thì cổ phần quy đổi ra sản phẩm là:
800
—– = 200 kg cá.
4
Năm 1987 giá cá bình quân của Nhà nước là 44đ/kg thì xã viên mới xin vào hợp tác xã phải nộp số tiền cổ phần là:
100 x 44 = 8.800 đồng.
b) Xác định số tiền cổ phần còn thiếu của xã viên:
Quy đổi số tiền cổ phần còn thiếu của xã viên trước đây ra số sản phẩm tương ứng, rồi căn cứ vào giá cá của Nhà nước ở thời điểm hiện tại để tính ra số tiền thiếu cổ phần.
Thí dụ: Mức cổ phần năm 1983 là 800 đồng tương ứng với số sản phẩm quy đổi là 200 kg cá. Ông A mới nộp 400 đồng còi thiếu 400 đồng tương ứng với 100 kg. Năm 1987 giá cá bình quân của Nhà nước là 44đ/kg và ông A nộp tiếp thì phải nộp số tiền là:
200 x 44 = 4.400 đồng.
Đồng thời xã viên còn thiếu tiền cổ phần phải trả lãi cho hợp tác xã bằng tỷ lệ lãi mà hợp tác xã trả cho xã viên có số tiền thừa cổ phần. Mức độ cụ thể do đại hội xã viên quyết định.
c) Xã viên rút cổ phần xin ra hợp tác xã:
– Đối với những hợp tác xã có giá trị tài sản cân đối lớn hơn dư nợ dài hạn và còn nguyên vốn cổ phần.
Căn cứ vào mức cổ phần đã quy đổi thành sản phẩm trước đây và giá cá của Nhà nước ở thời điểm xã viên xin ra hợp tác xã để tính toán tiền cổ phần phải trả cho họ.
Thí dụ: Cổ phần năm 1983 là 800 đồng tương ứng với 200kg cá. Nay giá cá bình quân của Nhà nước là 44đ/kg thì người xin ra được trả tiền cổ phần là:
200 x 44 = 8.800 đồng.
Trường hợp người xin ra chưa đóng góp đủ cổ phần thì phải trừ phần còn thiếu (như hướng dẫn ở trên).
Trường hợp người xin ra còn nợ thiếu khoán thì phải trừ phần nợ thiếu khoán và số tiền nợ thiếu khoán của năm nào được quy đổi ra số lượng sản phẩm tương ứng theo giá cá của Nhà nước năm đó, rồi căn cứ vào giá cá của Nhà nước ở thời điểm hiện tại để tính ra số tiền nợ thiếu khoán của xã viên.
– Đối với những hợp tác xã không còn vốn tự có (giá trị tài sản cố định tương đương với dư nợ dài hạn).
Những hợp tác xã này vốn cổ phần của xã viên đã đóng góp không còn nữa, nên những người xin ra hợp tác xã không được rút cổ phần và thực tế không còn cổ phần để rút. Nếu người xin ra hợp tác xã chưa đóng đủ cổ phần hoặc còn nợ thiếu khoán thì vẫn phải nộp đủ cho hợp tác xã số tiền còn thiếu và tiền lãi (cách tính như ở phần trên).
– Đối với những hợp tác xã có giá trị tài sản cố định thấp hơn dư nợ dài hạn hoặc cao hơn dư nợ dài hạn nhưng không còn nguyên vẹn vốn cổ phần như trước.
Những hợp tác xã có giá trị tài sản cố định thấp hơn dư nợ dài hạn thực chất là kinh doanh thua lỗ, ăn hết cả vốn cổ phần đã góp thì người xin ra hợp tác xã không những không được rút cổ phần mà còn chịu phần chia lỗ có thể căn cứ vào số tiền bị lỗ từng năm số xã viên tham gia trong các năm đó để tính chia lỗ. Hoặc cụ thể lấy tổng số lỗ chia cho tổng số xã viên ở thời điểm người xã viên xin ra.
Thí dụ: Năm 1986 hợp tác xã có giá trị tài sản cố định là 650.000 đồng, dư nợ dài hạn là 750.000 đồng, số xã viên có 100 người. Như vậy hợp tác xã bị lỗ 750.000 – 650.000 = 100.000 đồng. Mỗi xã viên chịu lỗ:
100.000
———– = 1000 đồng
100
Người xin ra phải trả cho hợp tác xã 100 đồng tiền chia lỗ. Ngoài ra nếu còn nợ thiếu khoán thì vẫn phải nộp đủ số tiền còn thiếu.
Những hợp tác xã có giá trị tài sản cố định tuy lớn hơn dư nợ dài hạn nhưng không còn nguyên vẹn vốn cổ phần thực chất là đã ăn mất một phần vốn cổ phần thì người xin ra hợp tác xã được rút phần còn lại của cổ phần.
Thí dụ: Hợp tác xã A có giá trị tài sản cố định hiện nay là 770.000 đồng (trong đó vốn cổ phần là 70.000 đồng) dư nợ dài hạn là 720.000 đồng, số xã viên hiện có là 100 người. Như vậy số vốn cổ phần của xã viên đóng góp chỉ còn 770.000 – 720.000 = 50.000 đồng. Người xin ra hợp tác xã được rút phần còn lại của cổ phần là
50.000
——— =500 đồng
100
Nếu người xin ra còn nợ thiếu khoán thì vẫn nộp đủ số tiền thiếu khoán cho hợp tác xã.
3. Huy động xã viên đóng thêm cổ phần định mức.
Việc xác định mức cổ phần trong các hợp tác xã nghề cá trước đây nói chung quá thấp so với yêu cầu sản xuất. Mấy năm gần đây nhiều hợp tác xã đã huy động xã viên đóng thêm cổ phần, nhưng do tình hình biến động về giá cả, tiền tệ nên giá trị cổ phần hiện có không đáng kể.
Vì vậy mỗi hợp tác xã cần phải xem xét động viên xã viên đóng thêm cổ phần. Mức độ đóng thêm bao nhiêu là căn cứ vào yêu cầu sản xuất của từng hợp tác xã kết hợp với khả năng đóng góp của số đông xã viên, do đại hội xã viên quyết định.
– Đối với những hợp tác xã có giá trị tài sản cố định thấp hơn dư nợ dài hạn.
Đây là những hợp tác xã làm ăn thua lỗ, ăn thâm vào vốn cổ phần và vốn vay của Ngân hàng. Do đó một mặt phải chia lỗ cho xã viên gánh chịu, mỗi xã viên phải nộp cho hợp tác xã một số tiền chia lỗ bằng một lần hay vài lần trong một thời gian nhất định do đại hội xã viên quyết định. Đồng thời phải huy động xã viên đóng thêm cổ phần định mức, thực chất là đóng lại cổ phần mới (cách xác định cổ phần mới như đã hướng dẫn ở mục II).
Nếu việc nộp tiền chia lỗ, góp cổ phần mới trong cùng một lúc có nhiều khó khăn thì nên tập trung vào việc thu cổ phần mới.
– Đối với những hợp tác xã có giá trị tài sản cố định tương đương với dư nợ dài hạn (không còn vốn cổ phần). Trường hợp này không phải chia lỗ, nhưng cần thiết phải huy động xã viên đóng thêm cổ phần định mức, thực chất cũng là đóng lại cổ phần mới.
– Đối với hợp tác xã kinh doanh có lãi cần căn cứ vào yêu cầu sản xuất để xác định mức cổ phần cụ thể cho phù hợp và do đại hội xã viên quyết định.
III. HUY ĐỘNG Xà VIÊN VÀ NGƯỜI NGOÀI HỢP TÁC Xà HÙN VỐN
KINH DOANH CHIA LàI.
Ngoài việc huy động xã viên đóng đủ 2 loại cổ phần định mức, các hợp tác xã có thể huy động xã viên và người ngoài hợp tác xã góp cổ phần hùn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Mỗi cổ phần hùn bao nhiêu do ban quản lý hợp tác xã quy định, ai góp nhiều cổ phần hùn được chia lãi nhiều, ai góp ít cổ phần hùn được chia lãi ít. Thời gian hoàn vốn và cách chia lãi do tập thể hợp tác xã và những người hùn vốn bàn bạc quyết định. Người hùn vốn có quyền tham gia giám sát, quản lý sản xuất kinh doanh trong phạm vi hùn vốn.
Về chia lãi có thể vận dụng hai cách:
a) Chia lãi cố định: Căn cứ vào thời gian hoàn trả vốn và tham khảo tỷ lệ lãi tiền gửi tiết kiệm dài hạn tại Ngân hàng mà tập thể hợp tác xã và người góp cổ phần hùn bàn bạc thoả thuận về tỷ lệ lãi được hưởng hàng năm, hàng tháng.
b) Chia lãi theo kết quả sản xuất kinh doanh:
Nếu lãi nhiều thì được chia lãi nhiều, lãi ít được chia lãi ít hoặc nếu thua lỗ thì người hùn vốn phải chịu bù lỗ.
Có thể lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản hao phí vật chất, tiền công lao động, số còn lại chia theo giá trị vốn đã góp. Hoặc lấy tổng doanh thu trừ đi hao phí vật chất, số còn lại chia cho lao động và giá trị vốn đã góp, tỷ lệ ăn chia giữa lao động và vốn góp do các bên bàn bạc thoả thuận. Hoặc có thể vận dụng hình thức chia lãi khác do hợp tác xã và người hùn vốn bàn bạc thoả thuận.
Để bảo đảm giá trị vốn của người góp vào hợp tác xã, cổ phần hùn cũng được quy đổi thành số lượng sản phẩm trên cơ sở giá cả thoả thuận.
IV. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH Xà VIÊN.
Tất cả các hợp tác xã khi tiến hành học tập thực hiện Điều lệ hợp tác xã và vào dịp tổng kết hàng năm đều phải căn cứ vào quy định của Điều lệ để phân loại những người còn đủ tư cách xã viên và những người không đủ tư cách xã viên cần xem xét quyết định đưa ra khỏi hợp tác xã, không kể là cán bộ hay xã viên.
Những người được công nhận đủ tư cách xã viên phải có 2 tiêu chuẩn:
– Chấp hành đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước điều lệ, nội quy hợp tác xã.
– Đóng đủ 2 loại cổ phần (cổ phần tập thể hoá và cổ phần chi phí sản xuất). Trường hợp còn thiếu cũng không kéo dài quá thời hạn 3 năm. Những xã viên dây dưa kéo dài không đóng đủ cổ phần xem như không đủ tư cách và cần đưa ra khỏi hợp tác xã.
Việc soát xét phân loại xã viên phải được tiến hành từ đơn vị sản xuất. Những người không đủ tư cách xã viên phải đưa ra khỏi hợp tác xã do đại hội xã viên xem xét và quyết định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Quyết định số 31 – HĐBT ngày 14 – 2-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi điều 19 của Điều lệ Hợp tác xã thuỷ sản có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã nghề cá. Vì vậy việc chỉ đạo thực hiện phải được tiến hành chặt chẽ và nghiêm túc.
1. Theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cần có chủ trương, biện pháp chỉ đạo việc thực hiện quyết định này ở địa phương.
Các Sở Thuỷ sản cần giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 31 – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ.
2. Nhân dịp này tất cả các hợp tác xã, đặc biệt các hợp tác xã có vướng mắc trong việc giải quyết tiền thừa cổ phần hoặc những hợp tác xã có giá trị cổ phần còn thấp, xã viên còn nợ cổ phần v.v… cần liên hệ đối chiếu với Điều lệ hợp tác xã, Quyết định số 31 – HĐBT và Thông tư hướng dẫn của Bộ để có biện pháp điều chỉnh, giải quyết phù hợp, đúng đắn.
3. Mỗi tỉnh cần chỉ đạo một số hợp tác xã làm trước để rút kinh nghiệm chung. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc cần báo về Bộ để kịp thời nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Thông tư này cần được tổ chức phổ biến đến các hợp tác xã và xã viên.
Reviews
There are no reviews yet.