CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 137-CT NGÀY 15-5-1989
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT QUỐC GIA
Từ sau khi có Chỉ thị số 208-CT ngày 24-6-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, công tác bảo vệ bí mật quốc gia ở các cấp, các ngành đã được tăng cường một bước. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị ở nhiều cơ quan trung ương, ở địa phương, trong các lực lượng vũ trang còn chậm, chưa nghiêm túc. Công tác bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo. Nhiều vấn đề thuộc phạm vi bí mật còn bị lọt ra ngoài, nhiều tài liệu mật bị mất mát, thất lạc chưa tìm thấy; tình trạng làm lộ, làm lọt tài liệu mật trong thông tin liên lạc, trong tuyên truyền công khai trên báo chí, đài phát thanh, nhất là trong việc bán giấy vụn… còn liên tiếp xảy ra, đã dẫn đến làm lộ bí mật rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân một phần do quy chế bảo vệ bí mật quốc gia của ta ban hành đã lâu, chậm được sửa đổi, bổ xung, nhưng chủ yếu vẫn là do lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị buông lỏng công tác bảo vệ bí mật quốc gia và cơ quan chức năng chưa làm đầy đủ trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện các quy định về công tác bảo mật.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan nghiêm khắc kiểm điểm và có kế hoạch chấn chỉnh ngay tình trạng nói trên: Trước mắt, yêu cầu từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 2O8-CT ngày 24-6-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, xác định những việc đã làm được, những thiếu sót, tồn tại, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng để giáo dục cán bộ, công nhân viên nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bảo vệ bí mật quốc gia. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy chế bảo mật của cơ quan, đơn vị cho phù hợp với yêu cầu mới; định kỳ 6 tháng, 1 năm vào dịp sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan, đơn vị, cần kiểm điểm việc thực hiện quy chế bảo mật nhằm kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm, lệch lạc.
2. Từng Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, từng cơ quan, đơn vị cần xác định những vấn đề thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành, cơ quan, đơn vị phù hợp với yêu cầu bảo vệ bí mật quốc gia trong tình hình hiện nay, phổ biến cho mọi cán bộ, công nhân viên trong ngành, cơ quan, đơn vị biết để thực hiện. Cần lập thành danh mục cụ thể và có biện pháp bảo vệ chu đáo các hồ sơ, tài liệu này, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ đăng ký, quản lý việc in ấn, phát hành, sử dụng, lưu giữ, bảo quản tài liệu theo đúng các quy định của Nhà nước về công tác bảo mật.
3. Từ nay về sau, cơ quan, đơn vị nào có tài liệu thuộc loại mật và lưu hành nội bộ bị mất, bị lọt ra ngoài thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải truy xét, xử lý nghiêm minh người vi phạm và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hậu quả xẩy ra.
4. Bộ Nội vụ có trách nhiệm sao gửi các ngành, các cấp những văn bản cần thiết về bảo vệ bí mật quốc gia của Đảng và Nhà nước đã ban hành và hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện Chỉ thị này; phối hợp với các ngành có liên quan giúp Hội đồng Bộ trưởng soạn thảo Pháp lệnh bảo vệ bí mật quốc gia trình Hội đồng Nhà nước xét ban hành, để thay thế quy chế bảo vệ bí mật quốc gia hiện hành, có những vấn đề không còn phù hợp.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các Bộ, các ban, ngành ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có kế hoạch khẩn trương triển khai thực hiện, chậm nhất đến hết tháng 1O-1989 phải làm xong những việc nêu trong Chỉ thị, có báo cáo gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ, để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 137-CT NGÀY 15-5-1989
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT QUỐC GIA
Từ sau khi có Chỉ thị số 208-CT ngày 24-6-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, công tác bảo vệ bí mật quốc gia ở các cấp, các ngành đã được tăng cường một bước. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị ở nhiều cơ quan trung ương, ở địa phương, trong các lực lượng vũ trang còn chậm, chưa nghiêm túc. Công tác bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo. Nhiều vấn đề thuộc phạm vi bí mật còn bị lọt ra ngoài, nhiều tài liệu mật bị mất mát, thất lạc chưa tìm thấy; tình trạng làm lộ, làm lọt tài liệu mật trong thông tin liên lạc, trong tuyên truyền công khai trên báo chí, đài phát thanh, nhất là trong việc bán giấy vụn… còn liên tiếp xảy ra, đã dẫn đến làm lộ bí mật rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân một phần do quy chế bảo vệ bí mật quốc gia của ta ban hành đã lâu, chậm được sửa đổi, bổ xung, nhưng chủ yếu vẫn là do lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị buông lỏng công tác bảo vệ bí mật quốc gia và cơ quan chức năng chưa làm đầy đủ trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện các quy định về công tác bảo mật.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan nghiêm khắc kiểm điểm và có kế hoạch chấn chỉnh ngay tình trạng nói trên: Trước mắt, yêu cầu từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 2O8-CT ngày 24-6-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, xác định những việc đã làm được, những thiếu sót, tồn tại, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng để giáo dục cán bộ, công nhân viên nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bảo vệ bí mật quốc gia. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy chế bảo mật của cơ quan, đơn vị cho phù hợp với yêu cầu mới; định kỳ 6 tháng, 1 năm vào dịp sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan, đơn vị, cần kiểm điểm việc thực hiện quy chế bảo mật nhằm kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm, lệch lạc.
2. Từng Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, từng cơ quan, đơn vị cần xác định những vấn đề thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành, cơ quan, đơn vị phù hợp với yêu cầu bảo vệ bí mật quốc gia trong tình hình hiện nay, phổ biến cho mọi cán bộ, công nhân viên trong ngành, cơ quan, đơn vị biết để thực hiện. Cần lập thành danh mục cụ thể và có biện pháp bảo vệ chu đáo các hồ sơ, tài liệu này, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ đăng ký, quản lý việc in ấn, phát hành, sử dụng, lưu giữ, bảo quản tài liệu theo đúng các quy định của Nhà nước về công tác bảo mật.
3. Từ nay về sau, cơ quan, đơn vị nào có tài liệu thuộc loại mật và lưu hành nội bộ bị mất, bị lọt ra ngoài thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải truy xét, xử lý nghiêm minh người vi phạm và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hậu quả xẩy ra.
4. Bộ Nội vụ có trách nhiệm sao gửi các ngành, các cấp những văn bản cần thiết về bảo vệ bí mật quốc gia của Đảng và Nhà nước đã ban hành và hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện Chỉ thị này; phối hợp với các ngành có liên quan giúp Hội đồng Bộ trưởng soạn thảo Pháp lệnh bảo vệ bí mật quốc gia trình Hội đồng Nhà nước xét ban hành, để thay thế quy chế bảo vệ bí mật quốc gia hiện hành, có những vấn đề không còn phù hợp.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các Bộ, các ban, ngành ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có kế hoạch khẩn trương triển khai thực hiện, chậm nhất đến hết tháng 1O-1989 phải làm xong những việc nêu trong Chỉ thị, có báo cáo gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ, để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.