Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 196-HĐBT NGÀY 11-12-1989

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Để định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý theo đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay;

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 21-11-1989,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. – Bộ, Uỷ ban Nhà nước (trong văn bản này gọi chung là Bộ) là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành (kinh tế, kỹ thuật, văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại) hoặc lĩnh vực công tác (kế hoạch, khoa học kỹ thuật, lao động, tài chính…).

Phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân công là thống nhất trên toàn quốc, bao gồm hoạt động của mọi tổ chức kinh tế hoặc tổ chức sự nghiệp thuộc các thành phần khác nhau và thuộc các cấp Chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác nhau, hoạt động của mọi công dân, cũng như hoạt động của mọi tổ chức và của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. – Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực theo những nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ ràng những chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp.

Điều 3. Bộ có trách nhiệm chấp hành các luật, pháp lệnh và các quyết định khác của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, các văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng; trình Hội đồng Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Để chấp hành luật pháp, chính sách do Quốc Hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng ban hành và để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ theo luật định, Bộ ban hành những văn bản pháp quy cụ thể hơn để tổ chức chỉ đạo thực hiên trong phạm vi cả nước, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện. Các văn bản của Bộ không được trái với pháp luật, với các quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và các văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng.

Những quy định do Hội đồng Bộ trưởng hoặc do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với tất cả các Bộ, Uỷ ban nhân dân, các tổ chức công dân trong cả nước.

Điều 4. – Các Bộ phải tuân thủ sự lãnh đạo và quản lý chung của Hội đồng Bộ trưởng; phải báo cáo, xin chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng những vấn đề vượt quá quyền hạn được giao cho Bộ; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng Bộ trưởng, đối với hoạt động quản lý được giao cho Bộ. Bộ không phải và không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ lên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 5. – Mỗi Bộ có trách nhiệm chấp hành các quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực; các Bộ không được ban hành những quy định trái với quy định chung của Hội đồng Bộ trưởng hoặc của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực.

Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực có quyền yêu cầu các Bộ khác sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác của mình phụ trách. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét.

Khi nảy sinh những vấn đề liên ngành có liên quan đến chức năng của một số Bộ thì các Bộ hữu quan phối hợp đề ra những quyết định liên ngành. Trường hợp không nhất trí thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Điều 6. – Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Bộ có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nội dung quản lý ngành hoặc lĩnh vực; yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác mình phụ trách.

Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm chấp hành các quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực. Uỷ ban nhân dân được ban hành những quy định cụ thể để thi hành các quy định quản lý ngành hoặc lĩnh vực cho phù hợp đặc điểm địa lý, đặc điểm kinh tế và xã hội của địa phương nhưng không được trái với tinh thần và nội dung quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực. Nếu Uỷ ban nhân đân tỉnh, thành phố không nhất trí với các quy định hoặc các yêu cầu của Bộ thì vẫn phải chấp hành quyết định của Bộ nhưng có quyền kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét.

Điều 7. – Bộ trưởng là thành viên Hội đồng Bộ trưởng, là người đứng đầu Bộ, được sử dụng mọi quyền hạn được giao cho Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Bộ. Bộ trưởng lãnh đạo Bộ theo chế độ thủ trưởng.

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC BỘ

Điều 8. – Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ được quy định như sau:

1. Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, chiến lược kinh tế xã hội của nhà nước, các tài liệu điều tra cơ bản, tiến hành việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật về ngành hoặc lĩnh vực, dự báo xu hướng phát triển, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; xây dựng phương hướng, mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn (bao gồm các thành phần kinh tế trong cả nước) thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác do Bộ phụ trách để trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước, làm cơ sở định hướng cho các Bộ, các địa phương, các đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch kế hoạch của mình; tổng hợp và phân tích hoạt động toàn ngành.

2. Soạn thảo các dự án luật pháp (luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy) về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ để Hội đồng Bộ trưởng xem xét và trình Quốc hội, Hội đồng Nhà nước hoặc Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, Bộ ban hành các văn bản pháp quy cụ thể, các quy phạm, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chế độ và phương pháp kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế – xã hội, các chế độ, thể lệ quản lý, các tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở quản lý Nhà nước của Bộ.

3. Xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng về phương hướng kế hoạch hợp tác quốc tế.

Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các Bộ, các Uỷ ban nhân dân thực hiện việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch và sự phân công của Hội đồng Bộ trưởng.

Theo dõi, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thuộc ngành hoặc lĩnh vực triển khai các hoạt động kinh doanh, sự nghiệp theo các hiệp định, hợp đồng ký kết với nước ngoài. Theo dõi, kiểm tra các đơn vị có vốn đầu tư của nước ngoài trong việc thực hiện giấy phép được cấp và chấp hành các văn bản pháp quy có liên quan.

4. Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ ban hành (trong phạm vi thẩm quyền) các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, các chính sách, chế độ quản lý về tổ chức và cán bộ bao gồm cả chức danh tiêu chuẩn viên chức, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ của ngành hoặc lĩnh vực. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng trực tiếp quản lý công tác cán bộ của Bộ, cùng với Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý cán bộ chủ chốt các sở ban ngành ở địa phương theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.

Chỉ đạo các cơ sở ở địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của ngành hoặc lĩnh vực công tác.

5. Tiến hành thanh tra, kiểm tra các Bộ khác, Uỷ ban nhân dân, các tổ chức và công dân trong cả nước chấp hành pháp luật, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý Nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác của Bộ.

Thực hiện hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý các vi phạm pháp luật, chính sách gây thiệt hại đến lợi ích chung.

Điều 9. – Các Bộ (Uỷ ban Nhà nước) có chức năng quản lý lĩnh vực, ngoài các nhiệm vụ nói trên còn có thêm các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội; dự án kế hoạch và tổng hợp và các cân đối liên ngành của từng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Hội đồng Bộ trưởng thông qua làm cơ sở cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương xây dựng kế hoạch của mình.

2. Tổng hợp dự án kế hoạch và dự án ngân sách của các Bộ và các địa phương thành kế hoạch, ngân sách chung trình Hội đồng Bộ trưởng thông qua để trình Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và ngân sách Nhà nước của Bộ, các địa phương, trình hội đồng Bộ trưởng các biện pháp điều hành kịp thời về kế hoạch và ngân sách Nhà nước cũng như các chính sách kinh tế xã hội khác.

Điều 10. – Đối với đơn các vị cơ sở thuộc ngành, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu của Bộ là trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ, thể lệ nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cung cấp thông tin, hướng dẫn, khuyến khích và điều tiết các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật của các tổ chức và đơn vị cơ sở nhưng không được can thiệp vào công việc thuộc quyền tự chủ của các tổ chức và đơn vị cơ sở được pháp luật quy định.

Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh (hoạt động sự nghiệp, thuộc ngành hoặc lĩnh vực quản lý của Bộ nhưng do các Bộ khác hoặc Uỷ ban Nhân dân địa phương quản lý trực tiếp thì Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân trực tiếp quản lý có trách nhiệm thông báo cho Bộ biết các nhiệm vụ công tác quan trọng mà đơn vị được giao. Bộ có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch của ngành trong phạm vi cả nước, giúp đỡ và kiểm tra các đơn vị này thực hiện các nhiệm vụ được giao và phối hợp tổ chức việc phân công, liên kết để phát triển và xây dựng ngành.

Điều 11. – Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mà Nhà nước giao cho Bộ quản lý Nhà nước trực tiếp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chung về quản lý Nhà nước của Bộ như quy định ở điều 8, điều 9 và điều 10, Bộ còn thay mặt Nhà nước giải quyết các vấn đề sau đây:

1. Ra quyết định thành lập, tách, sáp nhập, chuyển sở hữu hoặc giải thể.

2. Tổ chức đánh giá tài sản, giao quyền sử dụng những tư liệu sản xuất, tài sản và vốn cho đơn vị và định kỳ kiểm tra, kiểm soát tổng vốn đầu tư của Nhà nước giao (cả vốn cố định và vốn lưu động). Cấp kinh phí và kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ và tiết kiệm (đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng kinh phí Nhà nước cấp).

Cùng với cơ quan tài chính, thường xuyên và định kỳ kiểm soát đơn vị chấp hành chính sách, chế độ (gồm cả chế độ báo cáo, thống kê, kế toán) và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn của Nhà nước giao cho.

3. Phê chuẩn phương án phát triển của đơn vị kinh tế quốc doanh, phương án sản phẩm chủ yếu, những thay đổi lớn về công nghệ. Giao nhiệm vụ, xét duyệt các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của đơn vị sự nghiệp.

4. Cung cấp các thông tin kinh tế kỹ thuật, kế hoạch định hướng của ngành cho đơn vị làm cơ sở xây dựng kế hoạch, giao các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn đặt hàng (nếu có) theo quy định của Nhà nước.

5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ phụ trách đơn vị hoặc phê duyệt việc bầu người đứng đầu các Hội đồng quản trị, các Hiệp hội, các tổ chức theo quy định của Nhà nước.

6. Thực hiện đúng Điều lệ xí nghiệp quốc doanh và Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức do Nhà nước hoặc Bộ ban hành và phê chuẩn; chỉ đạo thực hiện các quy định của các Bộ khác đối với đơn vị, tổ chức của Nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực.

7. Đơn vị thuộc Bộ quản lý Nhà nước trực tiếp đóng tại địa phương thì Bộ thông báo cho Uỷ ban Nhân dân địa phương đó biết các nhiệm vụ công tác quan trọng mà Bộ giao cho đơn vị. Các đơn vị phải thực hiện các quy định thuộc quyền quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương. Uỷ ban Nhân dân địa phương có trách nhiệm giúp đỡ và kiểm tra đơn vị thực hiện các nhiệm vụ ấy.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12. – Nghị định này thay thế Nghị định số 35-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9-2-1981 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 13. – Nghị định này cũng áp dụng đối với các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng đang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác.

Điều 14. – Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Nghị định này và tuỳ điều kiện và đặc điểm cụ thể xây dựng hoặc bổ sung bản Điều lệ về tổ chức hoạt động của Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục để trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Điều 15. – Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 196-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 11/12/1989 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 196-HĐBT NGÀY 11-12-1989

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Để định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý theo đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay;

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 21-11-1989,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. – Bộ, Uỷ ban Nhà nước (trong văn bản này gọi chung là Bộ) là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành (kinh tế, kỹ thuật, văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại) hoặc lĩnh vực công tác (kế hoạch, khoa học kỹ thuật, lao động, tài chính…).

Phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân công là thống nhất trên toàn quốc, bao gồm hoạt động của mọi tổ chức kinh tế hoặc tổ chức sự nghiệp thuộc các thành phần khác nhau và thuộc các cấp Chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác nhau, hoạt động của mọi công dân, cũng như hoạt động của mọi tổ chức và của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. – Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực theo những nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ ràng những chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp.

Điều 3. Bộ có trách nhiệm chấp hành các luật, pháp lệnh và các quyết định khác của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, các văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng; trình Hội đồng Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Để chấp hành luật pháp, chính sách do Quốc Hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng ban hành và để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ theo luật định, Bộ ban hành những văn bản pháp quy cụ thể hơn để tổ chức chỉ đạo thực hiên trong phạm vi cả nước, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện. Các văn bản của Bộ không được trái với pháp luật, với các quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và các văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng.

Những quy định do Hội đồng Bộ trưởng hoặc do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với tất cả các Bộ, Uỷ ban nhân dân, các tổ chức công dân trong cả nước.

Điều 4. – Các Bộ phải tuân thủ sự lãnh đạo và quản lý chung của Hội đồng Bộ trưởng; phải báo cáo, xin chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng những vấn đề vượt quá quyền hạn được giao cho Bộ; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng Bộ trưởng, đối với hoạt động quản lý được giao cho Bộ. Bộ không phải và không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ lên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 5. – Mỗi Bộ có trách nhiệm chấp hành các quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực; các Bộ không được ban hành những quy định trái với quy định chung của Hội đồng Bộ trưởng hoặc của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực.

Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực có quyền yêu cầu các Bộ khác sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác của mình phụ trách. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét.

Khi nảy sinh những vấn đề liên ngành có liên quan đến chức năng của một số Bộ thì các Bộ hữu quan phối hợp đề ra những quyết định liên ngành. Trường hợp không nhất trí thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Điều 6. – Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Bộ có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nội dung quản lý ngành hoặc lĩnh vực; yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác mình phụ trách.

Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm chấp hành các quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực. Uỷ ban nhân dân được ban hành những quy định cụ thể để thi hành các quy định quản lý ngành hoặc lĩnh vực cho phù hợp đặc điểm địa lý, đặc điểm kinh tế và xã hội của địa phương nhưng không được trái với tinh thần và nội dung quy định của Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực. Nếu Uỷ ban nhân đân tỉnh, thành phố không nhất trí với các quy định hoặc các yêu cầu của Bộ thì vẫn phải chấp hành quyết định của Bộ nhưng có quyền kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét.

Điều 7. – Bộ trưởng là thành viên Hội đồng Bộ trưởng, là người đứng đầu Bộ, được sử dụng mọi quyền hạn được giao cho Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Bộ. Bộ trưởng lãnh đạo Bộ theo chế độ thủ trưởng.

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC BỘ

Điều 8. – Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ được quy định như sau:

1. Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, chiến lược kinh tế xã hội của nhà nước, các tài liệu điều tra cơ bản, tiến hành việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật về ngành hoặc lĩnh vực, dự báo xu hướng phát triển, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; xây dựng phương hướng, mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn (bao gồm các thành phần kinh tế trong cả nước) thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác do Bộ phụ trách để trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước, làm cơ sở định hướng cho các Bộ, các địa phương, các đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch kế hoạch của mình; tổng hợp và phân tích hoạt động toàn ngành.

2. Soạn thảo các dự án luật pháp (luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy) về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ để Hội đồng Bộ trưởng xem xét và trình Quốc hội, Hội đồng Nhà nước hoặc Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, Bộ ban hành các văn bản pháp quy cụ thể, các quy phạm, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chế độ và phương pháp kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế – xã hội, các chế độ, thể lệ quản lý, các tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở quản lý Nhà nước của Bộ.

3. Xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng về phương hướng kế hoạch hợp tác quốc tế.

Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các Bộ, các Uỷ ban nhân dân thực hiện việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch và sự phân công của Hội đồng Bộ trưởng.

Theo dõi, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thuộc ngành hoặc lĩnh vực triển khai các hoạt động kinh doanh, sự nghiệp theo các hiệp định, hợp đồng ký kết với nước ngoài. Theo dõi, kiểm tra các đơn vị có vốn đầu tư của nước ngoài trong việc thực hiện giấy phép được cấp và chấp hành các văn bản pháp quy có liên quan.

4. Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ ban hành (trong phạm vi thẩm quyền) các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, các chính sách, chế độ quản lý về tổ chức và cán bộ bao gồm cả chức danh tiêu chuẩn viên chức, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ của ngành hoặc lĩnh vực. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng trực tiếp quản lý công tác cán bộ của Bộ, cùng với Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý cán bộ chủ chốt các sở ban ngành ở địa phương theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.

Chỉ đạo các cơ sở ở địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của ngành hoặc lĩnh vực công tác.

5. Tiến hành thanh tra, kiểm tra các Bộ khác, Uỷ ban nhân dân, các tổ chức và công dân trong cả nước chấp hành pháp luật, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý Nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác của Bộ.

Thực hiện hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý các vi phạm pháp luật, chính sách gây thiệt hại đến lợi ích chung.

Điều 9. – Các Bộ (Uỷ ban Nhà nước) có chức năng quản lý lĩnh vực, ngoài các nhiệm vụ nói trên còn có thêm các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội; dự án kế hoạch và tổng hợp và các cân đối liên ngành của từng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Hội đồng Bộ trưởng thông qua làm cơ sở cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương xây dựng kế hoạch của mình.

2. Tổng hợp dự án kế hoạch và dự án ngân sách của các Bộ và các địa phương thành kế hoạch, ngân sách chung trình Hội đồng Bộ trưởng thông qua để trình Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và ngân sách Nhà nước của Bộ, các địa phương, trình hội đồng Bộ trưởng các biện pháp điều hành kịp thời về kế hoạch và ngân sách Nhà nước cũng như các chính sách kinh tế xã hội khác.

Điều 10. – Đối với đơn các vị cơ sở thuộc ngành, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu của Bộ là trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ, thể lệ nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cung cấp thông tin, hướng dẫn, khuyến khích và điều tiết các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật của các tổ chức và đơn vị cơ sở nhưng không được can thiệp vào công việc thuộc quyền tự chủ của các tổ chức và đơn vị cơ sở được pháp luật quy định.

Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh (hoạt động sự nghiệp, thuộc ngành hoặc lĩnh vực quản lý của Bộ nhưng do các Bộ khác hoặc Uỷ ban Nhân dân địa phương quản lý trực tiếp thì Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân trực tiếp quản lý có trách nhiệm thông báo cho Bộ biết các nhiệm vụ công tác quan trọng mà đơn vị được giao. Bộ có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch của ngành trong phạm vi cả nước, giúp đỡ và kiểm tra các đơn vị này thực hiện các nhiệm vụ được giao và phối hợp tổ chức việc phân công, liên kết để phát triển và xây dựng ngành.

Điều 11. – Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mà Nhà nước giao cho Bộ quản lý Nhà nước trực tiếp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chung về quản lý Nhà nước của Bộ như quy định ở điều 8, điều 9 và điều 10, Bộ còn thay mặt Nhà nước giải quyết các vấn đề sau đây:

1. Ra quyết định thành lập, tách, sáp nhập, chuyển sở hữu hoặc giải thể.

2. Tổ chức đánh giá tài sản, giao quyền sử dụng những tư liệu sản xuất, tài sản và vốn cho đơn vị và định kỳ kiểm tra, kiểm soát tổng vốn đầu tư của Nhà nước giao (cả vốn cố định và vốn lưu động). Cấp kinh phí và kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ và tiết kiệm (đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng kinh phí Nhà nước cấp).

Cùng với cơ quan tài chính, thường xuyên và định kỳ kiểm soát đơn vị chấp hành chính sách, chế độ (gồm cả chế độ báo cáo, thống kê, kế toán) và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn của Nhà nước giao cho.

3. Phê chuẩn phương án phát triển của đơn vị kinh tế quốc doanh, phương án sản phẩm chủ yếu, những thay đổi lớn về công nghệ. Giao nhiệm vụ, xét duyệt các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của đơn vị sự nghiệp.

4. Cung cấp các thông tin kinh tế kỹ thuật, kế hoạch định hướng của ngành cho đơn vị làm cơ sở xây dựng kế hoạch, giao các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn đặt hàng (nếu có) theo quy định của Nhà nước.

5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ phụ trách đơn vị hoặc phê duyệt việc bầu người đứng đầu các Hội đồng quản trị, các Hiệp hội, các tổ chức theo quy định của Nhà nước.

6. Thực hiện đúng Điều lệ xí nghiệp quốc doanh và Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức do Nhà nước hoặc Bộ ban hành và phê chuẩn; chỉ đạo thực hiện các quy định của các Bộ khác đối với đơn vị, tổ chức của Nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực.

7. Đơn vị thuộc Bộ quản lý Nhà nước trực tiếp đóng tại địa phương thì Bộ thông báo cho Uỷ ban Nhân dân địa phương đó biết các nhiệm vụ công tác quan trọng mà Bộ giao cho đơn vị. Các đơn vị phải thực hiện các quy định thuộc quyền quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương. Uỷ ban Nhân dân địa phương có trách nhiệm giúp đỡ và kiểm tra đơn vị thực hiện các nhiệm vụ ấy.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12. – Nghị định này thay thế Nghị định số 35-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9-2-1981 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 13. – Nghị định này cũng áp dụng đối với các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng đang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác.

Điều 14. – Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Nghị định này và tuỳ điều kiện và đặc điểm cụ thể xây dựng hoặc bổ sung bản Điều lệ về tổ chức hoạt động của Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục để trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Điều 15. – Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ”