Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn bổ sung điều kiện nghỉ hưu

THÔNG TƯ

SỐ 2-LĐTBXH/TT NGÀY 2-2-1988 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG
ĐIỀU KIỆN NGHỈ HƯU

Ngày 29-12-1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 227-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức, giảm nhẹ biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp. Điều 5 của Quyết định số 227-HĐBT quy định: “Về chế độ hưu trí thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với những cán bộ, công nhân viên chức vì sức yếu, năng lực hạn chế mà tuổi đời để tính nghỉ hưu còn thiếu không quá 5 năm thì cũng xét cho nghỉ hưu và miễn giám định y khoa”.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

1. Đối tượng được áp dụng theo quy định tại điều 5 Quyết định số 227-HĐBT là cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp và cán bộ, nhân viên làm việc gián tiếp trong các đơn vị sản xuất (bao gồm cả cán bộ, nhân viên quốc phòng và công nhân viên ngành công an) vì sức yếu, năng lực hạn chế mà có đủ thời gian công tác như quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng thì nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, nghỉ việc được hưởng lương hưu không phải giám định y khoa.

2. Những người thuộc đối tượng trên nếu trong quá trình công tác có làm việc trong các nghề đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại hoặc trong các nghề nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng có nhiều khó khăn gian khổ hoặc đã phục vụ trong quân đội rồi chuyển ngành thì vẫn được giảm tuổi đời để nghỉ hưu theo quy định tại điểm 1 Thông tư số 48-TBXH ngày 30-9-1985 và Chỉ thị số 9-TBXH ngày 1-9-1986 của Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 236-HĐBT và được giảm tiếp 5 tuổi đời nữa để nghỉ hưu mà không phải giám định y khoa.

3. Hồ sơ của cán bộ, công nhân viên chức nghỉ việc hưởng lương hưu theo hướng dẫn tại Thông tư này cần ghi rõ: “Căn cứ Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng” để tiện việc theo dõi, tổng hợp tình hình.

4. Những điều kiện để được nghỉ việc hưởng lương hưu của công nhân viên chức Nhà nước (những người không áp dụng theo quy định tại điểm 5 Quyết định số 227-HĐBT) và lực lượng vũ trang vẫn thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ này 1 tháng 1 năm 1988.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn bổ sung điều kiện nghỉ hưu
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 2-LĐTBXH/TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Hiếu
Ngày ban hành: 02/02/1988 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

SỐ 2-LĐTBXH/TT NGÀY 2-2-1988 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG
ĐIỀU KIỆN NGHỈ HƯU

Ngày 29-12-1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 227-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức, giảm nhẹ biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp. Điều 5 của Quyết định số 227-HĐBT quy định: “Về chế độ hưu trí thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với những cán bộ, công nhân viên chức vì sức yếu, năng lực hạn chế mà tuổi đời để tính nghỉ hưu còn thiếu không quá 5 năm thì cũng xét cho nghỉ hưu và miễn giám định y khoa”.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

1. Đối tượng được áp dụng theo quy định tại điều 5 Quyết định số 227-HĐBT là cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp và cán bộ, nhân viên làm việc gián tiếp trong các đơn vị sản xuất (bao gồm cả cán bộ, nhân viên quốc phòng và công nhân viên ngành công an) vì sức yếu, năng lực hạn chế mà có đủ thời gian công tác như quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng thì nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, nghỉ việc được hưởng lương hưu không phải giám định y khoa.

2. Những người thuộc đối tượng trên nếu trong quá trình công tác có làm việc trong các nghề đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại hoặc trong các nghề nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng có nhiều khó khăn gian khổ hoặc đã phục vụ trong quân đội rồi chuyển ngành thì vẫn được giảm tuổi đời để nghỉ hưu theo quy định tại điểm 1 Thông tư số 48-TBXH ngày 30-9-1985 và Chỉ thị số 9-TBXH ngày 1-9-1986 của Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 236-HĐBT và được giảm tiếp 5 tuổi đời nữa để nghỉ hưu mà không phải giám định y khoa.

3. Hồ sơ của cán bộ, công nhân viên chức nghỉ việc hưởng lương hưu theo hướng dẫn tại Thông tư này cần ghi rõ: “Căn cứ Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng” để tiện việc theo dõi, tổng hợp tình hình.

4. Những điều kiện để được nghỉ việc hưởng lương hưu của công nhân viên chức Nhà nước (những người không áp dụng theo quy định tại điểm 5 Quyết định số 227-HĐBT) và lực lượng vũ trang vẫn thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ này 1 tháng 1 năm 1988.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn bổ sung điều kiện nghỉ hưu”