Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 166-CT

NGÀY 20-6-1989 VỀ VIỆC RÀ SOÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã thông qua một số Luật, Pháp lệnh; Hội đồng Bộ trưởng cũng ban hành một số văn bản pháp quy để thay thế dần những văn bản xét ra không còn phù hợp với cơ chế mới quản lý kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các thể chế không còn phù hợp để tăng cường quản lý Nhà nước, phát huy hơn nữa quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất và kinh doanh, nhằm thực hiện tốt ba chương trình kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) ghi rõ: ” Công cuộc đổi mới, yêu cầu mở rộng dân chủ mọi mặt đời sống xã hội đang đòi hỏi phải khẩn trương đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trước mắt, cần rà soát lại những văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến Pháp), bổ sung và sửa đổi những điều cần thiết theo tinh thần đổi mới”.

Rà soát hệ thống văn bản pháp luật là việc làm thường xuyên, gắn với hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh) trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo công tác rà soát văn bản pháp luật.

Trước mắt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ trưởng và các Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh từ nay đến cuối năm 1989 tiến hành một đợt rà soát văn bản pháp luật như sau:

I. PHẠM VI RÀ SOÁT VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Về nội dung văn bản:

Nói chung tất cả các văn bản pháp luật đều nằm trong phạm vi rà soát.

Nhưng căn cứ vào yêu cầu đã nêu ở trên, trọng tâm chú ý trong đợt rà soát trước mắt bao gồm những văn bản có các nội dung sau đây, yêu cầu mỗi Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ quản lý cụ thể mà xác định phần rà soát của mình.

– Những văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện Quyết định số 217-HĐBT ngày 14-1-1987, Nghị định số 50-HĐBT ngày 22-3-1988 về Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nghị định số 98-HĐBT ngày 2-6-1988 về quyền làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp quốc doanh.

– Những văn bản liên quan đến việc thực hiện các chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

– Những văn bản liên quan đến việc thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế: kế hoạch hoá, hợp đồng kinh tế, vật tư, lao động thương nghiệp, giá, tài chính, ngân hàng xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, v.v…

– Những văn bản về quản lý Nhà nước đối với giáo dục, văn hoá, thông tin báo chí, y tế, xã hội, v.v…

– Những văn bản về thanh tra, về quản lý trật tự, an ninh.

2. Về loại văn bản:

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ban hành nhiều loại văn bản, trong đợt này, cần tập trung rà soát những văn bản mang tính pháp quy thuộc thẩm quyền ban hành của mỗi cấp.

Các Bộ vừa rà soát những văn bản của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định vấn đề có liên quan đến phạm vi quản lý của mình, vừa rà soát những văn bản do Bộ mình ban hành.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh vừa rà soát những văn bản của Hội đồng Nhân dân tỉnh, vừa rà soát những văn bản do Uỷ ban Nhân dân ban hành.

3. Về thời gian ban hành, chỉ rà soát những văn bản được ban hành từ tháng 7 năm 1976 đến nay và một số ít văn bản ban hành trước tháng 7 năm 1976 được giữ lại để thi hành thống nhất trong cả nước theo Nghị quyết số 76-CP ngày 25-3-1977 và Nghị định số 305-CP ngày 30-8-1979 của Hội đồng Chính phủ.

II. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT VĂN BẢN.

1. Sau khi nhận được Chỉ thị này mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần tổ chức một nhóm cán bộ gồm những người nắm quan điểm, chính sách mới của Đảng từ Đại hội VI đến nay, có kiến thức pháp lý nhất định và nắm được thực tiễn thi hành pháp luật để giúp Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong công tác này. Nhóm cán bộ này do một Thứ trưởng hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Nhưng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng và kết quả rà soát.

2. Phải làm khẩn trương, không kéo dài thời gian, nhưng bảo đảm chính xác. Dựa vào nòng cốt có năng lực để tập hợp và phân loại văn bản, đi sâu nghiên cứu, chuẩn bị vấn đề đưa ra tập thể lãnh đạo thảo luận, đồng thời thu hút cán bộ các ngành hữu quan tham gia ý kiến về những văn bản cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.

III. XỬ LÝ KẾT QUẢ RÀ SOÁT

1. Chậm nhất là đến cuối năm 1989 kết thúc đợt rà soát này, mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải đi đến kết luận, lên danh mục các loại văn bản:

– Những văn bản cần bãi bỏ (toàn bộ hoặc một phần và nội dung cần bãi bỏ).

– Những văn bản cần sửa đổi, bổ sung và hướng sửa đổi, bổ sung.

– Những văn bản cần xây dựng mới và hướng quy định của văn bản mới đó.

2. Căn cứ vào kết luận nói trên mỗi Bộ. Mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định (chính thức) bãi bỏ những văn bản do Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành mà nay xét thấy không còn phù hợp nữa và không cần thiết nữa. Đối với những vấn đề cần phải có văn bản pháp quy mà văn bản hiện hành cần sửa đổi hoặc bãi bỏ thì Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan trực thuộc tiến hành ngay việc soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản mới để Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành thay thế văn bản cũ.

3. Căn cứ vào kết luận nói trên, các Bộ có công văn đề nghị Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định hoặc kiến nghị Quốc hội, Hội đồng Nhà nước bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhà nước. Công văn nói trên gửi Hội đồng Bộ trưởng đồng thời gửi Bộ Tư pháp để theo dõi.

Các Uỷ ban Nhân dân kiến nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh bãi bỏ, sửa đổi,

bổ sung hoặc xây dựng mới những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân.

IV. TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN, THEO DÕI RÀ SOÁT.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ khác và Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nghiệp vụ rà soát văn bản.

Bộ Tư pháp chuẩn bị trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét kiến nghị của các Bộ về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới những văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước, Quốc hội; dự thảo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc bãi bỏ các văn bản lỗi thời của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với danh mục kèm theo; dự thảo chương trình xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; dự thảo kiến nghị của Hộ đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước, về chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh năm 1990 (sau khi trao đổi với Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về những vấn đề có liên quan).

Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh sau khi rà soát cẩn thận, cần khẩn trương xây dựng tập hệ thống các văn bản pháp quy có hiệu lực để phổ biến, sử dụng trong phạm vi quản lý của ngành mình hoặc địa phương mình. Việc xác định vấn đề nào, văn bản pháp quy nào không phổ biến do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định. Các tập hệ thống các văn bản pháp quy của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành phải gửi cho Bộ Tư pháp một bản để theo dõi.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 166-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 20/06/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 166-CT

NGÀY 20-6-1989 VỀ VIỆC RÀ SOÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã thông qua một số Luật, Pháp lệnh; Hội đồng Bộ trưởng cũng ban hành một số văn bản pháp quy để thay thế dần những văn bản xét ra không còn phù hợp với cơ chế mới quản lý kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các thể chế không còn phù hợp để tăng cường quản lý Nhà nước, phát huy hơn nữa quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất và kinh doanh, nhằm thực hiện tốt ba chương trình kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) ghi rõ: ” Công cuộc đổi mới, yêu cầu mở rộng dân chủ mọi mặt đời sống xã hội đang đòi hỏi phải khẩn trương đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trước mắt, cần rà soát lại những văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến Pháp), bổ sung và sửa đổi những điều cần thiết theo tinh thần đổi mới”.

Rà soát hệ thống văn bản pháp luật là việc làm thường xuyên, gắn với hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh) trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo công tác rà soát văn bản pháp luật.

Trước mắt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ trưởng và các Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh từ nay đến cuối năm 1989 tiến hành một đợt rà soát văn bản pháp luật như sau:

I. PHẠM VI RÀ SOÁT VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Về nội dung văn bản:

Nói chung tất cả các văn bản pháp luật đều nằm trong phạm vi rà soát.

Nhưng căn cứ vào yêu cầu đã nêu ở trên, trọng tâm chú ý trong đợt rà soát trước mắt bao gồm những văn bản có các nội dung sau đây, yêu cầu mỗi Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ quản lý cụ thể mà xác định phần rà soát của mình.

– Những văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện Quyết định số 217-HĐBT ngày 14-1-1987, Nghị định số 50-HĐBT ngày 22-3-1988 về Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nghị định số 98-HĐBT ngày 2-6-1988 về quyền làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp quốc doanh.

– Những văn bản liên quan đến việc thực hiện các chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

– Những văn bản liên quan đến việc thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế: kế hoạch hoá, hợp đồng kinh tế, vật tư, lao động thương nghiệp, giá, tài chính, ngân hàng xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, v.v…

– Những văn bản về quản lý Nhà nước đối với giáo dục, văn hoá, thông tin báo chí, y tế, xã hội, v.v…

– Những văn bản về thanh tra, về quản lý trật tự, an ninh.

2. Về loại văn bản:

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ban hành nhiều loại văn bản, trong đợt này, cần tập trung rà soát những văn bản mang tính pháp quy thuộc thẩm quyền ban hành của mỗi cấp.

Các Bộ vừa rà soát những văn bản của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định vấn đề có liên quan đến phạm vi quản lý của mình, vừa rà soát những văn bản do Bộ mình ban hành.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh vừa rà soát những văn bản của Hội đồng Nhân dân tỉnh, vừa rà soát những văn bản do Uỷ ban Nhân dân ban hành.

3. Về thời gian ban hành, chỉ rà soát những văn bản được ban hành từ tháng 7 năm 1976 đến nay và một số ít văn bản ban hành trước tháng 7 năm 1976 được giữ lại để thi hành thống nhất trong cả nước theo Nghị quyết số 76-CP ngày 25-3-1977 và Nghị định số 305-CP ngày 30-8-1979 của Hội đồng Chính phủ.

II. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT VĂN BẢN.

1. Sau khi nhận được Chỉ thị này mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần tổ chức một nhóm cán bộ gồm những người nắm quan điểm, chính sách mới của Đảng từ Đại hội VI đến nay, có kiến thức pháp lý nhất định và nắm được thực tiễn thi hành pháp luật để giúp Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong công tác này. Nhóm cán bộ này do một Thứ trưởng hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Nhưng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng và kết quả rà soát.

2. Phải làm khẩn trương, không kéo dài thời gian, nhưng bảo đảm chính xác. Dựa vào nòng cốt có năng lực để tập hợp và phân loại văn bản, đi sâu nghiên cứu, chuẩn bị vấn đề đưa ra tập thể lãnh đạo thảo luận, đồng thời thu hút cán bộ các ngành hữu quan tham gia ý kiến về những văn bản cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.

III. XỬ LÝ KẾT QUẢ RÀ SOÁT

1. Chậm nhất là đến cuối năm 1989 kết thúc đợt rà soát này, mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải đi đến kết luận, lên danh mục các loại văn bản:

– Những văn bản cần bãi bỏ (toàn bộ hoặc một phần và nội dung cần bãi bỏ).

– Những văn bản cần sửa đổi, bổ sung và hướng sửa đổi, bổ sung.

– Những văn bản cần xây dựng mới và hướng quy định của văn bản mới đó.

2. Căn cứ vào kết luận nói trên mỗi Bộ. Mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định (chính thức) bãi bỏ những văn bản do Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành mà nay xét thấy không còn phù hợp nữa và không cần thiết nữa. Đối với những vấn đề cần phải có văn bản pháp quy mà văn bản hiện hành cần sửa đổi hoặc bãi bỏ thì Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan trực thuộc tiến hành ngay việc soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản mới để Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành thay thế văn bản cũ.

3. Căn cứ vào kết luận nói trên, các Bộ có công văn đề nghị Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định hoặc kiến nghị Quốc hội, Hội đồng Nhà nước bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhà nước. Công văn nói trên gửi Hội đồng Bộ trưởng đồng thời gửi Bộ Tư pháp để theo dõi.

Các Uỷ ban Nhân dân kiến nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh bãi bỏ, sửa đổi,

bổ sung hoặc xây dựng mới những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân.

IV. TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN, THEO DÕI RÀ SOÁT.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ khác và Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nghiệp vụ rà soát văn bản.

Bộ Tư pháp chuẩn bị trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét kiến nghị của các Bộ về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới những văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước, Quốc hội; dự thảo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc bãi bỏ các văn bản lỗi thời của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với danh mục kèm theo; dự thảo chương trình xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; dự thảo kiến nghị của Hộ đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước, về chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh năm 1990 (sau khi trao đổi với Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về những vấn đề có liên quan).

Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh sau khi rà soát cẩn thận, cần khẩn trương xây dựng tập hệ thống các văn bản pháp quy có hiệu lực để phổ biến, sử dụng trong phạm vi quản lý của ngành mình hoặc địa phương mình. Việc xác định vấn đề nào, văn bản pháp quy nào không phổ biến do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định. Các tập hệ thống các văn bản pháp quy của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành phải gửi cho Bộ Tư pháp một bản để theo dõi.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật”