BỘ TÀI CHÍNH ——–
Số: 24/2015/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2015
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2015-2019
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và Nhật Bản ký ngày 3 tháng 4 năm 2008 tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam, ngày 7 tháng 4 năm 2008 tại Cam-pu-chia, ngày 31 tháng 3 năm 2008 tại In-đô-nê-xi-a, ngày 04 tháng 4 năm 2008 tại Lào, ngày 14 tháng 4 năm 2008 tại Ma-lai-xi-a, ngày 10 tháng 4 năm 2008 tại Mi-an-ma, ngày 02 tháng 4 năm 2008 tại Phi-líp-pin, ngày 26 tháng 3 năm 2008 tại Xinh-ga-po, ngày 11 tháng 4 năm 2008 Thái Lan, ngày 01 tháng 4 năm 2008 tại Việt Nam, và ngày 28 tháng 3 năm 2008 tại Nhật Bản, và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại công văn số 1346/TTg-QHQT ngày 15 tháng 8 năm 2008;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 (thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AJCEP).
1) Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN 2012 (AHTN 2012) và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.
2) Cột “Thuế suất AJCEP (%)”: mức thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:
– 01/4/2015-31/3/2016: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2016;
– 01/4/2016-31/3/2017: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017;
– 01/4/2017-31/3/2018: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018;
– 01/4/2018-31/3/2019: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019.
3) Ký hiệu “*”: hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AJCEP tại thời điểm tương ứng.
Điều 2. Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AJCEP
Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế AJCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này.
2) Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, bao gồm các nước sau:
– Bru-nây Đa-ru-sa-lam
-Vương quốc Cam-pu-chia
– Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
– Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
– Ma-lai-xi-a
– Liên bang Mi-an-ma
– Cộng hoà Phi-líp-pin
– Cộng hoà Xinh-ga-po
– Vương quốc Thái Lan
– Nhật Bản
– Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)
3) Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu, quy định tại khoản 2 Điều này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương.
4) Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN – Nhật Bản mẫu AJ (viết tắt là C/O – Mẫu AJ) theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015, thay thế Thông tư số 20/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2012-2015, thông tư 63/2012/TT-BTC ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chính phủ; – Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; – Kiểm toán Nhà nước; – Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; – UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp; – Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; – Công báo; – Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, Vụ HTQT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
BỘ TÀI CHÍNH ——–
Số: 24/2015/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2015
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2015-2019
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và Nhật Bản ký ngày 3 tháng 4 năm 2008 tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam, ngày 7 tháng 4 năm 2008 tại Cam-pu-chia, ngày 31 tháng 3 năm 2008 tại In-đô-nê-xi-a, ngày 04 tháng 4 năm 2008 tại Lào, ngày 14 tháng 4 năm 2008 tại Ma-lai-xi-a, ngày 10 tháng 4 năm 2008 tại Mi-an-ma, ngày 02 tháng 4 năm 2008 tại Phi-líp-pin, ngày 26 tháng 3 năm 2008 tại Xinh-ga-po, ngày 11 tháng 4 năm 2008 Thái Lan, ngày 01 tháng 4 năm 2008 tại Việt Nam, và ngày 28 tháng 3 năm 2008 tại Nhật Bản, và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại công văn số 1346/TTg-QHQT ngày 15 tháng 8 năm 2008;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 (thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AJCEP).
1) Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN 2012 (AHTN 2012) và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.
2) Cột “Thuế suất AJCEP (%)”: mức thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:
– 01/4/2015-31/3/2016: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2016;
– 01/4/2016-31/3/2017: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017;
– 01/4/2017-31/3/2018: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018;
– 01/4/2018-31/3/2019: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019.
3) Ký hiệu “*”: hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AJCEP tại thời điểm tương ứng.
Điều 2. Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AJCEP
Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế AJCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này.
2) Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, bao gồm các nước sau:
– Bru-nây Đa-ru-sa-lam
-Vương quốc Cam-pu-chia
– Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
– Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
– Ma-lai-xi-a
– Liên bang Mi-an-ma
– Cộng hoà Phi-líp-pin
– Cộng hoà Xinh-ga-po
– Vương quốc Thái Lan
– Nhật Bản
– Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)
3) Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu, quy định tại khoản 2 Điều này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương.
4) Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN – Nhật Bản mẫu AJ (viết tắt là C/O – Mẫu AJ) theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015, thay thế Thông tư số 20/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2012-2015, thông tư 63/2012/TT-BTC ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chính phủ; – Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; – Kiểm toán Nhà nước; – Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; – UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp; – Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; – Công báo; – Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, Vụ HTQT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.