NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 112-HĐBT NGÀY 29-8-1989
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY TỔ
CHỨC CỦA TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị quyết số 75-NQ/QHK5 ngày 12-1-1976 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ kết luận của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 20 tháng 4 năm 1989 có đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham gia đã nhất trí về việc chuyển ngành Hàng không dân dụng Vịêt Nam sang sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong các ngành kinh tế quốc dân; thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 2.– Tổng cục Hàng không dân dụng có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển, phương hướng, mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn trung hạn, ngắn hạn của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Xây dựng các văn bản pháp quy, chế độ chính sách, luật lệ Hàng không, các định mức kinh tế – kỹ thuật, trình Nhà nước ban hành hoặc Tổng cục ban hành.
3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra hướng dẫn và xử lý việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách của Nhà nước về hàng không dân dụng. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Tổ chức hợp tác quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, theo dõi chỉ đạo các đơn vị, các tổ chức trong ngành triển khai các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh theo hiệp định, hợp đồng ký kết với nước ngoài; trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn và công bố việc tham gia, thừa nhận (hoặc không tham gia, không thừa nhận) các tổ chức, công ước quốc tế về hàng không dân dụng.
5. Tổ chức , điều hành và phối hợp với Bộ Quốc phòng về việc quản lý không phận và quản lý bay trong các hành lang và không phận được phân công.
6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên toàn ngành.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, góp phần nâng cao an toàn, chất lượng và hiệu quả.
8. Tổ chức dự bị động viên.
Điều 3. – Tổ chức Bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng bao gồm: 1. Cơ quan Tổng cục gồm một số bộ phận và chuyên viên, biên chế gọn nhẹ, giúp Tổng cục trưởng làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước và theo dõi sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư – pháp chế quản lý bay và an toàn bay – hợp tác quốc tế – thanh tra kiểm tra và Văn phòng Tổng cục.
2. Các đơn vị sự nghiệp gồm Viện khoa học kỹ thuật Hàng không và Trường Hàng không Việt Nam.
3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.
Điều 4. – Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xây dựng điều lệ hoạt động của Tổng cục trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
Điều 5. – Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 6. – Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 112-HĐBT NGÀY 29-8-1989
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY TỔ
CHỨC CỦA TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị quyết số 75-NQ/QHK5 ngày 12-1-1976 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ kết luận của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 20 tháng 4 năm 1989 có đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham gia đã nhất trí về việc chuyển ngành Hàng không dân dụng Vịêt Nam sang sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong các ngành kinh tế quốc dân; thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 2.– Tổng cục Hàng không dân dụng có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển, phương hướng, mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn trung hạn, ngắn hạn của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Xây dựng các văn bản pháp quy, chế độ chính sách, luật lệ Hàng không, các định mức kinh tế – kỹ thuật, trình Nhà nước ban hành hoặc Tổng cục ban hành.
3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra hướng dẫn và xử lý việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách của Nhà nước về hàng không dân dụng. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Tổ chức hợp tác quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, theo dõi chỉ đạo các đơn vị, các tổ chức trong ngành triển khai các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh theo hiệp định, hợp đồng ký kết với nước ngoài; trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn và công bố việc tham gia, thừa nhận (hoặc không tham gia, không thừa nhận) các tổ chức, công ước quốc tế về hàng không dân dụng.
5. Tổ chức , điều hành và phối hợp với Bộ Quốc phòng về việc quản lý không phận và quản lý bay trong các hành lang và không phận được phân công.
6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên toàn ngành.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, góp phần nâng cao an toàn, chất lượng và hiệu quả.
8. Tổ chức dự bị động viên.
Điều 3. – Tổ chức Bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng bao gồm: 1. Cơ quan Tổng cục gồm một số bộ phận và chuyên viên, biên chế gọn nhẹ, giúp Tổng cục trưởng làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước và theo dõi sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư – pháp chế quản lý bay và an toàn bay – hợp tác quốc tế – thanh tra kiểm tra và Văn phòng Tổng cục.
2. Các đơn vị sự nghiệp gồm Viện khoa học kỹ thuật Hàng không và Trường Hàng không Việt Nam.
3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.
Điều 4. – Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xây dựng điều lệ hoạt động của Tổng cục trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
Điều 5. – Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 6. – Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.