QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 197-HĐBT NGÀY 11-12-1989
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI PHƯƠNG PHÁP GIAO KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
NĂM 1990
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
Để sửa đổi bổ sung hệ thống chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị kinh tế cơ sở chủ động kinh doanh hoạch toán thực sự, đồng thời góp phần tăng cường quản lý vĩ mô của Nhà nước, lập lại kỷ cương trật tự trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh và công trình trọng điểm của kể hoạch Nhà nước năm 1990 do Hội đồng Bộ trưởng giao cho các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân đân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Điều 2. – Sửa đổi cách giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1990:
1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, hành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương một số chỉ tiêu pháp lệnh đối với những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, thực hiện các cam kết quốc tế và dự trữ Nhà nước. Các chỉ tiêu pháp lệnh đều được cân đối các điều kiện vật chất cần thiết và thực hiện theo chính sách giá cả hiện hành của Nhà nước.
2. Căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân đân tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị quốc doanh trực thuộc, không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.
– Chỉ tiêu pháp lệnh giao cho đơn vị kinh tế quốc doanh gồm các khoản nộp ngân sách; nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm chủ yếu.
– Các đơn vị kinh tế phải tiến hành ký kết ngay hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Chậm nhất 3 tháng sau khi nhận được chỉ tiêu pháp lệnh nếu không có đơn vị liên quan đến ký hợp đồng kinh tế thì đề nghị lên cấp giao kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch.
– Ngoài danh mục chỉ tiêu pháp lệnh Hội đồng Bộ trưởng giao, các ngành, các cấp không được tăng thêm danh mục chỉ tiêu pháp lệnh khác.
3. Về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng và các ngành, nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng cơ bản nhằm huy động được mọi nguồn vốn trong tất cả các thành phần kinh tế cho yêu cầu đầu tư, xoá bao cấp trong đầu tư, khắc phục tình trạng lãng phí trong các khâu chuẩn bị đề án, thiết kế, đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư công trình và hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế quốc dân.
Trong kế hoạch năm 1990 vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện theo 2 hình thức là ngân sách cấp phát và tín dụng đầu tư. Từng năm sẽ tăng tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư để sử dụng công cụ tiền tệ giám sát hiệu quả đầu tư, gắn đầu tư với thu hồi vốn và trả nợ.
Vốn đầu tư do ngân sách cấp phát: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao pháp lệnh tổng mức đầu tư, danh mục và vốn đầu tư của những công trình quan trọng. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn danh mục những công trình còn lại. Việc sử dụng vốn đầu tư do ngân sách cấp phát phải đúng mục tiêu địa chỉ đã chỉ định trong kế hoạch và phải được kiểm tra chặt chẽ, không được bố trí làm việc khác.
Vốn đầu tư do Ngân hàng đầu tư cho vay:
– Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao chỉ tiêu pháp lệnh cho Ngân hàng Nhà nước tổng mức vốn Nhà nước cấp cho quỹ tín dụng đầu tư. Ngân hàng đầu tư có trách nhiệm huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn hoàn trả xong vốn phù hợp với từng nhóm công trình do Hội đồng Bộ trưởng quy định.
– Đối tượng vay tín dụng đầu tư là những công trình mới khởi công trong năm 1990 có khả năng trực tiếp thu hồi vốn, có luận chứng được duyệt và được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn kế hoạch xây dựng (kể cả công trình đầu tư chiều sâu).
– Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy chế hoạt động cụ thể của Ngân hàng đầu tư theo nguyên tắc Ngân hàng phát triển để trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Các nguồn vốn khác thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Về kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả.
Kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả phải xây dựng đồng thời và giao cùng một lúc với kế hoạch kinh tế quốc đân để thống nhất giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Vật giá Nhà nước xây dựng quy trình phối hợp, lập kế hoạch theo nguyên tắc trên để hướng dẫn thực hiện cho thống nhất.
– 5. Về kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng an ninh.
– Nhà nước cân đối ngân sách, một số vật tư, hàng hoá khan hiếm cho nhu cầu của lực lượng vũ trang theo giá kinh doanh và trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
– Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư cho yêu cầu tăng năng lực sản xuất, bảo trì thiết bị chuyên dùng và dự trữ vật tư sản xuất sản phẩm quân sự. Chuyển các hoạt động kinh tế của các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang sang thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, chế độ tự chủ tài chính như các đơn vị kinh tế quốc doanh khác.
– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ quốc phòng hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch động viên kinh tế, đồng thời với việc lập kế hoạch kinh tế – xã hội ở cấp Bộ, tỉnh, thành phố và một số đơn vị kinh tế trọng điểm.
Điều 3. uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch của Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng quyết định giao thêm một số chỉ tiêu hướng dẫn cần thiết hoặc các thông tin hướng dẫn cho các ngành và địa phương, đồng thời tiếp tục triển khai việc thí điểm đơn đặt hàng Nhà nước và đấu thầu để rút kinh nghiệm thực hiện.
Điều 4. – Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.
Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành Quyết định này.
HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU PHÁP LỆNH TRONG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1990.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 197-HĐBT
ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng)
A. GIAO CHO CÁC BỘ, TỔNG CỤC
(Phần Bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý)
1. Sản xuất công, nông nghiệp.
Sản lượng và chất lượng một số sản phẩm chủ yếu (danh mục 1 kèm theo).
2. Vận tải.
Khối lượng vận tải lương thực (cho dự trữ Nhà nước và cho quốc phòng); vận tải hàng hoá cho Lào, Cam-pu-chia (phần Hiệp định của Chính phủ); khối lượng vận tải một số loại hàng, theo một số tuyến cho các tỉnh miền núi, cho Trường Sa.
3. Kinh doanh vật tư, hàng hoá.
– Số lượng bán một số vật tư thiết yếu (danh mục 2 kèm theo) cho một số mục tiêu chủ yếu (giao cho các ngành kinh doanh).
– Số lượng một số hàng hoá, vật tư thiết yếu bổ sung cho dự trữ Nhà nước.
4. Xuất, nhập khẩu.
– Tổng giá trị xuất khẩu và số lượng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu (danh mục 3 kèm theo) chia ra thị trường xã hội chủ nghĩa (phần trong hiệp định), thị trường ngoài xã hội chủ nghĩa.
– Tổng giá trị nhập khẩu và số lượng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu (danh mục 4 kèm theo).
5. Đầu tư xây dựng cơ bản.
– Mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước cấp, chia theo ngành.
– Danh mục và vốn đầu tư những công trình quan trọng do ngân sách Nhà nước cấp; trong đó ghi rõ công trình trọng điểm Nhà nước (danh mục 5 kèm theo).
6. Đào tạo.
– Số học sinh tuyển mới hệ chính quy (trên đại học, đại học, cao đẳng).
Trong đó: dài hạn tập trung.
– Số học sinh tuyển mới đào tạo ngoài nước (giao cho Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề).
7. Khoa học – kỹ thuật và điều tra cơ bản.
– Nhiệm vụ và kinh phí nghiên cứu khoa học – kỹ thuật cấp Nhà nước.
– Nhiệm vụ và kinh phí áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
– Nhiệm vụ và kinh phí thăm dò địa chất, điều tra cơ bản, kiểm soát môi trường.
8. Tài chính – tiền tệ.
– Các khoản nộp ngân sách.
– Tổng mức thu, chi ngân sách Nhà nước, trong đó một số khoản mục thu, chi chủ yếu.
– Hạn mức tín dụng đầu tư do Nhà nước cấp vốn (giao cho Ngân hàng Nhà nước).
B. GIAO CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
1. Đầu tư cơ bản.
– Mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước cấp, chia theo ngành.
– Danh mục và vốn đầu tư những công trình quan trọng do ngân sách nhà nước cấp, trong đó ghi rõ công trình trọng điểm Nhà nước (nếu có).
2. Tài chính.
– Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (không kể kết dư ngân sách địa phương).
– Tổng số chi ngân sách địa phương, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi về quỹ lương hành chính – sự nghiệp.
– Tỷ lệ điều tiết chung các nguồn thu điều tiết cho ngân sách địa phương.
– Số trợ cấp của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để cân đối (nếu có).
DANH MỤC 1
SẢN PHẨM DO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH (SẢN XUẤT)
1. Điện thương phẩm
2. Than sạch
3. Thiếc thỏi
4. Xi măng
5. Cao su mủ khô
6. Dầu thô.
Danh mục 2
Vật tư do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao pháp lệnh (kinh doanh).
1. Điện thương phẩm
2. Than mỏ
3. Thép các loại
4. Xi măng
5. Xăng, dầu các loại (không kể dầu hoả)
6. Thuốc nổ
7. Phân đạm (quy sun phát)
8. Cao su.
DANH MỤC 3
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU DO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
GIAO PHÁP LỆNH (KINH DOANH)
1. Lương thực
2. Lạc
3. Chè chế biến
4. Cà phê
5. Cao su
6. Thiếc thỏi
7. Dầu thô.
Danh mục 4
Hàng hoá nhập khẩu do Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng giao pháp lệnh kinh doanh
1. Xăng dầu các loại
2. Thép các loại
3. Phân bón
4. Xút
5. Săm lốp ô-tô, máy kéo.
Danh mục 5
Công trình trọng điểm Nhà nước năm 1990
1. Nhà máy thuỷ điệm Hoà Bình
– Đường tránh ngập Gia Phù Vạn Yên – Xồm Lồm
– Đường dây các trạm đồng bộ
2. Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn
3. Cải tạo lưới điện các thành phố
– Hà Nội
– Thành phố Hồ Chí Minh
– Hải Phòng.
4. Mỏ than Vàng Danh
5. Mỏ than Mạo Khê
6. Mỏ than Khe tam
7. Mỏ apatít Lào Cai và nhà máy tuyển
8. Mỏ pyrít Giáp Lai và nhà máy tuyển
9. Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao
10. Các cơ sở phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí
11. Liên hợp thiếc Quỳ Hợp
12. Nhà máy xi măng Hà Tiên
13. Công trình K84
14. Cầu Bến Thuỷ
15. Đường 1A
16. Cầu Việt Trì
17. Đường sắt Thống Nhất
18. Hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham
19. Hồ sông Rác
20. Hồ sông Quao
21. Hồ A dun ha
22. Thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng
23. Thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long
24. Cơ sở hạ tầng Hà Nội
– Nhà ở
– Cấp thoát nước
– Giao thông nội thị
– Đèn đường
25. Khu ngoại giao doàn Vạn Phúc II
26. Chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu Tuy Hạ
27. Chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận
28. Chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện I-a-li
29. Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (vốn vay).
Reviews
There are no reviews yet.