NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 9-HĐBT NGÀY 30-1-1988
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NGÀY 17-11-1987
BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP
VÀ THUẾ HÀNG HOÁ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ pháp lệnh ngày 17-11-1987 của Hội đồng Nhà nước bổ sung, sửa đổi một số điều trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá;
Tiếp theo Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngày 26 tháng 2 năm 1983,
NGHỊ ĐỊNH:
I. THUẾ MÔN BÀI
Điều 1. – Thay thế biểu thuế môn bài ghi tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng biểu thuế môn bài mới như sau : Các hộ kinh doanh riêng lẻ nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau:
Các tổ chức kinh tế tập thể và hợp doanh nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau :
II. THUẾ DOANH NGHIỆP
Điều 2. – Thay thế mục VII trong bảng sắp xếp ngành nghề kinh doanh thương nghiệp ghi tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 Hội đồng Bộ trưởng bằng mục VII mới như sau:
VII. NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP
1. Bán rau quả, thực phẩm tươi sống: 4%.
2. Bán nông lâm hải sản khác : 6%
3. Bán các mặt hàng khác : 8%
Riêng bán mỹ phẩm, mỹ nghệ cao cấp; đồ trang trí, trang sức, hương nến, vàng mã, pháo và hàng ngoại : 10%.
Điều 3. – Bãi bỏ quy định miễn thuế doanh nghiệp cho hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ đối với 9 mặt hàng thiết yếu tự doanh theo Quyết định số 156-CT ngày 2-6-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nay quy định thuế doanh nghiệp đối với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ trên doanh thu bán hàng tự doanh theo thuế suất chung là 4%, không phân biệt là doanh thu sản xuất, chế biến, thương nghiệp, phục vụ, ăn uống.
III. THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP
Điều 4. – Suất miễn thu đối với các ngành, nghề bằng mức lương bình quân của công nhân viên chức xí nghiệp quốc doanh địa phương cùng ngành, nghề.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, quy định cụ thể mức miễn thu cho từng ngành nghề tại địa phương.
Điều 5. – Thay thế bảng thuế lợi tức doanh nghiệp bổ sung quy định tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng bảng thuế lợi tức doanh nghiệp bổ sung như sau:
|
Thuế suất bổ sung (%)
|
Lợi tức chịu thuế một tháng
|
Ngành sản xuất vận tải xây dựng
|
Ngành phục vụ, thương nghiệp, ăn uống
|
Trên 30.000 đồng đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
|
5
10
|
10
20
|
IV – THUẾ BUÔN CHUYẾN
Điều 6. – Thay thế biểu thuế buôn chuyến quy định tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng biểu thuế buôn chuyến như sau :
Loại hàng
|
Doanh số một chuyến hàng
|
Thuế suất %
|
1. Tất cả các loại hàng, không phân
biệt mặt hàng
2. Các loại hàng
lương thực phụ,
thực phẩm phụ,
hàng thủ công
(trừ thủ công mỹ nghệ)
3. Các loại hàng lương thực, thực
phẩm (chưa nói ở điểm 2 trên),
nông sản, thuỷ sản, lâm sản
4. Các loại hàng công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ
|
Đến 9.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 30.000 đồng
Trên 30.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 30.000 đồng
Trên 30.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
|
5
7
10
12³
10
12
15
12
15
|
V. THUẾ HÀNG HOÁ
Điều 7. – Đối với hàng do các tổ chức kinh tế (hợp tác xã, tổ sản xuất, liên doanh, hợp doanh…) hoặc hộ riêng lẻ sản xuất khai thác và tiêu thụ theo hình thức gia công hoặc bán sản phẩm cho xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
a) Giá tính thuế quy định như sau:
– Nếu là hàng làm gia công là giá bán buôn công nghiệp;
– Nếu là hàng hoá thu mua là giá mua vào của xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
b) Người nộp thuế hàng hoá:
– Đối với hàng tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, do cơ sở sản xuất nộp;
– Đối với hàng nông sản do người thu mua nộp.
Điều 8. – Đối với các hàng nhập khẩu mậu dịch;
a) Giá tính thuế là giá bán buôn hàng nhập.
b) Thuế hàng hoá nhập khẩu mậu dịch do tổ chức xuất nhập khẩu nộp cùng một lúc với thuế nhập khẩu và thành hai nhóm riêng biệt.
c) Ngân hàng Ngoại thương cho tổ chức xuất nhập khẩu vay vốn thanh toán hàng nhập, bao gồm cả hai loại thuế (thuế nhập khẩu hàng mậu dịch và thuế hàng hoá nhập khẩu mậu dịch).
d) Tổ chức xuất nhập khẩu xác định lại định mức vốn lưu động với giá vốn hàng nhập có cả hai loại thuế nói trên.
đ) Bộ Tài chính tổ chức việc thu thuế hàng hoá đối với hàng nhập khẩu mậu dịch.
Điều 9. – Đối với hàng xuất, nhập khẩu phi mậu dịch, giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường và được quy định hàng tháng hoặc hàng quý theo sát thời giá.
Cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định giá tính thuế sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan Hải quan và cơ quan Vật giá cùng cấp.
Bảng giá tính thuế, biểu thuế và biểu phụ thu thuế phải niêm yết tại Hải quan cửa khẩu.
Ngành Hải quan được giao nhiệm vụ thu thuế hàng hoá đối với hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch, được trích lập các quỹ theo chế độ do Hội đồng Bộ trưởng quy định.
Bộ Tài chính chỉ đạo việc định giá tính thuế, chỉ đạo và kiểm tra việc thu thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu phi mậu dịch của ngành hải quan.
VI. THUẾ SÁT SINH
Điều 10. – Thuế sát sinh thu vào lợn, trâu, bò, đem giết thịt.
Lợn, trâu, bò do hợp tác xã mua bán hoặc thương nghiệp quốc doanh mua của khu vực kinh tế tập thể cá thể đem giết thịt cũng phải nộp thuế sát sinh. Thương nghiệp quốc doanh khi nộp thuế sát sinh được giảm 50% số thuế phải nộp. Hợp tác xã mua bán đã nộp thuế sát sinh, thì không phải nộp thuế doanh nghiệp vào phần doanh số bán thịt lợn, trâu, bò.
Thuế sát sinh thu tại địa phương chăn nuôi và thu vào người mua súc vật nếu đem giết súc vật ngoài địa phương chăn nuôi.
VII. THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ LIÊN DOANH, HỢP DOANH, CÔNG TƯ HỢP DOANH CHIA LÃI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
Các cơ sở liên doanh, hợp doanh, công tư hợp doanh chia lãi giữa quốc doanh với tư nhân hoặc với tập thể (dưới đây gọi tắt là cơ sở hợp doanh) phải nộp thuế môn bài, thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá theo đúng điều lệ thuế công thương nghiệp, Điều lệ thuế hàng hoá và Nghị định này.
Thuế lợi tức doanh nghiệp thu trên tổng số lợi tức chịu thuế của cơ sở hợp doanh. Cơ sở hợp doanh không phải nộp thuế lợi tức bổ sung và được giảm 10% số thuế lợi tức doanh nghiệp để bỏ vào quỹ tích luỹ.
Đối với phần lợi nhuận được chia của từng cổ đông vượt trên 30.000 đồng/tháng thì chịu thuế suất bổ sung.
Những cổ đông góp cổ phần ở nhiều cơ sở hợp doanh phải gộp số lợi nhuận được chia ở tất cả các cơ sở hợp doanh để tính thuế lợi tức doanh nghiệp.
Điều 13. – Bộ tài chính bàn với Bộ Thuỷ sản và quy định biện pháp thu thuế đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. – Nghị định này thi hành kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá, thuế sát sinh trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 15. – Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 9-HĐBT NGÀY 30-1-1988
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NGÀY 17-11-1987
BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP
VÀ THUẾ HÀNG HOÁ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ pháp lệnh ngày 17-11-1987 của Hội đồng Nhà nước bổ sung, sửa đổi một số điều trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá;
Tiếp theo Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngày 26 tháng 2 năm 1983,
NGHỊ ĐỊNH:
I. THUẾ MÔN BÀI
Điều 1. – Thay thế biểu thuế môn bài ghi tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng biểu thuế môn bài mới như sau : Các hộ kinh doanh riêng lẻ nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau:
Các tổ chức kinh tế tập thể và hợp doanh nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau :
II. THUẾ DOANH NGHIỆP
Điều 2. – Thay thế mục VII trong bảng sắp xếp ngành nghề kinh doanh thương nghiệp ghi tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 Hội đồng Bộ trưởng bằng mục VII mới như sau:
VII. NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP
1. Bán rau quả, thực phẩm tươi sống: 4%.
2. Bán nông lâm hải sản khác : 6%
3. Bán các mặt hàng khác : 8%
Riêng bán mỹ phẩm, mỹ nghệ cao cấp; đồ trang trí, trang sức, hương nến, vàng mã, pháo và hàng ngoại : 10%.
Điều 3. – Bãi bỏ quy định miễn thuế doanh nghiệp cho hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ đối với 9 mặt hàng thiết yếu tự doanh theo Quyết định số 156-CT ngày 2-6-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nay quy định thuế doanh nghiệp đối với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ trên doanh thu bán hàng tự doanh theo thuế suất chung là 4%, không phân biệt là doanh thu sản xuất, chế biến, thương nghiệp, phục vụ, ăn uống.
III. THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP
Điều 4. – Suất miễn thu đối với các ngành, nghề bằng mức lương bình quân của công nhân viên chức xí nghiệp quốc doanh địa phương cùng ngành, nghề.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, quy định cụ thể mức miễn thu cho từng ngành nghề tại địa phương.
Điều 5. – Thay thế bảng thuế lợi tức doanh nghiệp bổ sung quy định tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng bảng thuế lợi tức doanh nghiệp bổ sung như sau:
|
Thuế suất bổ sung (%)
|
Lợi tức chịu thuế một tháng
|
Ngành sản xuất vận tải xây dựng
|
Ngành phục vụ, thương nghiệp, ăn uống
|
Trên 30.000 đồng đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
|
5
10
|
10
20
|
IV – THUẾ BUÔN CHUYẾN
Điều 6. – Thay thế biểu thuế buôn chuyến quy định tại Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng bằng biểu thuế buôn chuyến như sau :
Loại hàng
|
Doanh số một chuyến hàng
|
Thuế suất %
|
1. Tất cả các loại hàng, không phân
biệt mặt hàng
2. Các loại hàng
lương thực phụ,
thực phẩm phụ,
hàng thủ công
(trừ thủ công mỹ nghệ)
3. Các loại hàng lương thực, thực
phẩm (chưa nói ở điểm 2 trên),
nông sản, thuỷ sản, lâm sản
4. Các loại hàng công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ
|
Đến 9.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 30.000 đồng
Trên 30.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 30.000 đồng
Trên 30.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
Trên 9.000 đồng
đến 50.000 đồng
Trên 50.000 đồng
|
5
7
10
12³
10
12
15
12
15
|
V. THUẾ HÀNG HOÁ
Điều 7. – Đối với hàng do các tổ chức kinh tế (hợp tác xã, tổ sản xuất, liên doanh, hợp doanh…) hoặc hộ riêng lẻ sản xuất khai thác và tiêu thụ theo hình thức gia công hoặc bán sản phẩm cho xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
a) Giá tính thuế quy định như sau:
– Nếu là hàng làm gia công là giá bán buôn công nghiệp;
– Nếu là hàng hoá thu mua là giá mua vào của xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
b) Người nộp thuế hàng hoá:
– Đối với hàng tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, do cơ sở sản xuất nộp;
– Đối với hàng nông sản do người thu mua nộp.
Điều 8. – Đối với các hàng nhập khẩu mậu dịch;
a) Giá tính thuế là giá bán buôn hàng nhập.
b) Thuế hàng hoá nhập khẩu mậu dịch do tổ chức xuất nhập khẩu nộp cùng một lúc với thuế nhập khẩu và thành hai nhóm riêng biệt.
c) Ngân hàng Ngoại thương cho tổ chức xuất nhập khẩu vay vốn thanh toán hàng nhập, bao gồm cả hai loại thuế (thuế nhập khẩu hàng mậu dịch và thuế hàng hoá nhập khẩu mậu dịch).
d) Tổ chức xuất nhập khẩu xác định lại định mức vốn lưu động với giá vốn hàng nhập có cả hai loại thuế nói trên.
đ) Bộ Tài chính tổ chức việc thu thuế hàng hoá đối với hàng nhập khẩu mậu dịch.
Điều 9. – Đối với hàng xuất, nhập khẩu phi mậu dịch, giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường và được quy định hàng tháng hoặc hàng quý theo sát thời giá.
Cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định giá tính thuế sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan Hải quan và cơ quan Vật giá cùng cấp.
Bảng giá tính thuế, biểu thuế và biểu phụ thu thuế phải niêm yết tại Hải quan cửa khẩu.
Ngành Hải quan được giao nhiệm vụ thu thuế hàng hoá đối với hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch, được trích lập các quỹ theo chế độ do Hội đồng Bộ trưởng quy định.
Bộ Tài chính chỉ đạo việc định giá tính thuế, chỉ đạo và kiểm tra việc thu thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu phi mậu dịch của ngành hải quan.
VI. THUẾ SÁT SINH
Điều 10. – Thuế sát sinh thu vào lợn, trâu, bò, đem giết thịt.
Lợn, trâu, bò do hợp tác xã mua bán hoặc thương nghiệp quốc doanh mua của khu vực kinh tế tập thể cá thể đem giết thịt cũng phải nộp thuế sát sinh. Thương nghiệp quốc doanh khi nộp thuế sát sinh được giảm 50% số thuế phải nộp. Hợp tác xã mua bán đã nộp thuế sát sinh, thì không phải nộp thuế doanh nghiệp vào phần doanh số bán thịt lợn, trâu, bò.
Thuế sát sinh thu tại địa phương chăn nuôi và thu vào người mua súc vật nếu đem giết súc vật ngoài địa phương chăn nuôi.
VII. THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ LIÊN DOANH, HỢP DOANH, CÔNG TƯ HỢP DOANH CHIA LÃI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
Các cơ sở liên doanh, hợp doanh, công tư hợp doanh chia lãi giữa quốc doanh với tư nhân hoặc với tập thể (dưới đây gọi tắt là cơ sở hợp doanh) phải nộp thuế môn bài, thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá theo đúng điều lệ thuế công thương nghiệp, Điều lệ thuế hàng hoá và Nghị định này.
Thuế lợi tức doanh nghiệp thu trên tổng số lợi tức chịu thuế của cơ sở hợp doanh. Cơ sở hợp doanh không phải nộp thuế lợi tức bổ sung và được giảm 10% số thuế lợi tức doanh nghiệp để bỏ vào quỹ tích luỹ.
Đối với phần lợi nhuận được chia của từng cổ đông vượt trên 30.000 đồng/tháng thì chịu thuế suất bổ sung.
Những cổ đông góp cổ phần ở nhiều cơ sở hợp doanh phải gộp số lợi nhuận được chia ở tất cả các cơ sở hợp doanh để tính thuế lợi tức doanh nghiệp.
Điều 13. – Bộ tài chính bàn với Bộ Thuỷ sản và quy định biện pháp thu thuế đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. – Nghị định này thi hành kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá, thuế sát sinh trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 15. – Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Reviews
There are no reviews yet.