Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị giải quyết việc cư trú và nhà cửa của người Hoa ở các tỉnh biên giới phía Bắc

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 15-CT NGÀY 23/1/1989

GIẢI QUYẾT VIỆC CƯ TRÚ VÀ NHÀ CỬA CỦA NGƯỜI HOA

Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Sau khi xảy ra chiến sự ở biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) nhiều người Hoa cư trú ở biên giới được chuyển về phía sau để ổn định sản xuất và đời sống. Đến nay, nhiều người muốn xin về nơi ở cũ ở biên giới và xin lấy lại nhà ở cũ của họ.

Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (công văn số 285-UB/NC ngày 28/9/1988) và căn cứ tình hình thực tế hiện nay ở các tỉnh biên giới phía Bắc, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Cho những người Hoa trước đây đã chuyển về phía sau được trở lại nơi ở cũ ở biên giới (trừ các khu vực cấm đã được quy định ở Quy chế biên giới Việt – Trung ban hành ngày 13/9/1988). Đây là việc làm có liên quan đến đời sống của người Hoa, đến việc củng cố đoàn kết các dân tộc và công tác an ninh, bảo vệ biên giới; Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có kế hoạch và tổ chức làm thí điểm để rút kinh nghiệm rồi mới mở ra diện rộng, đồng thời phải làm tốt công tác củng cố các xã ở biên giới, tuyên truyền giáo dục quần chúng đề cao cảnh giác với âm mưu của địch.

2. Tất cả những người Hoa được xét trở về nơi ở cũ ở biên giới phải là những người đã cư trú hợp pháp ở biên giới từ trước tháng 2 năm 1979 không thuộc diện cấm cư trú theo điều 5 (chương II) của Quy chế biên giới Việt – Trung, hiện nay làm ăn lương thiện, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có đầy đủ cơ sở xác định quyền sở hữu về nhà cửa, hoặc là người có quyền thừa kế hợp pháp, theo đúng luật pháp hiện hành (nếu do chiến tranh hoặc do di chuyển chỗ ở mà bị mất giấy tờ phải được chính quyền và quần chúng nơi ở cũ của họ xác nhận).

Đối với những người Hoa tuy thuộc diện được xét cho trở về nơi ở cũ ở biên giới, nhưng tại nơi họ đang ở, đã có công việc làm và đời sống đang ổn định, thì chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở địa phương cần động viên, giúp đỡ họ yên tâm ở lại nơi đó lâu dài.

3. Khi cho người Hoa từ phía sau trở lại nơi ở cũ ở biên giới, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xem xét giải quyết trước cho những trường hợp sau đây:

– Gia địnfh là thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, đã được Nhà nước tặng huân chương hay huy chương.

– Gia đình có vợ hoặc chồng là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước đang làm nhiệm vụ trong các cơ quan, xí nghiệp đóng tại biên giới.

– Gia đình là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ, quân đội hoặc công an đã nghỉ hưu mất sức.

– Gia đình có cha, mẹ, vợ chồng đang phục vụ trong quân đội và công an.

– Gia đình có chồng hoặc vợ là người Việt.

– Những người già cả không nơi nương tựa.

– Những người làm nghề dịch vụ hoặc tiểu thủ công nghiệp, nếu trở về nơi ở cũ ở biên giới có thể làm ăn sinh sống được không cần đến ruộng đất.

Sau khi đã giải quyết ổn định những trường hợp trên đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương mà giải quyết tiếp các trường hợp khác.

4. Nhà ở cũ của người Hoa được về nơi cũ ở biên giới được giải quyết theo nguyên tắc như sau:

– Nếu nhà cũ của họ vẫn còn, nhưng đã được sử dụng vào việc công ích, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh trả lại cho họ. Trường hợp trả lại khó khăn, thì cho họ chỗ ở khác, với diện tích thích hợp; hoặc cho họ bán theo giá thỏa thuận hoặc để cho cơ quan hay tư nhân thuê (theo giá quy định của Nhà nước).

Nếu nhà cũ của họ đã bị đổ nát, Uỷ ban nhân dân tỉnh cho họ thu hồi vật liệu còn lại để sử dụng và bán cho họ một số nguyên vật liệu (theo giá thoả thuận) để họ làm lại nhà (khi họ có nhu cầu); hoặc lấy lại đất ở cũ của họ và cấp đất làm nhà cho họ ở nơi khác.

5. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có mắc mứu gì, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần kịp thời hỏi ý kiến các ngành có liên quan ở Trung ương hoặc báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét giải quyết những vấn đề thuộc quyền quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Các ngành có liên quan ở Trung ương có trách nhiệm giúp đỡ và cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc thực hiện tốt Chỉ thị này.

Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị giải quyết việc cư trú và nhà cửa của người Hoa ở các tỉnh biên giới phía Bắc
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 15-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 23/01/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 15-CT NGÀY 23/1/1989

GIẢI QUYẾT VIỆC CƯ TRÚ VÀ NHÀ CỬA CỦA NGƯỜI HOA

Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Sau khi xảy ra chiến sự ở biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) nhiều người Hoa cư trú ở biên giới được chuyển về phía sau để ổn định sản xuất và đời sống. Đến nay, nhiều người muốn xin về nơi ở cũ ở biên giới và xin lấy lại nhà ở cũ của họ.

Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (công văn số 285-UB/NC ngày 28/9/1988) và căn cứ tình hình thực tế hiện nay ở các tỉnh biên giới phía Bắc, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Cho những người Hoa trước đây đã chuyển về phía sau được trở lại nơi ở cũ ở biên giới (trừ các khu vực cấm đã được quy định ở Quy chế biên giới Việt – Trung ban hành ngày 13/9/1988). Đây là việc làm có liên quan đến đời sống của người Hoa, đến việc củng cố đoàn kết các dân tộc và công tác an ninh, bảo vệ biên giới; Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có kế hoạch và tổ chức làm thí điểm để rút kinh nghiệm rồi mới mở ra diện rộng, đồng thời phải làm tốt công tác củng cố các xã ở biên giới, tuyên truyền giáo dục quần chúng đề cao cảnh giác với âm mưu của địch.

2. Tất cả những người Hoa được xét trở về nơi ở cũ ở biên giới phải là những người đã cư trú hợp pháp ở biên giới từ trước tháng 2 năm 1979 không thuộc diện cấm cư trú theo điều 5 (chương II) của Quy chế biên giới Việt – Trung, hiện nay làm ăn lương thiện, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có đầy đủ cơ sở xác định quyền sở hữu về nhà cửa, hoặc là người có quyền thừa kế hợp pháp, theo đúng luật pháp hiện hành (nếu do chiến tranh hoặc do di chuyển chỗ ở mà bị mất giấy tờ phải được chính quyền và quần chúng nơi ở cũ của họ xác nhận).

Đối với những người Hoa tuy thuộc diện được xét cho trở về nơi ở cũ ở biên giới, nhưng tại nơi họ đang ở, đã có công việc làm và đời sống đang ổn định, thì chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở địa phương cần động viên, giúp đỡ họ yên tâm ở lại nơi đó lâu dài.

3. Khi cho người Hoa từ phía sau trở lại nơi ở cũ ở biên giới, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xem xét giải quyết trước cho những trường hợp sau đây:

– Gia địnfh là thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, đã được Nhà nước tặng huân chương hay huy chương.

– Gia đình có vợ hoặc chồng là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước đang làm nhiệm vụ trong các cơ quan, xí nghiệp đóng tại biên giới.

– Gia đình là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ, quân đội hoặc công an đã nghỉ hưu mất sức.

– Gia đình có cha, mẹ, vợ chồng đang phục vụ trong quân đội và công an.

– Gia đình có chồng hoặc vợ là người Việt.

– Những người già cả không nơi nương tựa.

– Những người làm nghề dịch vụ hoặc tiểu thủ công nghiệp, nếu trở về nơi ở cũ ở biên giới có thể làm ăn sinh sống được không cần đến ruộng đất.

Sau khi đã giải quyết ổn định những trường hợp trên đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương mà giải quyết tiếp các trường hợp khác.

4. Nhà ở cũ của người Hoa được về nơi cũ ở biên giới được giải quyết theo nguyên tắc như sau:

– Nếu nhà cũ của họ vẫn còn, nhưng đã được sử dụng vào việc công ích, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh trả lại cho họ. Trường hợp trả lại khó khăn, thì cho họ chỗ ở khác, với diện tích thích hợp; hoặc cho họ bán theo giá thỏa thuận hoặc để cho cơ quan hay tư nhân thuê (theo giá quy định của Nhà nước).

Nếu nhà cũ của họ đã bị đổ nát, Uỷ ban nhân dân tỉnh cho họ thu hồi vật liệu còn lại để sử dụng và bán cho họ một số nguyên vật liệu (theo giá thoả thuận) để họ làm lại nhà (khi họ có nhu cầu); hoặc lấy lại đất ở cũ của họ và cấp đất làm nhà cho họ ở nơi khác.

5. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có mắc mứu gì, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần kịp thời hỏi ý kiến các ngành có liên quan ở Trung ương hoặc báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét giải quyết những vấn đề thuộc quyền quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Các ngành có liên quan ở Trung ương có trách nhiệm giúp đỡ và cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc thực hiện tốt Chỉ thị này.

Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị giải quyết việc cư trú và nhà cửa của người Hoa ở các tỉnh biên giới phía Bắc”