CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 311-CT NGÀY 5-11-1987
VỀ VIỆC SẮP XẾP LẠI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH,
SỰ NGHIỆP, KINH TẾ THUỘC CÁC NGÀNH TRUNG ƯƠNG
VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau ngày giải phóng miền Nam, các ngành Trung ương có nhiệm vụ tiếp quản, sắp xếp bộ máy quản lý, cải tạo và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của các cơ sở, đơn vị vừa mới giải phóng, nên việc đặt cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết cho công tác chỉ đạo trực tiếp của các ngành Trung ương. Những năm gần đây, một số tỉnh, thành phố cũng được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thoả thuận cho đặt văn phòng đại diện để thuận tiện cho công việc quan hệ hợp tác liên kết.
Tuy vậy, dần dần việc phát triển các cơ quan, đơn vị này quá mức cần thiết và có nhiều lệch lạc. Đảng và Nhà nước đã có các nghị quyết, chỉ thị giải quyết tình trạng này (Bộ Chính trị có Nghị quyết số 225-NQ/TƯ ngày 23-8-1976; Chính phủ có Chỉ thị số 156-CP ngày 1-9-1976, 148-TTg ngày 28-3-1977 công văn số 301-TCCP ngày 11-10-1977 và 220-CT ngày 24-10-1981) nhưng do thiếu kiểm tra đôn đốc, thiếu kiên quyết nên tình hình vẫn tiếp diễn ngày càng phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang có nhiều đơn vị Trung ương và các tỉnh, thành phố khác trú đóng để quan hệ giao dịch, kinh doanh với các hình thức văn phòng giao dịch, trạm liên lạc, nhà khách, nhà ở, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, v. v… Có một số tỉnh còn có cơ quan đại diện của huyện. Theo báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh đến tháng 8- 1987, các cơ quan thuộc trung ương quản lý có 1038 địa chỉ và các cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố khác quản lý có 142 địa chỉ, với khoảng 194.400 người (không kể cán bộ, công nhân, viên chức trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, các trường học, bệnh viện thuộc trung ương) thường xuyên ở tại thành phố; trong đó có nhiều người chưa có hộ khẩu thường trú và tạm trú.
Các cơ quan này sử dụng nhà cửa hết sức lãng phí, nhất là các văn phòng, nhà ở, có nơi bình quân đầu người dùng đến 900 mư2ư. Cán bộ, nhân viên ở các bộ phận này ở xa cơ quan bộ hoặc tỉnh mình, không được quản lý chặt chẽ, thành phố Hồ Chí Minh không kiểm soát được, nên đã phát sinh nhiều tiêu cực, lãng phí khá lớn xăng dầu, ô tô và các phương tiện sinh hoạt khác, nhiều đơn vị đã hoạt động kinh doanh phi pháp như mua bán vật tư, nguyên liệu do nhà nước quản lý, nâng giá tranh mua, tranh bán hàng xuất khẩu, dùng tư thương mua bán lòng vòng để ăn chênh lệch giá. ‘ebmột số nơi, do quản lý lỏng lẻo, bọn phản động, gián điệp, các loại tội phạm hình sự khác và những tệ nạn xã hội dễ lợi dụng ẩn náu, có nơi còn chứa chấp bọn tội phạm đang bị truy nã, chứa chấp bọn gái điếm hoặc cho thuê nhà cửa để lấy tiền. Những hoạt động phạm pháp và tiêu cực đó đã ảnh hưởng rất xấu đến công tác quản lý thị trường và giá cả, trở ngại cho việc cải tạo thương nghiệp tư nhân và bảo vệ an ninh trật tự ở thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình lộn xộn này cần phải xử lý một cách kiên quyết và dứt điểm.
Để thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, các Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 và thứ 3 của Trung ương, gắn với cuộc vận động làm trong sạch Đảng và Nhà nước, làm lành mạnh hoá xã hội, đồng thời thực hiện Quyết định số 140-HĐBT ngày 15-9-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về triệt để tiết kiệm, nhất thiết phải sắp xếp lại hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh tế thuộc Trung ương và các tỉnh, thành phố khác đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một việc có ý nghĩa và tác dụng về nhiều mặt, trước hết là chống tiêu cực, góp phần ổn định trật tự phân phối lưu thông cũng như về văn hoá, xã hội và trật tự trị an; chống lãng phí và lạm dụng trong việc sử dụng nhà cửa trên địa bàn thành phố, đồng thời cũng đưa việc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ ngày càng nền nếp.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có đơn vị đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ngay các việc sau đây:
1. Trách nhiệm của các ngành Trung ương:
a) Soát xét lại các đơn vị của mình đóng tại thành phố Hồ Chí Minh (các văn phòng, trụ sở làm việc, nhà khách, nhà ở, bộ máy quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.v…) triệt để giảm khâu trung gian trên cơ sở phân biệt chức năng quản ký Nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của trung ương Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TƯ ngày 28-7-1986 của Bộ Chính trị về kiện toàn tố chức, nâng cao hiệu lực của bộ máy, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế-xã hội, giải thể ngay những bộ phận không cần thiết.
Các cán bộ của cơ quan trung ương đến làm việc với thành phố do thành phố lo liệu, đến làm việc với các đơn vị cơ sở thuộc ngành mình do đơn vị đó lo liệu việc ăn, ở, đi lại, v.v…
b) Đối với các dơn vị sản xuất, kinh doanh (các liên hiệp, tổng công ty sản xuất công nghiệp, nội thương, ngoại thương, du lịch, v.v…) trực thuộc các ngành Trung ương chỉ giữ lại một số rất ít cán bộ làm nhiệm vụ liên lạc giữa Trung ương và các đơn vị cơ sở, bố trí chỗ làm việc cần ghép với các đơn vị cơ sở, không lập ra các văn phòng, trạm liên lạc… và có quy định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho những cán bộ làm nhiệm vụ ấy.
c) Từng bộ, từng Tổng cục làm việc trực tiếp với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thật sự cần thiết phải duy trì ở một mức độ thật hạn chế, nói rõ số nhà cửa, số người, có địa chỉ để trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét phê chuẩn và cấp giấy phép hoạt động. Việc này cần hoàn thành trước ngày 31-3-1988.
Các đơn vị này phải hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
d) Theo tinh thần trên, yêu cầu Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ tiến hành sắp xếp lại tổ chức hợp lý các đơn vị trong lực lượng vũ trang, có phương án trao trả bớt nhà cửa, đất đai và các phương tiện khác cho thành phố Hồ Chí Minh và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét.
2. Trách nhiệm các tỉnh, thành phố, đặc khu cần giải thể ngay toàn bộ các văn phòng giao dịch, trạm liên lạc, nhà khách, cơ sở kinh doanh, v.v… của tỉnh, thành phố, đặc khu hoặc của quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc liên doanh, liên kết cần thực hiện theo quy chế của Nhà nước. Cán bộ các địa phương khác đến làm việc với thành phố Hồ Chí Minh thì Uỷ ban Nhân dân thành phố lo liệu vấn đề ăn, ở, đi lại cũng như khi cán bộ của thành phố Hồ Chí Minh đến làm việc với các địa phương khác.
3. Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
a) Bàn bạc cụ thể với các đơn vị được Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cấp giấy phép hoạt động về nơi làm việc, số người cần thiết và bàn giao lại cho thành phố số nhà cửa dôi ra. Những đơn vị không được phép tiếp tục trú đóng tại thành phố Hồ Chí Minh phải giải thể tổ chức, trả lại nhà ở cho thành phố và thu xếp việc làm cho cán bộ, nhân viên. Các đồng chí lãnh đạo các ngành Trung ương và các địa phương trực tiếp làm việc với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết công việc nhanh chóng. Việc giao nhận nhà cửa, đất đai phải làm chặt chẽ, không được để hư hỏng, mất cắp; cấm việc phá phách làm hư hỏng tài sản của Nhà nước.
Việc bàn giao lại nhà cửa, đất đai cho Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn thành trước ngày 31-3-1988.
b) Tổ chức tiếp nhận những nhà đất của các ngành, các địa phương giao lại, phải có kế hoạch quản lý, sử dụng, phân phối hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch, kinh tế – xã hội của thành phố.
c) Thu hồi nhà cửa, đất đai do cá nhân hoặc cơ quan chiếm dụng bất hợp pháp.
d) Chấn chỉnh ngay bộ máy quản lý nhà đất từ cấp thành phố, cấp quận, phải cải tiến các thủ tục quản lý, xét duyệt việc phân phối nhà cửa cho cơ quan, cán bộ và nhân dân theo quy định, giảm bớt giấy tờ không cần thiết, giải quyết nhanh gọn. Phải kiên quyết bài trừ tệ nạn đòi ăn hối lộ, thái độ cửa quyền, ức hiếp nhân dân trong bộ máy quản lý nhà đất, phải truy tố và nghiêm trọng những phần tử có sai phạm nghiêm trọng.
4. Các đồng chí Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành trung ương phải chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị của các ngành trung ương còn được phép đóng tại thành phố Hồ Chí Minh chấp hành các quy định về quản lý hành chính của Uỷ ban Nhân dân thành phố, nhất là phải chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các vụ vi phạm. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm và quyền hạn xử lý các vụ vi phạm theo pháp luật và quyền quản lý hành chính – kinh tế trên địa bàn lãnh thổ và thường xuyên báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
Reviews
There are no reviews yet.