KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
——– Số: 1453/QĐ-KTNN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
|
————————
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-KTNN ngày 27/3/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình khung Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn các ngạch kiểm toán viên nhà nước: Tiền Kiểm toán viên, Kiểm toán viên và Kiểm toán viên chính”.
Điều 2.Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2; – Lãnh đạo KTNN; – Đảng ủy KTNN; – Công đoàn KTNN; – Đoàn Thanh niên CSHCM KTNN; – Vụ Tổ chức cán bộ (05) – Trung tâm KH&BDCB (05); – Vụ Tổng hợp; – Trung tâm Tin học; – VP KTNN (Ban TC; P.TK-TH, P.KT) – Lưu: VT. |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Nguyễn Hữu Vạn |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1453 /QĐ-KTNN ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
1. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1.1. Mục tiêu
Trang bị những kiến thức căn bản về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, công chức công vụ, pháp luật kinh tế; hiểu biết về KTNN, quy tắc đạo đức nghề nghiệp KTVNN, Chuẩn mực, quy trình kiểm toán; kiến thức cơ bản, nền tảngvề kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán; và các kỹ năng làm việc của KTVNN ở cấp độ trợ lý kiểm toán để một kiểm toán viên mới vào ngành cần phải có để thực hiện công việc trong giai đoạn đầu bước vào nghề kiểm toán nhà nước. Những kiến thức này là kiến thức nền tảng để học các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán trong các chương trình về sau.
1.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
– Những công chức mới được tuyển dụng vào ngành sau khi trúng tuyển kỳ thi công chức của KTNN được phân công thực hiện công tác kiểm toán. Những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán và các ngành có liên quan có thể được xét miễn học hoặc miễn thi một số chuyên đề/môn học.
– Những công chức từ ngành khác mới được tiếp nhận về ngành để làm công tác kiểm toán hoặc công chức, viên chức khác trong ngành có nhu cầu chuyển sang ngạch kiểm toán viên.
– Các đối tượng khác cần bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.1. Thời gian đào tạo
Tổng thời gian đào tạo của Chương trình là 680 tiết.
2.1.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: 500 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 460 tiết, theo 3 học phần:
– Nhóm chuyên đề Học phần 1 – Kiến thức cơ sở chung: 60 tiết.
– Nhóm chuyên đề Học phần 2 – Kiến thức cơ sở ngành: 160 tiết.
– Nhóm chuyên đề Học phần 3 – Kiến thức chuyên ngành: 240 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần I: 40 tiết.
2.1.2. Hợp phần II – Khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp: 180 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 140 tiết, theo 2 học phần:
– Học phần 1 – Kiến thức chung về KTNN, chuyên môn kiểm toán và văn hóa đạo đức nghề nghiệp: 72 tiết.
– Học phần 2 – Kỹ năng làm việc của trợ lý kiểm toán: 68 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần II: 40 tiết.
2.2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Kết hợp các phương pháp: Giới thiệu của giảng viên và nêu vấn đề; Thảo luận, trao đổi tại lớp học; Tự nghiên cứu, thảo luận theo nhóm; Thực tập và viết báo cáo chuyên đề tại đơn vị.
2.3. Phương pháp đánh giá
– Làm bài kiểm tra hết môn sau khi kết thúc môn học.
– Kết thúc hợp phần, viết báo cáo chuyên đề về vận dụng kiến thức đã học vào công việc kiểm toán.
3. PHÂN BỔ THỜI GIAN
Đảm bảo nguyên tắc giảm dần tỷ lệ lý thuyết/thực hành (trao đổi, thảo luận, làm bài tập, thực hành,…) theo cấp độ đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, từ kiến thức đến kỹ năng, cơ cấu tỷ lệ thời gian xác định cho từng khối kiến thức như sau:
– Khối kiến thức chung về KTNN và kiến thức cơ sở chuyên môn: 70-80% lý thuyết; 20-30% thực hành.
– Khối kiến thức chuyên môn kiểm toán: 60-70% lý thuyết; 30-40% thực hành.
– Khối kỹ năng làm việc: 40-50% lý thuyết; 50-60% thực hành.
4. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung cụ thể chương trình như sau:
4.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
I
|
Học phần 1 – Kiến thức cơ sở chung
|
60
|
1
|
Nhà nước và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về Nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính NN: bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NN; bộ máy nhà nước, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước.
|
8
|
2
|
Công vụ, công chức và đạo đức công vụ
Trang bị cho học viên kiến thức về quyền hạn, nghĩa vụ của công chức và quy định đạo đức công vụ.
|
8
|
3
|
Văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
Trang bị kiến thức về bản chất, chức năng, vai trò văn bản trong quản lý nhà nước; các loại văn bản hành chính NN; đặc điểm, quản lý và tổ chức sử dụng văn bản; và kỹ thuật soạn thảo văn bản.
|
8
|
4
|
Pháp luật kinh tế
Trang bị kiến thức về quy định pháp luật trong hoạt động kinh tế: luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền,…
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra
|
20
|
|
Ghi chú: Những công chức, viên chức đã có chứng chỉ quản lý nhà nước các ngạch công chức và bảng điểm bằng đại học trùng với các môn học trên thì được miễn các môn tương ứng.
|
||
II
|
Học phần 2 – Kiến thức cơ sở ngành
|
160
|
5
|
Một số vấn đề cơ bản về kinh tế học vận dụng trong hoạt động kiểm toán của KTNN
Trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản về kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học công cộng có liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN như: chính sách tài khóa, tiền tệ; giá cả, tiền lương; thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái…; vai trò của Chính phủ trong phân bổ nguồn lực, hiệu quả và công bằng trong thực thi chính sách của Chính phủ, phân tích chính sách chi tiêu công cộng, nguồn thu ngân sách và tác động của thuế, lý thuyết đánh thuế tối ưu và xu hướng cải cách thuế ở Việt Nam.
|
40
|
6
|
Nguyên lý kế toán
Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về lý thuyết hạch toán kế toán: bản chất, chức năng của hạch toán kế toán, nguyên tắc kế toán, phương pháp kế toán, chu trình kế toán,…
|
40
|
7
|
Lý thuyết tài chính tiền tệ
Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ: bản chất, chức năng, vai trò của tài chính; lý thuyết tiền tệ và hệ thống tiền tệ.
|
40
|
8
|
Những vấn đề cơ bản về tài chính công
Trang bị cho học viên kiến thức ở mức độ nền tảng về quản lý tài chính công: tổng quan tài chính công; ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý thu, chi ngân sách; quản lý tài chính ở các cơ quan, tổ chức sử dụng tài chính công.
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra
|
24
|
|
III
|
Học phần 3 – Kiến thức chuyên ngành
|
240
|
9
|
Kế toán tài chính
Trang bị cho học viên kiến thức kế toán tài chính trong các lĩnh vực: doanh nghiệp, kế toán đơn vị chủ đầu tư; kế toán ngân hàng; kế toán ngân sách.
|
40
|
10
|
Kế toán quản trị
Trang bị cho học viên kiến thức: nội dung, đặc điểm kế toán quản trị; kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả; phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận; kế toán quản trị với việc ra quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn.
|
40
|
11
|
Lập và phân tích báo cáo tài chính
Trang bị cho học viên kiến thức: chuẩn mực lập báo cáo tài chính; áp dụng các chuẩn mực kế toán để lập và trình bày báo cáo tài chính.
|
40
|
12
|
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Trang bị cho học viên kiến thức: những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính; quản lý vốn lưu động; thẩm định đầu tư; tài trợ vốn cho kinh doanh; định giá doanh nghiệp; quản trị rủi ro.
|
40
|
13
|
Lý thuyết kiểm toán
Trang bị cho học viên kiến thức lý thuyết cơ bản về kiểm toán: bản chất, vai trò của kiểm toán; phân loại kiểm toán; hệ thống kiểm soát nội bộ; trọng yếu, rủi ro kiểm toán, cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán,…
|
40
|
Ôn tập, kiểm tra
|
40
|
|
IV
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch hợp phần I
|
40
|
|
Tổng thời lượng hợp phần I: 500 tiết học
|
|
Ghi chú: Những công chức, viên chức đã học các môn trên ở cấp đại học (theo bảng điểm của trường đại học cấp) thì được miễn các môn tương ứng.
|
4.2. Hợp phần II – Khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
I
|
Học phần 1 – Kiến thức chung về KTNN
|
72
|
14
|
Hiểu biết chung về KTNN
Trang bị cho học viên kiến thức chung cơ quan kiểm toán tối cáo; tổ chức và hoạt động của KTNN, đoàn kiểm toán nhà nước
|
8
|
15
|
Đạo đức và văn hóa ứng xử của KTVNN
Trang bị cho học viên kiến thức về yêu cầu đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên và văn hóa ứng xử của KTVNN; khuyến cáo các tình huống vi phạm đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.
|
16
|
16
|
Tổng quan về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN
Trang bị cho học viên hiểu biết tổng quan về hệ thống CMKTNN, đi sâu một số chuẩn mực có liên quan đến những công việc kiểm toán ở cấp độ trợ lý KTV.
|
16
|
17
|
Quy trình kiểm toán chung của KTNN
Trang bị cho học viên kiến thức về trình tự, nội dung các bước công việc và phương pháp thực hiện các bước công việc trong một cuộc kiểm toán.
|
8
|
Ôn tập, kiểm tra
|
24
|
|
II
|
Học phần 2 – Kỹ năng làm việc của trợ lý kiểm toán
|
68
|
18
|
Lập hồ sơ kiểm toán và ghi chép nhật ký KTV
Trang bị cho kiểm toán viên kiến thức tổng quan về hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, tập trung vào nội dung và cách thức ghi chép, lập hồ sơ làm việc của kiểm toán viên ở cấp độ công việc Trợ lý kiểm toán.
|
16
|
19
|
Kỹ năng thu thập bằng chứng kiểm toán
Trang bị cho học viên hiểu biết về các loại bằng chứng kiểm toán và kỹ năng phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.
|
16
|
20
|
Kỹ năng làm việc của trợ lý kiểm toán
Trang bị cho học viên một số kỹ mềm để hỗ trợ công tác kiểm toán gồm: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập và nâng cao năng lực cá nhân
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra
|
20
|
|
III
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch hợp phần II
|
40
|
|
Tổng thời lượng hợp phần II: 180 tiết học
|
II. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGẠCH KIỂM TOÁN VIÊN
1. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1.1. Mục tiêu
Trang bị những kiến thức quản lý các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kiểm toán lĩnh vực công của KTNN; kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán nói chung để học viên có thể thực hiện nhiệm vụ ở cấp bậc kiểm toán viên. Sau khi được học các kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính ở chương trình Tiền kiểm toán viên và có một thời gian làm trợ lý kiểm toán, công chức sẽ được học chương trình này để có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để hành nghề kiểm toán nhà nước (kiểm toán lĩnh vực công) một cách độc lập.
1.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
– Những công chức làm công tác kiểm toán đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Tiền kiểm toán viên.
– Những công chức từ ngành khác mới được tiếp nhận về ngành để làm công tác kiểm toán hoặc công chức, viên chức khác trong ngành có nhu cầu chuyển sang ngạch kiểm toán viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Tiền kiểm toán viên.
– Các đối tượng khác cần bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.1. Thời gian đào tạo
Tổng thời gian đào tạo của Chương trình là 400 tiết
2.1.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: 200 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 160 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần I: 40 tiết.
2.1.2. Hợp phần II – Khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán: 200 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 168 tiết, theo 2 học phần:
– Học phần 1- Kiến thức chuyên môn kiểm toán: 120 tiết (chưa bao gồm thời lượng của chuyên đề Kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin, chuyên đề này do Trung tâm Tin học thiết kế và đào tạo riêng).
– Học phần 2 – Kỹ năng làm việc của kiểm toán viên: 48 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần II: 32 tiết.
2.2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Kết hợp các phương pháp: Giới thiệu của giảng viên và nêu vấn đề; Thảo luận, trao đổi tại lớp học; Tự nghiên cứu, thảo luận theo nhóm; Thực tập và viết báo cáo chuyên đề tại đơn vị.
2.3. Phương pháp đánh giá
– Làm bài kiểm tra hết môn sau khi kết thúc môn học.
– Kết thúc hợp phần, viết báo cáo chuyên đề về vận dụng kiến thức đã học vào công việc kiểm toán.
3. PHÂN BỔ THỜI GIAN
Đảm bảo nguyên tắc giảm dần tỷ lệ lý thuyết/thực hành (trao đổi, thảo luận, làm bài tập, thực hành,…) theo cấp độ đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, từ kiến thức đến kỹ năng, cơ cấu tỷ lệ thời gian xác định cho từng khối kiến thức như sau:
– Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: 70-80% lý thuyết; 20-30% thực hành.
– Khối kiến thức chuyên môn kiểm toán: 60-70% lý thuyết; 30-40% thực hành.
– Khối kỹ năng làm việc: 40-50% lý thuyết; 50-60% thực hành.
4. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung cụ thể chương trình như sau:
4.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
1
|
Quản lý ngân sách nhà nước
Trang bị cho học viên kiến thức để học viên am hiểu sâu về hệ thống ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý NSNN, chu trình NSNN
|
32
|
2
|
Thuế và quản lý thuế
Trang bị cho học viên kiến thức về hệ thống thuế; kiến thức và kỹ năng tính thuế áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam như thuế TNCN, TNDN, GTGT, XNK, thuế nhà thầu,… các mối quan hệ trong quản lý thuế, quy trình quản lý thuế.
|
40
|
3
|
Quản lý các quỹ tài chính công ngoài NSNN
Trang bị cho học viên kiến thức về cơ chế hình thành và hoạt động của các quỹ tài chính công ngoài NSNN.
|
16
|
4
|
Quản lý đầu tư công
Trang bị cho học viên kiến thức để học viên nắm bắt được khái niệm đầu tư công, cơ cấu đầu tư công ở VN, nội dung quản lý đầu tư công.
|
16
|
5
|
Kinh tế đầu tư
Trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế đầu tư như cơ sở lý luận; các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư; lập, phân tích và quản lý dự án đầu tư
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra
|
40
|
|
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch hợp phần I
|
40
|
|
Tổng thời lượng hợp phần I: 200 tiết học
|
4.2. Hợp phần II – Khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
I
|
Học phần 1 – Kiến thức chuyên môn kiểm toán
|
120
|
6
|
Kiểm toán tài chính
Trang bị cho học viên kiến thức chung về kiểm toán tài chính, giúp học viên nắm vững nội dung về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán tài chính.
|
24
|
7
|
Kiểm toán tuân thủ
Trang bị cho học viên kiến thức chung về kiểm toán tuân thủ, giúp học viên nắm vững nội dung về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ.
|
8
|
8
|
Kiểm toán hoạt động
Trang bị cho học viên kiến thức chung về kiểm toán hoạt động, giúp học viên nắm vững nội dung về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán hoạt động.
|
72
|
9
|
Kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin
|
*
|
Ôn tập, kiểm tra
|
16
|
|
II
|
Học phần 2 – Các kỹ năng làm việc của kiểm toán viên
|
48
|
10
|
Kỹ năng lập kế hoạch kiểm toán của tổ kiểm toán
Trang bị cho học viên kiến thức về nội dung, yêu cầu và phương pháp lập kế hoạch kiểm toán và giúp học viên nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch kiểm toán của tổ kiểm toán.
|
8
|
11
|
Kỹ năng lập báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán và kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Trang bị cho học viên kiến thức về nội dung, yêu cầu và phương pháp lập BCKT và giúp học viên nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng cần thiết để lập BCKT của tổ kiểm toán; nội dung và phương pháp kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
|
16
|
12
|
Kỹ năng làm việc của kiểm toán viên
Trang bị một số kỹ năng mềm bổ trợ cho hoạt động kiểm toán như: kỹ năng phỏng vấn; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định….
|
8
|
Ôn tập, kiểm tra
|
16
|
|
III
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch hợp phần II
|
32
|
|
Tổng thời lượng hợp phần II: 200 tiết học
|
|
* Riêng môn Kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin sẽ do Trung tâm Tin học thiết kế nội dung và thời gian đào tạo sau.
1. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1.1. Mục tiêu
Trang bị cho học viên có đủ kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong hoạt động kiểm toán và kiến thức, kỹ năng chuyên môn kiểm toán nâng cao và tương đối phức tạp để người học vận dụng vào hoạt động quản lý điều hành tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán cũng như thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của kiểm toán viên chính.
1.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
– Những công chức làm công tác kiểm toán đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên.
– Những công chức từ ngành khác mới được tiếp nhận về ngành để làm công tác kiểm toán hoặc công chức, viên chức khác trong ngành có nhu cầu chuyển sang ngạch kiểm toán viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên.
– Các đối tượng khác cần bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.1. Thời gian đào tạo
Tổng thời gian đào tạo của Chương trình là 288 tiết
2.1.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: 104 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 64 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần I: 40 tiết.
2.1.2. Hợp phần II – Khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán: 184 tiết
(1) Đào tạo tập trung trên lớp: Thời lượng 240 tiết, theo 2 học phần:
– Học phần 1 – Kiến thức chuyên môn kiểm toán: 64 tiết.
– Học phần 2 – Kỹ năng làm việc của kiểm toán viên: 80 tiết.
(2) Thực tập và viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần II: 40 tiết.
2.2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Kết hợp các phương pháp: Giới thiệu của giảng viên và nêu vấn đề; Thảo luận, trao đổi tại lớp học; Tự nghiên cứu, thảo luận theo nhóm; Thực tập và viết báo cáo chuyên đề tại đơn vị.
2.3. Phương pháp đánh giá
– Làm bài kiểm tra hết môn sau khi kết thúc môn học.
– Kết thúc hợp phần, viết báo cáo chuyên đề về vận dụng kiến thức đã học vào công việc kiểm toán.
3. PHÂN BỔ THỜI GIAN
Đảm bảo nguyên tắc giảm dần tỷ lệ lý thuyết/thực hành (trao đổi, thảo luận, làm bài tập, thực hành,…) theo cấp độ đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, từ kiến thức đến kỹ năng, cơ cấu tỷ lệ thời gian xác định cho từng khối kiến thức như sau:
– Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: 70-80% lý thuyết; 20-30% thực hành.
– Khối kiến thức chuyên môn kiểm toán: 60-70% lý thuyết; 30-40% thực hành.
– Khối kỹ năng làm việc: 40-50% lý thuyết; 50-60% thực hành.
4. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung cụ thể chương trình như sau:
4.1. Hợp phần I – Khối kiến thức cơ sở chuyên môn
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
1
|
Phân tích báo cáo quyết toán NSNN
Trang bị cho học viên kiến thức: nội dung báo cáo quyết toán NSNN và phương pháp phân tích báo cáo quyết toán NSNN.
|
16
|
2
|
Phân tích, đánh giá chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thuế, nợ công
Trang bị cho học viên kiến thức: Nội dung, ý nghĩa của chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thuế trong từng thời kỳ, phương pháp phân tích, đánh giá chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thuế, nợ công.
|
16
|
3
|
Phân tích, đánh giá chính sách đầu tư công
Trang bị cho học viên kiến thức: nội dung, ý nghĩa của chính sách đầu tư công, nợ công; phương pháp phân tích đánh giá chính sách đầu tư công.
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra từng môn
|
16
|
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch Hợp phần I
|
40
|
|
Tổng thời lượng Hợp phần I: 104 tiết
|
4.2. Hợp phần II – Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kiểm toán
TT
|
Học phần và chuyên đề/môn học
|
Số tiết
|
I
|
Học phần 1 – Kiến thức chuyên môn
|
64
|
4
|
Đảm bảo chất lượng kiểm toán và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN
Trang bị cho học viên kiến thức: nội dung, mục tiêu, phương pháp, quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm toán; so sánh kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm toán.
|
16
|
5
|
Nội dung, phương pháp tổ chức quản lý hoạt động tổ kiểm toán và đoàn kiểm toán
Trang bị cho học viên kiến thức: khái niệm, cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán, chức năng, nhiệm vụ của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán; nội dung, phương pháp quản lý đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán.
|
16
|
6
|
Tổ chức kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề
Trang bị cho học viên kiến thức: bản chất, đặc điểm của kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; phương pháp tổ chức và quản lý kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; nội dung và phương pháp lập kế hoạch và báo cáo kiểm toán chuyên đề.
|
16
|
Ôn tập, kiểm tra từng môn
|
16
|
|
II
|
Học phần 2 – Các kỹ năng làm việc của kiểm toán viên chính
|
80
|
7
|
Lập và thẩm định kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán
Trang bị cho học viên kiến thức: yêu cầu, nội dung, phương pháp lập và thẩm định kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán; yêu cầu, nội dung, phương pháp lập và thẩm định BCKT của đoàn kiểm toán.
|
16
|
8
|
Xây dựng Kế hoạch kiểm toán trung hạn, kế hoạch kiểm toán năm và báo cáo kiểm toán năm
Trang bị cho học viên kiến thức: yêu cầu đối với kế hoạch kiểm toán trung hạn và kế hoạch kiểm toán năm, nội dung, phương pháp lập kế hoạch kiểm toán năm; yêu cầu, nội dung và phương pháp lập báo cáo kiểm toán năm.
|
16
|
9
|
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý của KTV chính
Trang bị cho học viện các kỹ năng mềm để lãnh đạo, quản lý trong hoạt động kiểm toán: Kỹ năng giải quyết xung đột trong hoạt động kiểm toán; kỹ năng hướng dẫn, đào tạo KTV; kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên; kỹ năng thuyết trình và chủ trì cuộc họp.
|
32
|
Ôn tập, kiểm tra từng môn
|
16
|
|
III
|
Viết báo cáo chuyên đề thu hoạch hợp phần II
|
40
|
|
Tổng thời lượng: 184 tiết
|
|
Reviews
There are no reviews yet.