CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 85-CT NGÀY 29-3-1988
VỀ VIỆC XỬ LÝ TẦU NƯỚC NGOÀI XÂM PHẠM VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ngày 11 tháng 2 năm 1986. Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 13-HĐBT về việc tăng cường bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển và thềm lục địa Việt Nam các ngành có trách nhiệm cùng các địa phương ven biển đã phối hợp bắt giữ và xử lý nhiều tầu nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta. Nhưng việc quản lý và sử dụng các tầu đã tịch thu chưa được quy định chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, có trường hợp đã để hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Để giải quyết vấn đề trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Khi bắt được tầu nước ngoài xâm phạm vùng biển nước ta, các lực lượng bắt giữ phải lập biên bản, xác định rõ toạ độ, hành vi phạm pháp xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng biển Việt Nam, hiện trạng tầu lúc bắt giữ; thuyền trưởng hoặc đại diện những người trên tầu phải ký vào biên bản phạm pháp. Sau đó phải thu giữ chuyển giao tang vật và người đi trên tầu cho cơ quan có trách nhiệm thụ lý, tiến hành điều tra kết luận và kiến nghị việc xử lý.
Không được dùng vũ lực đối với những người đi trên tầu. Trong trường hợp buộc phải dùng vũ lực thì phải ghi rõ trong biên bản phạm pháp lý do của việc dùng vũ lực đó.
Riêng đối với con tầu, nếu xử lý theo Luật Hình sự thì thực hiện theo bản án của Toà án, nếu xử lý bằng biện pháp hành chính thì tuỳ theo tính năng con tầu mà giao cho cơ quan chuyên dụng loại tầu ấy sử dụng, cụ thể là:
– Tầu quân sự giao Bộ Quốc phòng,
– Tầu hoạt động tình báo, gián điệp giao Bộ Nội vụ,
– Tầu đánh cá giao Bộ Thuỷ sản,
– Tầu vận tải giao Bộ Giao thông vận tải…
Nếu địa phương bắt được tàu mà có yêu cầu sử dụng thì phải bàn với Bộ được giao trên đây xem xét quyết định.
Trong thời gian chưa chuyển giao tầu, cơ quan bắt giữ có trách nhiệm quản lý nguyên trạng con tầu, không để mất mát, hư hỏng các trang thiết bị trên tầu.
2. Các Bộ tiếp nhận tầu phải làm biên bản giao nhận, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc trông coi bảo quản, dầu mỡ, sửa chữa, xác nhận giá trị con tầu, hoá giá thành tiền và ghi vào danh mục tài sản của cơ quan sử dụng.
Khi giao tầu cho bên nhận, cơ quan giao tầu phải giao đủ phương tiện, trang bị của các tầu đó.
Trường hợp tầu bị bắt được tạm giao để sử dụng, cơ quan sử dụng không được thay đổi trang bị và cấu trúc để khi xử lý mà Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định trả tầu cho chủ tầu thì phải trả như nguyên trạng lúc đầu.
3. Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao phối hợp, bàn bạc thống nhất với các ngành có liên quan và các địa phương thực hiện đúng Chỉ thị này, và giải quyết tốt các tầu đang bị bắt giữ.
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 85-CT NGÀY 29-3-1988
VỀ VIỆC XỬ LÝ TẦU NƯỚC NGOÀI XÂM PHẠM VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ngày 11 tháng 2 năm 1986. Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 13-HĐBT về việc tăng cường bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển và thềm lục địa Việt Nam các ngành có trách nhiệm cùng các địa phương ven biển đã phối hợp bắt giữ và xử lý nhiều tầu nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta. Nhưng việc quản lý và sử dụng các tầu đã tịch thu chưa được quy định chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, có trường hợp đã để hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Để giải quyết vấn đề trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Khi bắt được tầu nước ngoài xâm phạm vùng biển nước ta, các lực lượng bắt giữ phải lập biên bản, xác định rõ toạ độ, hành vi phạm pháp xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng biển Việt Nam, hiện trạng tầu lúc bắt giữ; thuyền trưởng hoặc đại diện những người trên tầu phải ký vào biên bản phạm pháp. Sau đó phải thu giữ chuyển giao tang vật và người đi trên tầu cho cơ quan có trách nhiệm thụ lý, tiến hành điều tra kết luận và kiến nghị việc xử lý.
Không được dùng vũ lực đối với những người đi trên tầu. Trong trường hợp buộc phải dùng vũ lực thì phải ghi rõ trong biên bản phạm pháp lý do của việc dùng vũ lực đó.
Riêng đối với con tầu, nếu xử lý theo Luật Hình sự thì thực hiện theo bản án của Toà án, nếu xử lý bằng biện pháp hành chính thì tuỳ theo tính năng con tầu mà giao cho cơ quan chuyên dụng loại tầu ấy sử dụng, cụ thể là:
– Tầu quân sự giao Bộ Quốc phòng,
– Tầu hoạt động tình báo, gián điệp giao Bộ Nội vụ,
– Tầu đánh cá giao Bộ Thuỷ sản,
– Tầu vận tải giao Bộ Giao thông vận tải…
Nếu địa phương bắt được tàu mà có yêu cầu sử dụng thì phải bàn với Bộ được giao trên đây xem xét quyết định.
Trong thời gian chưa chuyển giao tầu, cơ quan bắt giữ có trách nhiệm quản lý nguyên trạng con tầu, không để mất mát, hư hỏng các trang thiết bị trên tầu.
2. Các Bộ tiếp nhận tầu phải làm biên bản giao nhận, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc trông coi bảo quản, dầu mỡ, sửa chữa, xác nhận giá trị con tầu, hoá giá thành tiền và ghi vào danh mục tài sản của cơ quan sử dụng.
Khi giao tầu cho bên nhận, cơ quan giao tầu phải giao đủ phương tiện, trang bị của các tầu đó.
Trường hợp tầu bị bắt được tạm giao để sử dụng, cơ quan sử dụng không được thay đổi trang bị và cấu trúc để khi xử lý mà Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định trả tầu cho chủ tầu thì phải trả như nguyên trạng lúc đầu.
3. Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao phối hợp, bàn bạc thống nhất với các ngành có liên quan và các địa phương thực hiện đúng Chỉ thị này, và giải quyết tốt các tầu đang bị bắt giữ.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.