Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 278/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 278/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2015
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP TÌNH HÌNH
TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải và Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến của đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị là các dự án cấp bách nhằm giải quyết cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội còn chậm; sự phối hợp công tác giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Để đạt được mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ, yêu cầu các Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Về quy hoạch đường sắt đô thị: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội rà soát lại quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống nhà ga đường sắt đô thị bảo đảm sự gắn kết tạo thuận tiện tối đa cho hành khách để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
2. Về tiêu chuẩn đường sắt đô thị: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương rà soát tiêu chuẩn của các dự án đường sắt đô thị được triển khai tại Việt Nam để thống nhất áp dụng.
3. Về bảo đảm an toàn đường sắt đô thị: Công tác bảo đảm an toàn đường sắt đô thị cần đặc biệt quan tâm. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông vận tải tích cực triển khai đào tạo đội ngũ vận hành, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong vận hành, khai thác đường sắt đô thị. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thực hiện chặt chẽ công tác kiểm định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông đường sắt đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ các hình thức thông tin, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu và tự giác thực hiện tốt các quy định về an toàn đường sắt đô thị.
4. Về bảo đảm an toàn trong quá trình thi công: Do các dự án đường sắt đô thị được tập trung tại các tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô, nên yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu có các giải pháp thích hợp, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động và an toàn giao thông trong quá trình thi công công trình.
5. Về văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm cả việc điều chỉnh dự án đang trong quá trình thực hiện) để thay thế Nghị định số 03/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2013 trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ.
6. Về các dự án cụ thể:
a) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, Ngọc Hồi – Yên Viên:
– Về vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng: Yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương có văn bản thống nhất về vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng gửi Bộ Giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải tiến hành điều chỉnh thiết kế cơ sở và các bước tiếp theo theo đúng quy định.
– Về chủ trương xã hội hóa đầu tư tại các khu vực nhà ga: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về phân kỳ đầu tư Dự án: Đồng ý về nguyên tắc phân kỳ lại việc đầu tư Dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tư; trước mắt đầu tư giai đoạn 1, xây dựng khu tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Ngọc Hồi – Giáp Bát – ga Hà Nội như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
– Về vốn giải phóng mặt bằng: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cân đối, bố trí đủ vốn đối ứng bảo đảm tiến độ Dự án.
b) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo:
– Về việc thẩm tra Dự án điều chỉnh: Yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 113/TB-VPCP ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định Dự án.
– Về công tác giải phóng mặt bằng: Đồng ý về nguyên tắc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án theo đúng quy định của Luật Đất đai.
c) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A, Cát Linh – Hà Đông:
– Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án theo đúng chỉ đạo tại văn bản số 2650/VPCP-KTN ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
– Về cơ chế thực hiện EPC: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cụ thể về cơ chế thực hiện EPC trên cơ sở ưu tiên bảo đảm chất lượng và tiến độ của Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về bổ sung vốn đối ứng cho Dự án: Trên cơ sở điều chỉnh Dự án, xác định số vốn đối ứng cụ thể cần bổ sung để cân đối, bố trí bảo đảm tiến độ Dự án.
d) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội:
– Về việc bổ sung vốn vay ODA: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện các thủ tục đàm phán, ký kết bổ sung các hiệp định vay vốn cho Dự án.
– Về mở quyền rút vốn hợp đồng tư vấn Systra: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện thủ tục mở quyền rút vốn hợp đồng tư vấn Systra theo đúng quy định.
đ) Đối với các dự án đường sắt đô thị Hà Nội chưa được quyết định đầu tư:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tích cực chuẩn bị đầu tư, chủ động kêu gọi, huy động vốn từ các nguồn lực để đẩy nhanh việc đầu tư các dự án này.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ: GTVT, KHĐT, TC, XD, TNMT;
– Ngân hàng Nhà nước VN;
– UBND TP Hà Nội;
– Ban quản lý dự án đường sắt (D20 Tòa nhà Tổng cục Đường bộ, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, HN);
– Ban quản lý đường sắt đô thị (8 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, HN);
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHQT, TH;
– Lưu: VT, KTN(3).
Yến
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Cao Lục

Thuộc tính văn bản
Thông báo 278/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 278/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 14/08/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Giao thông

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 278/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2015
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP TÌNH HÌNH
TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải và Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến của đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị là các dự án cấp bách nhằm giải quyết cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội còn chậm; sự phối hợp công tác giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Để đạt được mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ, yêu cầu các Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Về quy hoạch đường sắt đô thị: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội rà soát lại quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống nhà ga đường sắt đô thị bảo đảm sự gắn kết tạo thuận tiện tối đa cho hành khách để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
2. Về tiêu chuẩn đường sắt đô thị: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương rà soát tiêu chuẩn của các dự án đường sắt đô thị được triển khai tại Việt Nam để thống nhất áp dụng.
3. Về bảo đảm an toàn đường sắt đô thị: Công tác bảo đảm an toàn đường sắt đô thị cần đặc biệt quan tâm. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông vận tải tích cực triển khai đào tạo đội ngũ vận hành, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong vận hành, khai thác đường sắt đô thị. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thực hiện chặt chẽ công tác kiểm định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông đường sắt đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ các hình thức thông tin, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu và tự giác thực hiện tốt các quy định về an toàn đường sắt đô thị.
4. Về bảo đảm an toàn trong quá trình thi công: Do các dự án đường sắt đô thị được tập trung tại các tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô, nên yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu có các giải pháp thích hợp, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động và an toàn giao thông trong quá trình thi công công trình.
5. Về văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm cả việc điều chỉnh dự án đang trong quá trình thực hiện) để thay thế Nghị định số 03/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2013 trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ.
6. Về các dự án cụ thể:
a) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, Ngọc Hồi – Yên Viên:
– Về vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng: Yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương có văn bản thống nhất về vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng gửi Bộ Giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải tiến hành điều chỉnh thiết kế cơ sở và các bước tiếp theo theo đúng quy định.
– Về chủ trương xã hội hóa đầu tư tại các khu vực nhà ga: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về phân kỳ đầu tư Dự án: Đồng ý về nguyên tắc phân kỳ lại việc đầu tư Dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tư; trước mắt đầu tư giai đoạn 1, xây dựng khu tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Ngọc Hồi – Giáp Bát – ga Hà Nội như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
– Về vốn giải phóng mặt bằng: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cân đối, bố trí đủ vốn đối ứng bảo đảm tiến độ Dự án.
b) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo:
– Về việc thẩm tra Dự án điều chỉnh: Yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 113/TB-VPCP ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định Dự án.
– Về công tác giải phóng mặt bằng: Đồng ý về nguyên tắc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án theo đúng quy định của Luật Đất đai.
c) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A, Cát Linh – Hà Đông:
– Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án theo đúng chỉ đạo tại văn bản số 2650/VPCP-KTN ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
– Về cơ chế thực hiện EPC: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cụ thể về cơ chế thực hiện EPC trên cơ sở ưu tiên bảo đảm chất lượng và tiến độ của Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về bổ sung vốn đối ứng cho Dự án: Trên cơ sở điều chỉnh Dự án, xác định số vốn đối ứng cụ thể cần bổ sung để cân đối, bố trí bảo đảm tiến độ Dự án.
d) Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội:
– Về việc bổ sung vốn vay ODA: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện các thủ tục đàm phán, ký kết bổ sung các hiệp định vay vốn cho Dự án.
– Về mở quyền rút vốn hợp đồng tư vấn Systra: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện thủ tục mở quyền rút vốn hợp đồng tư vấn Systra theo đúng quy định.
đ) Đối với các dự án đường sắt đô thị Hà Nội chưa được quyết định đầu tư:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tích cực chuẩn bị đầu tư, chủ động kêu gọi, huy động vốn từ các nguồn lực để đẩy nhanh việc đầu tư các dự án này.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ: GTVT, KHĐT, TC, XD, TNMT;
– Ngân hàng Nhà nước VN;
– UBND TP Hà Nội;
– Ban quản lý dự án đường sắt (D20 Tòa nhà Tổng cục Đường bộ, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, HN);
– Ban quản lý đường sắt đô thị (8 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, HN);
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHQT, TH;
– Lưu: VT, KTN(3).
Yến
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Cao Lục

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 278/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội”