THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1777-TCHQ/PC
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 131-HĐBT NGÀY 27-8-1987
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC
NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG
CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày 23-9-1987, Tổng cục Hải quan đã gửi Hải quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hải quan tỉnh) bản sao Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trong Thông tư này, sau khi đã lấy ý kiến các ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan giải thích thêm một số điểm trong Nghị định số 131-HĐBT và cách thi hành để các cấp Hải quan nhận thức và thực hiện cho đúng và thống nhất.
I- NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
1. Những đối tượng dưới đây được miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch nhưng phải nộp các lệ phí khác.
a) Các cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại Việt Nam gồm:
– Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán.
– Các tổ chức quốc tế:
Cơ quan cao uỷ của Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR).
Chương trình của Liên hợp quốc về phát triển (PNUD).
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO).
Tổ chức Y tế thế giới (ONS).
Chương trình Lương thực thế giới (PAM).
Cơ quan Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF).
Quỹ Liên hợp quốc về hoạt động dân số (UNFPA).
Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (CICR).
Và các tổ chức quốc tế khác.
b) Những người có thân phận ngoại giao:
– Đại sứ, đại biện, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thư thứ 2, bí thư thứ 3, tuỳ viên (văn hoá, thương mại…) tuỳ viên quân sự, phó tuỳ viên quân sự, đại diện thương mại, phó đại diện thương mại, tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự…
(Chỉ có đại diện thương mại và phó đại diện thương mại của các nước xã hội chủ nghĩa mới được hưởng quy chế ngoại giao. Đối với đại diện thương mại của các nước khác sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại do Bộ Ngoại giao quy định và thông báo).
– Đại diện và phó đại diện của các tổ chức quốc tế nêu ở điểm (a) nói trên.
– Thành viên gia đình cùng sống với những người nêu tại điểm (b) này.
2. Nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của các cơ quan và tổ chức nêu ở điểm 1 (tiết a) gồm thư ký, bác sĩ, nhân viên điện đài, lái xe, tạp dịch… và thành viên gia đình cùng sống với họ. Những đối tượng trên đây trong 12 tháng đầu khi mới đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch của họ được miễn thuế nhưng phải nộp các lệ phí khác.
3. “Người cư trú” nói ở điểm 3, điều 1 Nghị định số 131-HĐBT là người nước ngoài được Bộ Ngoại giao xác nhận trong biên chế chính thức của các cơ quan và tổ chức nói ở điều 1 và 2 trên đây (kể cả thành viên trong gia đình họ) và có thời gian công tác và cư trú ở Việt Nam ít nhất từ 6 tháng trở lên.
II- VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬN KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
1. Thẩm quyền cấp giấy phép.
Để việc cấp giấy phép được thuận tiện, Tổng cục Hải quan phân cấp việc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các đối tượng ở phần I Thông tư này như sau:
a) Tổng cục Hải quan:
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại Hà Nội.
b) Hải quan thành phố Hồ Chí Minh:
Cấp giấy phép cho đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh.
c) Hải quan các tỉnh khác:
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại địa phương (trừ Hà Nội do Tổng cục Hải quan cấp).
2. Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu.
a) Nhập khẩu:
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này:
– Khi nhập khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ 1 đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, nêu rõ lý do xin nhập (bổ sung, thay thế hoặc nhập mới…).
– Khi nhập các vật dụng khác (theo số thứ tự từ điểm 6 đến 8 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì 3 tháng một lần, căn cứ biên chế chính thức của cơ quan và định lượng quy định trong danh mục thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, kèm theo bảng kê chi tiết.
– Trong trường hợp đột xuất muốn nhập các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt hoặc vượt tiêu chuẩn và định lượng quy định hoặc không có tên trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT và không thuộc các loại hàng cấm nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch ghi trong danh mục của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987, thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh nêu rõ lý do, kèm theo bảng kê chi tiết để xét và cấp giấy phép.
b) Tái xuất khẩu:
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này nếu tái xuất khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ điểm I đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) và các vật dụng khác đã được phép nhập ngoài danh mục thì phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan nói rõ lý do xin tái xuất khẩu, kèm theo bảng kê chi tiết.
c) Giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng nói trên làm trên các mẫu ấn chỉ “HQ10” và “HQ12” do Tổng cục Hải quan thống nhất in và phát hành.
III- VIỆC THU THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VÀ CÁC LỆ PHÍ
1. Phải thi hành nghiêm chỉnh các điều 3, 4 và 5 Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Khi tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch phải áp dụng thuế suất trong biểu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch hiện hành. Giá để tính thuế theo ngày làm tờ khai hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch với Hải quan cửa khẩu.
3. Hiện nay, Hải quan thu lệ phí một (1%) phần trăm trên gia tính thuế của các loại hàng nhập khẩu và tái xuất khẩu của các đối tượng nói trên.
Tất cả các trường hợp nói trên đều nộp thuế và lệ phí bằng tiền Việt Nam.
IV- VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CÁC VẬT DỤNG NGOẠI GIAO
1. Việc chuyển nhượng các vật dụng ghi theo số thứ tự từ 1 đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT phải theo đúng điều 6 Nghị định số 131-HĐBT; riêng ô-tô, trong trường hợp có lý do xác đáng, muốn chuyển nhượng phải theo đúng điều 7 Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Các vật dụng ghi theo số thứ tự từ 6 đến 8 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT chỉ để sử dụng không được tự ý chuyển nhượng hoặc bán ra ngoài thị trường tại Việt Nam.
3. Các cơ quan và mọi người nước ngoài khác cư trú tại Việt Nam không quy định trong Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, khi nhập khẩu, xuất khẩu ô-tô và các mặt hàng phi mậu dịch khác phải:
a) Xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh.
b) Nếu được phép thì phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.
Đối với ô-tô muốn chuyển nhượng tại Việt Nam phải tuân theo những điều kiện dưới đây:
a) Xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh trình bầy rõ lý do để được Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh xem xét.
b) Nếu khi nhập đã nộp thuế thì được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.
c) Nếu khi nhập chưa nộp thuế, thì người bán phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.
d) Chỉ được chuyển nhượng ô-tô giữa những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với nhau. Nếu chuyển nhượng cho phía Việt Nam thì chỉ được chuyển nhượng cho ngành Vật tư.
V- THỦ TỤC HẢI QUAN
1. Tất cả các trường hợp nhập khẩu, tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết theo Nghị định số 131-HĐBT đều phải khai báo và làm đầy đủ thủ tục Hải quan đối với Hải quan cửa khẩu.
2. Muốn làm thủ tục hải quan tại các địa điểm thuộc cơ quan Nhà nước Việt Nam khác không phải là Hải quan cửa khẩu thì phải có công hàm gửi Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh. Nếu được chấp nhận thì phải trả lệ phí quy định trong Quyết định số 1104-TCHQ/GQ ngày 14-3-1986 của Tổng cục Hải quan.
3. Những người của các nước láng giềng (Lào-Campuchia) được phép nhập cảnh Việt Nam bằng đường bộ để công tác, tham quan, du lịch… trong thời gian ngắn, nếu muốn mang theo ô-tô để sử dụng thì phải khai báo với Hải quan cửa khẩu và được hưởng theo chế độ tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp này chiếc ô-tô đó được miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác nhưng với điều kiện khi rời Việt Nam phải mang đúng xe ô-tô đó ra khỏi Việt Nam.
4. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản của Nghị định số 131-HĐBT và các quy định của Thông tư này đều bị xử lý theo pháp luật và luật lệ hải quan hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hải quan các tỉnh phải:
1. Tổ chức cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu quán triệt Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này để thi hành cho đúng và thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
2. Lập hồ sơ theo dõi việc nhập, tái xuất khẩu, chuyển nhượng ô-tô và các vật dụng trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT theo số thứ tự từ điểm 1 đến 5 của từng đối tượng nói ở phần I Thông tư này. Và tuân theo chế độ thống kê báo cáo thường kỳ về Tổng cục Hải quan.
3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Hải quan để giải quyết và uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các đơn vị trực thuộc trong việc làm thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu, tái xuất khẩu, chuyển nhượng ô-tô và các vật dụng ngoại giao.
Mọi mắc mứu trong công tác này phải kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.
4. Mọi hành vi vi phạm Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này trước khi xử lý phải báo cáo kịp thời Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo.
5. Hợp tác chặt chẽ với các ngành có liên quan (Cục phục vụ ngoại giao đoàn, ngoại vụ, công an, vật tư…) để có kế hoạch thực hiện đồng bộ Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này đồng thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Tổng cục Hải quan để theo dõi việc thực hiện.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 131-HĐBT.
Những quy định trước đây của Tổng cục Hải quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn trở ngại gì đề nghị các ngành có liên quan và các cấp Hải quan phải phản ánh về Tổng cục Hải quan để nghiên cứu giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1777-TCHQ/PC
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 131-HĐBT NGÀY 27-8-1987
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC
NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG
CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày 23-9-1987, Tổng cục Hải quan đã gửi Hải quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hải quan tỉnh) bản sao Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trong Thông tư này, sau khi đã lấy ý kiến các ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan giải thích thêm một số điểm trong Nghị định số 131-HĐBT và cách thi hành để các cấp Hải quan nhận thức và thực hiện cho đúng và thống nhất.
I- NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
1. Những đối tượng dưới đây được miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch nhưng phải nộp các lệ phí khác.
a) Các cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại Việt Nam gồm:
– Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán.
– Các tổ chức quốc tế:
Cơ quan cao uỷ của Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR).
Chương trình của Liên hợp quốc về phát triển (PNUD).
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO).
Tổ chức Y tế thế giới (ONS).
Chương trình Lương thực thế giới (PAM).
Cơ quan Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF).
Quỹ Liên hợp quốc về hoạt động dân số (UNFPA).
Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (CICR).
Và các tổ chức quốc tế khác.
b) Những người có thân phận ngoại giao:
– Đại sứ, đại biện, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thư thứ 2, bí thư thứ 3, tuỳ viên (văn hoá, thương mại…) tuỳ viên quân sự, phó tuỳ viên quân sự, đại diện thương mại, phó đại diện thương mại, tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự…
(Chỉ có đại diện thương mại và phó đại diện thương mại của các nước xã hội chủ nghĩa mới được hưởng quy chế ngoại giao. Đối với đại diện thương mại của các nước khác sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại do Bộ Ngoại giao quy định và thông báo).
– Đại diện và phó đại diện của các tổ chức quốc tế nêu ở điểm (a) nói trên.
– Thành viên gia đình cùng sống với những người nêu tại điểm (b) này.
2. Nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của các cơ quan và tổ chức nêu ở điểm 1 (tiết a) gồm thư ký, bác sĩ, nhân viên điện đài, lái xe, tạp dịch… và thành viên gia đình cùng sống với họ. Những đối tượng trên đây trong 12 tháng đầu khi mới đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch của họ được miễn thuế nhưng phải nộp các lệ phí khác.
3. “Người cư trú” nói ở điểm 3, điều 1 Nghị định số 131-HĐBT là người nước ngoài được Bộ Ngoại giao xác nhận trong biên chế chính thức của các cơ quan và tổ chức nói ở điều 1 và 2 trên đây (kể cả thành viên trong gia đình họ) và có thời gian công tác và cư trú ở Việt Nam ít nhất từ 6 tháng trở lên.
II- VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬN KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
1. Thẩm quyền cấp giấy phép.
Để việc cấp giấy phép được thuận tiện, Tổng cục Hải quan phân cấp việc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các đối tượng ở phần I Thông tư này như sau:
a) Tổng cục Hải quan:
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại Hà Nội.
b) Hải quan thành phố Hồ Chí Minh:
Cấp giấy phép cho đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh.
c) Hải quan các tỉnh khác:
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại địa phương (trừ Hà Nội do Tổng cục Hải quan cấp).
2. Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu.
a) Nhập khẩu:
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này:
– Khi nhập khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ 1 đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, nêu rõ lý do xin nhập (bổ sung, thay thế hoặc nhập mới…).
– Khi nhập các vật dụng khác (theo số thứ tự từ điểm 6 đến 8 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì 3 tháng một lần, căn cứ biên chế chính thức của cơ quan và định lượng quy định trong danh mục thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, kèm theo bảng kê chi tiết.
– Trong trường hợp đột xuất muốn nhập các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt hoặc vượt tiêu chuẩn và định lượng quy định hoặc không có tên trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT và không thuộc các loại hàng cấm nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch ghi trong danh mục của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987, thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh nêu rõ lý do, kèm theo bảng kê chi tiết để xét và cấp giấy phép.
b) Tái xuất khẩu:
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này nếu tái xuất khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ điểm I đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) và các vật dụng khác đã được phép nhập ngoài danh mục thì phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan nói rõ lý do xin tái xuất khẩu, kèm theo bảng kê chi tiết.
c) Giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng nói trên làm trên các mẫu ấn chỉ “HQ10” và “HQ12” do Tổng cục Hải quan thống nhất in và phát hành.
III- VIỆC THU THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VÀ CÁC LỆ PHÍ
1. Phải thi hành nghiêm chỉnh các điều 3, 4 và 5 Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Khi tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch phải áp dụng thuế suất trong biểu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch hiện hành. Giá để tính thuế theo ngày làm tờ khai hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch với Hải quan cửa khẩu.
3. Hiện nay, Hải quan thu lệ phí một (1%) phần trăm trên gia tính thuế của các loại hàng nhập khẩu và tái xuất khẩu của các đối tượng nói trên.
Tất cả các trường hợp nói trên đều nộp thuế và lệ phí bằng tiền Việt Nam.
IV- VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CÁC VẬT DỤNG NGOẠI GIAO
1. Việc chuyển nhượng các vật dụng ghi theo số thứ tự từ 1 đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT phải theo đúng điều 6 Nghị định số 131-HĐBT; riêng ô-tô, trong trường hợp có lý do xác đáng, muốn chuyển nhượng phải theo đúng điều 7 Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Các vật dụng ghi theo số thứ tự từ 6 đến 8 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT chỉ để sử dụng không được tự ý chuyển nhượng hoặc bán ra ngoài thị trường tại Việt Nam.
3. Các cơ quan và mọi người nước ngoài khác cư trú tại Việt Nam không quy định trong Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, khi nhập khẩu, xuất khẩu ô-tô và các mặt hàng phi mậu dịch khác phải:
a) Xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh.
b) Nếu được phép thì phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.
Đối với ô-tô muốn chuyển nhượng tại Việt Nam phải tuân theo những điều kiện dưới đây:
a) Xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh trình bầy rõ lý do để được Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh xem xét.
b) Nếu khi nhập đã nộp thuế thì được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.
c) Nếu khi nhập chưa nộp thuế, thì người bán phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.
d) Chỉ được chuyển nhượng ô-tô giữa những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với nhau. Nếu chuyển nhượng cho phía Việt Nam thì chỉ được chuyển nhượng cho ngành Vật tư.
V- THỦ TỤC HẢI QUAN
1. Tất cả các trường hợp nhập khẩu, tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết theo Nghị định số 131-HĐBT đều phải khai báo và làm đầy đủ thủ tục Hải quan đối với Hải quan cửa khẩu.
2. Muốn làm thủ tục hải quan tại các địa điểm thuộc cơ quan Nhà nước Việt Nam khác không phải là Hải quan cửa khẩu thì phải có công hàm gửi Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh. Nếu được chấp nhận thì phải trả lệ phí quy định trong Quyết định số 1104-TCHQ/GQ ngày 14-3-1986 của Tổng cục Hải quan.
3. Những người của các nước láng giềng (Lào-Campuchia) được phép nhập cảnh Việt Nam bằng đường bộ để công tác, tham quan, du lịch… trong thời gian ngắn, nếu muốn mang theo ô-tô để sử dụng thì phải khai báo với Hải quan cửa khẩu và được hưởng theo chế độ tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp này chiếc ô-tô đó được miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác nhưng với điều kiện khi rời Việt Nam phải mang đúng xe ô-tô đó ra khỏi Việt Nam.
4. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản của Nghị định số 131-HĐBT và các quy định của Thông tư này đều bị xử lý theo pháp luật và luật lệ hải quan hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hải quan các tỉnh phải:
1. Tổ chức cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu quán triệt Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này để thi hành cho đúng và thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
2. Lập hồ sơ theo dõi việc nhập, tái xuất khẩu, chuyển nhượng ô-tô và các vật dụng trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT theo số thứ tự từ điểm 1 đến 5 của từng đối tượng nói ở phần I Thông tư này. Và tuân theo chế độ thống kê báo cáo thường kỳ về Tổng cục Hải quan.
3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Hải quan để giải quyết và uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các đơn vị trực thuộc trong việc làm thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu, tái xuất khẩu, chuyển nhượng ô-tô và các vật dụng ngoại giao.
Mọi mắc mứu trong công tác này phải kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.
4. Mọi hành vi vi phạm Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này trước khi xử lý phải báo cáo kịp thời Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo.
5. Hợp tác chặt chẽ với các ngành có liên quan (Cục phục vụ ngoại giao đoàn, ngoại vụ, công an, vật tư…) để có kế hoạch thực hiện đồng bộ Nghị định số 131-HĐBT và Thông tư này đồng thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Tổng cục Hải quan để theo dõi việc thực hiện.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 131-HĐBT.
Những quy định trước đây của Tổng cục Hải quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn trở ngại gì đề nghị các ngành có liên quan và các cấp Hải quan phải phản ánh về Tổng cục Hải quan để nghiên cứu giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.