CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 339-CT NGÀY 2-12-1989
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SIDA
Bệnh SIDA đang là mối nguy cơ chung của loài người. Trong những năm gần đây, bệnh có chiều hướng tăng dần. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tính đến cuối tháng 7 năm 1989 trên thế giới có 172.143 bệnh nhân SIDA được chính thức thông báo từ 149 nước. Châu Mỹ nhiều nhất, 44 nước có bệnh nhân; 116.524 người mắc bệnh. Châu á: 38 nước, 406 bệnh nhân.
Bệnh SIDA có khả năng xâm nhập vào nước ta, vì những lý do dưới đây:
– Một số nước trong khu vực Đông Nam á đã có bệnh nhân trong khi giao lưu quốc tế ngày càng tăng.
– Số lượng công nhân, cán bộ, sinh viên và nhân dân ra nước ngoài hợp tác lao động, học tập và tham quan du lịch cũng tăng lên.
– Việc giám sát, theo dõi phòng bệnh SIDA xâm nhập vào ta còn rất hạn chế.
– Tệ nạn xã hội ngày một tăng như gái mãi dâm, xì ke ma tuý. Đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao ta chưa có khả năng quản lý hết.
Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xâm nhập bệnh SIDA vào Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay một số biện pháp dưới đây:
1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng khắp trong cán bộ, công nhân viên, nhân dân những kiến thức về bệnh SIDA – bệnh nguy hiểm, không có thuốc chữa, nhưng có thể phòng tránh bằng các biện pháp tương đối đơn giản theo hướng dẫn của cơ quan y tế… Tập trung làm tốt công tác này ở các thành phố trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Vũng Tàu – Côn Đảo.
2. Tổ chức theo dõi quản lý chặt chẽ những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh như gái mại dâm, những người chích ma tuý, cán bộ, công nhân đi công tác dài hạn ở nước ngoài về, nhân viên phục vụ ở các khách sạn có người nước ngoài… Trường hợp cần thiết có thể lấy máu để kiểm tra, gửi về Viện Vệ sinh dịch tế học Hà Nội (đối với các tỉnh phía Bắc), hoặc viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (đối với các tỉnh phía Nam).
3. Bộ Y tế chỉ đạo các viện chuyên khoa thuộc Bộ chuẩn bị nội dung, kế hoạch và điều kiện chuyên môn y tế, và chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức phòng chống, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để xử lý kịp thời.
4. Uỷ ban Nhân dân các cấp, lãnh đạo các Bộ, ngành có trách nhiệm cùng Bộ Y tế chỉ đạo và tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động phòng, chống SIDA, trước hết là tuyên truyền trên đài, báo, mở các lớp huấn luyện về phòng chống bệnh SIDA cho các cán bộ y tế, và cán bộ các ngành liên quan.
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 339-CT NGÀY 2-12-1989
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SIDA
Bệnh SIDA đang là mối nguy cơ chung của loài người. Trong những năm gần đây, bệnh có chiều hướng tăng dần. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tính đến cuối tháng 7 năm 1989 trên thế giới có 172.143 bệnh nhân SIDA được chính thức thông báo từ 149 nước. Châu Mỹ nhiều nhất, 44 nước có bệnh nhân; 116.524 người mắc bệnh. Châu á: 38 nước, 406 bệnh nhân.
Bệnh SIDA có khả năng xâm nhập vào nước ta, vì những lý do dưới đây:
– Một số nước trong khu vực Đông Nam á đã có bệnh nhân trong khi giao lưu quốc tế ngày càng tăng.
– Số lượng công nhân, cán bộ, sinh viên và nhân dân ra nước ngoài hợp tác lao động, học tập và tham quan du lịch cũng tăng lên.
– Việc giám sát, theo dõi phòng bệnh SIDA xâm nhập vào ta còn rất hạn chế.
– Tệ nạn xã hội ngày một tăng như gái mãi dâm, xì ke ma tuý. Đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao ta chưa có khả năng quản lý hết.
Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xâm nhập bệnh SIDA vào Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay một số biện pháp dưới đây:
1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng khắp trong cán bộ, công nhân viên, nhân dân những kiến thức về bệnh SIDA – bệnh nguy hiểm, không có thuốc chữa, nhưng có thể phòng tránh bằng các biện pháp tương đối đơn giản theo hướng dẫn của cơ quan y tế… Tập trung làm tốt công tác này ở các thành phố trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Vũng Tàu – Côn Đảo.
2. Tổ chức theo dõi quản lý chặt chẽ những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh như gái mại dâm, những người chích ma tuý, cán bộ, công nhân đi công tác dài hạn ở nước ngoài về, nhân viên phục vụ ở các khách sạn có người nước ngoài… Trường hợp cần thiết có thể lấy máu để kiểm tra, gửi về Viện Vệ sinh dịch tế học Hà Nội (đối với các tỉnh phía Bắc), hoặc viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (đối với các tỉnh phía Nam).
3. Bộ Y tế chỉ đạo các viện chuyên khoa thuộc Bộ chuẩn bị nội dung, kế hoạch và điều kiện chuyên môn y tế, và chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức phòng chống, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để xử lý kịp thời.
4. Uỷ ban Nhân dân các cấp, lãnh đạo các Bộ, ngành có trách nhiệm cùng Bộ Y tế chỉ đạo và tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động phòng, chống SIDA, trước hết là tuyên truyền trên đài, báo, mở các lớp huấn luyện về phòng chống bệnh SIDA cho các cán bộ y tế, và cán bộ các ngành liên quan.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.