Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về thống nhất tổ chức nhập khẩu và kinh doanh kim khí trong nước vào Tổng công ty kim khí (Bộ Vật tư)

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 280-CT

NGÀY 29-10-1988 VỀ THỐNG NHẤT TỔ CHỨC NHẬP KHẨU VÀ

KINH DOANH KIM KHÍ TRONG NƯỚC VÀO

TỔNG CÔNG TYKIM KHÍ (BỘ VẬT TƯ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Nghị quyết số 3-NQ/HNTƯ của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VI);

Căn cứ Quyết định số 231-HĐBT ngày 31-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về chuyển ngành vật tư sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh vật tư;

Theo đề nghị của các đồng chí Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bộ Kinh tế đối ngoại và đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) thống nhất việc nhập khẩu và kinh doanh kim khí trong nước.

Điều 2

Nhập khẩu kim khí và mua kim khí sản xuất trong nước.

1- Để bảo đảm nhu cầu kim khí cho nền kinh tế quốc dân, Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) được phép:

– Trực tiếp nhập khẩu kim khí từ các nguồn:

Nguồn nhập khẩu tập trung của Nhà nước theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ ta và Chính phủ các nước khác (trừ các Hiệp định hợp tác chuyên ngành và kim khí chuyên dùng Nhà nước đã cho phép các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật được trực tiếp nhập hoặc trực tiếp tiêu thụ).

Nguồn nhập khẩu bằng vốn ngoại tế tự có của Tổng Công ty hoặc đi vay, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng pháp luật và theo nguyên tắc tự hoàn trả vốn, lãi vay.

– Mua và bán kim khí trên thị trường quốc tế; tái xuất khẩu kim khí nếu xét thấy có lợi.

– Làm đại lý bán kim khí và làm dịch vụ cho các hãng nước ngoài.

– Được cử đại diện của mình trong cơ quan Thương vụ nước ta tại các nước có quan hệ mua bán kim khí với khối lượng lớn, trên cơ sở tự chịu chi phí cho hoạt động của đại diện của mình ở nước ngoài.

– Ký hợp đồng mua kim khí của các xí nghiệp sản xuất theo đơn hàng Nhà nước (hoặc theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao).

2. Bộ Kinh tế đối ngoại chuyển giao nhiệm vụ nhập khẩu kim khí của Tổng Công ty xuất – nhập khẩu khoáng sản sang Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) cùng nhân sự tương ứng và các hồ sơ liên quan.

Tổng Công ty kim khí chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Kinh tế đối ngoại về các hoạt động ngoại thương của mình.

Điều 3

– Bán kim khí:

1. Kim khí nhập khẩu theo Hiệp định Chính phủ, mua theo đơn hàng Nhà nước:

a) Phần kim khí được cân đối theo chỉ tiêu pháp lệnh (hoặc đặt hàng) phải bán đủ số lượng, đúng quy cách, chất lượng, địa chỉ và theo giá chỉ đạo.

Đối với các cơ sở sản xuất được Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh sản xuất (hoặc đặt hàng), Tổng Công ty kim khí có trách nhiệm phối hợp với bên thứ 3 (đơn vị được Nhà nước chỉ định đặt mua sản phẩm) để ký hợp đồng bán kim khí cho cơ sở sản xuất theo nguyên tắc phối hợp cung ứng – sản xuất – tiêu thụ; tạm ngừng bán theo yêu cầu chính thức của bên thứ 3 nếu cơ sở sản xuất không sản xuất hoặc không giao sản phẩm đúng và theo chỉ tiêu pháp lệnh (hoặc đặt hàng Nhà nước).

Khi ngừng bán phải báo cáo kịp thời cho Bộ chủ quản và các cơ quan hữu quan biết, đồng thời các bên liên quan phải gặp nhau để quyết toán hợp động.

Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với phần kim khí bán theo chỉ tiêu pháp lệnh cho xây dựng và các yêu cầu khác của Nhà nước.

b) Đối với phần kim khí không cân đối theo chỉ tiêu pháp lệnh, Tổng công ty bán theo giá bảo đảm kinh doanh. Tổng Công ty kim khí có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ, phân bổ điều hoà nguồn phục vụ các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ trên cơ sở hạn mức hướng dẫn của Nhà nước.

2- Kim khí do Tổng Công ty tự tạo nguồn được bán theo phương thức thoả thuận.

3- Giá chỉ đạo, giá bảo đảm kinh doanh nói ở mục 1 trên đây đều phải theo đúng chính sách giá của Nhà nước.

Điều 4

Tổng Công ty kim khí khi dùng vốn tự có và vốn vay Ngân hàng để thanh toán tiền mua kim khí của các chủ hàng nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương. Việc thanh toán, hạch toán trong nước theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định về tài chính của Nhà nước.

Điều 5

Bộ Vật tư có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Tổng Công ty kim khí tổ chức lại hệ thống kinh doanh của mình trong toàn quốc bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Kim khí đi từ cửa khẩu, từ xí nghiệp sản xuất đến hộ tiêu dùng theo đường ngắn nhất.

– Từ Tổng Công ty đến đại lý bán lẻ thực hiện một vốn lưu động, một chiết khấu lưu thông chung cho toàn ngành hàng.

– Đối với kim khí thuộc nguồn tập trung của Nhà nước (nhập khẩu theo Hiệp định Chính phủ, mua theo đơn hàng Nhà nước) và Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh bán theo giá chỉ đạo hoặc chỉ tiêu hướng dẫn bán theo giá bảo đảm kinh doanh, Tổng Công ty kim khí hạch toán tự trang trải chi phí trên cơ sở chiết khẩu được duyệt. Đối với các nguồn kim khí khác, Tổng Công ty kim khí phải bảo đảm tự trang trải cả vốn và chi phí lưu thông.

– Hàng năm Tổng Công ty kim khí phải thực hiện việc tổng quyết toán (hiện vật và tài chính) với Nhà nước, trong đó có phân định rõ các nguồn.

– Tổng Công ty thực hiện việc điều hoà phí lưu thông theo nguyên tắc lấy gần bù xa, không để giá bán lẻ ở các vùng xa xôi hẻo lánh quá chênh lệch với giá ở các vùng khác.

Điều 6

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phân bổ kim ngạch nhập khẩu kim khí thuộc Hiệp định Chính phủ theo kế hoạch dài hạn hoặc hàng năm cho Tổng Công ty kim khí. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Vật tư giao kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch hướng dẫn bán kim khí nói ở điểm 1, điều 3 cho Tổng Công ty kim khí.

Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về vốn, tín dụng và thanh toán ngoại tệ cũng như tiền trong nước trong việc mua, bán kim khí và thuê chở kim khí về nước.

Bộ Kinh tế đối ngoại và Bộ Vật tư chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo chặt chẽ về mọi mặt việc chuyển giao nhiệm vụ nhập khẩu kim khí từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản (Bộ Kinh tế đối ngoại) sang Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư), nhanh, gọn nhưng phải bảo đảm quá trình nhập khẩu, vận tải, cung ứng kim khí được liên tục, nhất thiết không được để gây ra ách tắc sản xuất và xây dựng trong nước. Việc bàn giao phải làm xong trước ngày 30 tháng 11 năm 1988.

Điều 7

Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 8

Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thủ trưởng các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về thống nhất tổ chức nhập khẩu và kinh doanh kim khí trong nước vào Tổng công ty kim khí (Bộ Vật tư)
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 280-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 29/10/1988 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 280-CT

NGÀY 29-10-1988 VỀ THỐNG NHẤT TỔ CHỨC NHẬP KHẨU VÀ

KINH DOANH KIM KHÍ TRONG NƯỚC VÀO

TỔNG CÔNG TYKIM KHÍ (BỘ VẬT TƯ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Nghị quyết số 3-NQ/HNTƯ của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VI);

Căn cứ Quyết định số 231-HĐBT ngày 31-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về chuyển ngành vật tư sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh vật tư;

Theo đề nghị của các đồng chí Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bộ Kinh tế đối ngoại và đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) thống nhất việc nhập khẩu và kinh doanh kim khí trong nước.

Điều 2

Nhập khẩu kim khí và mua kim khí sản xuất trong nước.

1- Để bảo đảm nhu cầu kim khí cho nền kinh tế quốc dân, Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) được phép:

– Trực tiếp nhập khẩu kim khí từ các nguồn:

Nguồn nhập khẩu tập trung của Nhà nước theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ ta và Chính phủ các nước khác (trừ các Hiệp định hợp tác chuyên ngành và kim khí chuyên dùng Nhà nước đã cho phép các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật được trực tiếp nhập hoặc trực tiếp tiêu thụ).

Nguồn nhập khẩu bằng vốn ngoại tế tự có của Tổng Công ty hoặc đi vay, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng pháp luật và theo nguyên tắc tự hoàn trả vốn, lãi vay.

– Mua và bán kim khí trên thị trường quốc tế; tái xuất khẩu kim khí nếu xét thấy có lợi.

– Làm đại lý bán kim khí và làm dịch vụ cho các hãng nước ngoài.

– Được cử đại diện của mình trong cơ quan Thương vụ nước ta tại các nước có quan hệ mua bán kim khí với khối lượng lớn, trên cơ sở tự chịu chi phí cho hoạt động của đại diện của mình ở nước ngoài.

– Ký hợp đồng mua kim khí của các xí nghiệp sản xuất theo đơn hàng Nhà nước (hoặc theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao).

2. Bộ Kinh tế đối ngoại chuyển giao nhiệm vụ nhập khẩu kim khí của Tổng Công ty xuất – nhập khẩu khoáng sản sang Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư) cùng nhân sự tương ứng và các hồ sơ liên quan.

Tổng Công ty kim khí chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Kinh tế đối ngoại về các hoạt động ngoại thương của mình.

Điều 3

– Bán kim khí:

1. Kim khí nhập khẩu theo Hiệp định Chính phủ, mua theo đơn hàng Nhà nước:

a) Phần kim khí được cân đối theo chỉ tiêu pháp lệnh (hoặc đặt hàng) phải bán đủ số lượng, đúng quy cách, chất lượng, địa chỉ và theo giá chỉ đạo.

Đối với các cơ sở sản xuất được Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh sản xuất (hoặc đặt hàng), Tổng Công ty kim khí có trách nhiệm phối hợp với bên thứ 3 (đơn vị được Nhà nước chỉ định đặt mua sản phẩm) để ký hợp đồng bán kim khí cho cơ sở sản xuất theo nguyên tắc phối hợp cung ứng – sản xuất – tiêu thụ; tạm ngừng bán theo yêu cầu chính thức của bên thứ 3 nếu cơ sở sản xuất không sản xuất hoặc không giao sản phẩm đúng và theo chỉ tiêu pháp lệnh (hoặc đặt hàng Nhà nước).

Khi ngừng bán phải báo cáo kịp thời cho Bộ chủ quản và các cơ quan hữu quan biết, đồng thời các bên liên quan phải gặp nhau để quyết toán hợp động.

Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với phần kim khí bán theo chỉ tiêu pháp lệnh cho xây dựng và các yêu cầu khác của Nhà nước.

b) Đối với phần kim khí không cân đối theo chỉ tiêu pháp lệnh, Tổng công ty bán theo giá bảo đảm kinh doanh. Tổng Công ty kim khí có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ, phân bổ điều hoà nguồn phục vụ các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ trên cơ sở hạn mức hướng dẫn của Nhà nước.

2- Kim khí do Tổng Công ty tự tạo nguồn được bán theo phương thức thoả thuận.

3- Giá chỉ đạo, giá bảo đảm kinh doanh nói ở mục 1 trên đây đều phải theo đúng chính sách giá của Nhà nước.

Điều 4

Tổng Công ty kim khí khi dùng vốn tự có và vốn vay Ngân hàng để thanh toán tiền mua kim khí của các chủ hàng nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương. Việc thanh toán, hạch toán trong nước theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định về tài chính của Nhà nước.

Điều 5

Bộ Vật tư có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Tổng Công ty kim khí tổ chức lại hệ thống kinh doanh của mình trong toàn quốc bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Kim khí đi từ cửa khẩu, từ xí nghiệp sản xuất đến hộ tiêu dùng theo đường ngắn nhất.

– Từ Tổng Công ty đến đại lý bán lẻ thực hiện một vốn lưu động, một chiết khấu lưu thông chung cho toàn ngành hàng.

– Đối với kim khí thuộc nguồn tập trung của Nhà nước (nhập khẩu theo Hiệp định Chính phủ, mua theo đơn hàng Nhà nước) và Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh bán theo giá chỉ đạo hoặc chỉ tiêu hướng dẫn bán theo giá bảo đảm kinh doanh, Tổng Công ty kim khí hạch toán tự trang trải chi phí trên cơ sở chiết khẩu được duyệt. Đối với các nguồn kim khí khác, Tổng Công ty kim khí phải bảo đảm tự trang trải cả vốn và chi phí lưu thông.

– Hàng năm Tổng Công ty kim khí phải thực hiện việc tổng quyết toán (hiện vật và tài chính) với Nhà nước, trong đó có phân định rõ các nguồn.

– Tổng Công ty thực hiện việc điều hoà phí lưu thông theo nguyên tắc lấy gần bù xa, không để giá bán lẻ ở các vùng xa xôi hẻo lánh quá chênh lệch với giá ở các vùng khác.

Điều 6

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phân bổ kim ngạch nhập khẩu kim khí thuộc Hiệp định Chính phủ theo kế hoạch dài hạn hoặc hàng năm cho Tổng Công ty kim khí. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Vật tư giao kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch hướng dẫn bán kim khí nói ở điểm 1, điều 3 cho Tổng Công ty kim khí.

Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về vốn, tín dụng và thanh toán ngoại tệ cũng như tiền trong nước trong việc mua, bán kim khí và thuê chở kim khí về nước.

Bộ Kinh tế đối ngoại và Bộ Vật tư chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo chặt chẽ về mọi mặt việc chuyển giao nhiệm vụ nhập khẩu kim khí từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản (Bộ Kinh tế đối ngoại) sang Tổng Công ty kim khí (Bộ Vật tư), nhanh, gọn nhưng phải bảo đảm quá trình nhập khẩu, vận tải, cung ứng kim khí được liên tục, nhất thiết không được để gây ra ách tắc sản xuất và xây dựng trong nước. Việc bàn giao phải làm xong trước ngày 30 tháng 11 năm 1988.

Điều 7

Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 8

Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thủ trưởng các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về thống nhất tổ chức nhập khẩu và kinh doanh kim khí trong nước vào Tổng công ty kim khí (Bộ Vật tư)”