CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 353-CT NGÀY 11-12-1989
VỀ VIỆC XME XÉT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN (VĂN PHÒNG)
ĐẠI DỆN CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Theo báo cáo của Bộ Kinh tế đối ngoại và của Bộ Nội vụ hiện nay có hàng trăm cơ quan (Văn phòng) đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động tại nước ta, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó có nhiều cơ quan hoạt động không có giấy phép hoặc không đúng nội dung giấy phép đã cấp; nhiều cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang danh đại diện cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ngang nhiên hoạt động buôn bán và môi giới buôn bán ở phạm vi rộng, làm nhiễu thị trường, gây mất tín nhiệm trong quan hệ kinh tế, ảnh hưởng xấu đến an ninh và làm thiệt hại cho ta về kinh tế.
Để kịp thời chấn chỉnh tình hình trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, ngành quản lý chức năng và Uỷ ban Nhân dân các địa phương thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các biện pháp dưới đây:
1. Căn cứ vào Nghị định số 199-HĐBT ngày 28-12-1988 và các văn bản hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng, của các Bộ quản lý chức năng về việc cho phép và quản lý hoạt động của cơ quan (văn phòng) đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài và người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam; về việc cho phép và quản lý người Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài … để xem xét:
a) Đối với các tổ chức đã có giấy phép, cần xem xét hoạt động của họ có đúng giấy phép không, giấy phép cấp có đúng thẩm quyền không, nội dung giấy phép có rõ ràng, cụ thể và phù hợp với pháp luật, quy chể hiện hành của nước ta không, v.v… Trên cơ sở đó xử lý theo các mức độ:
– Tổ chức nào hoạt động đúng đắn, chấp hành tốt pháp luật và quy chế thì giúp họ hoàn chỉnh các thủ tục (nếu chưa đầy đủ), tạo điều kiện cho họ tiếp tục hoạt động bình thường.
– Tổ chức nào hoạt động không đúng đắn, tiến hành những việc ngoài nội dung ghi trên giấy phép, chưa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy chế của Việt Nam thì tuỳ mức độ sai phạm mà xử lý như cảnh cáo, truy nộp các khoản phải nộp (lệ phí, thuế…), phạt tiền, (do gây thiệt hại cho phía Việt Nam…), đình chỉ hoạt động và rút giấy phép đặt cơ quan đại diện ở Việt Nam.
b) Đối với các tổ chức chưa có giấy phép, nhưng đã hoạt động cũng phân ra 2 loại:
– Các tổ chức lâu nay có quan hệ hợp tác tốt với ta, việc họ xin đặt cơ quan đại diện là cần thiết thì phải phê phán việc làm sai trái của họ, nhưng giúp họ hoàn chỉnh thủ tục trong thời hạn không quá 1 tháng kể từ ngày kiểm tra để cấp giấy phép cho họ tiếp tục hoạt động hợp pháp. Truy nộp các khoản thuế (nếu có), phí nếu các tổ chức này chưa nộp.
– Các tổ chức chưa có giấy phép khác cần đình chỉ ngay mọi hoạt động, truy thu các khoản phí, thuế và phạt tiền do sự hoạt động bất hợp pháp của họ.
c) Đối với các tổ chức nước ngoài có yêu cầu đặt cơ quan đại diện và đã có đơn thì cần xem xét khẩn trương để trả lời cho họ, nhất là dối với những tổ chức có thiện chí làm ăn đúng đắn với ta.
d) Đối với những cá nhân người nước ngoài và Việt Kiều vào Việt Nam bất kỳ dưới danh nghĩa nào, nếu hoạt động buôn bán trái phép, gây rối thị trường và làm tổn hại đến kinh tế của Việt Nam; nếu việc đi lại của họ trên lãnh thổ Việt Nam ngoài phạm vi quy định trong giấy phép, làm mất trật tự an ninh thì phải xử lý theo pháp luật và cương quyết trục xuất ra khỏi lãnh thổ nước ta.
e) Việc công dân Việt Nam cho người nước ngoài thuê mượn nhà cửa mà chưa được cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý nhà đất, cơ quan công an, chính quyền địa phương, v.v…) cho phép thì phải làm lại cho đúng thủ tục hoặc chấm dứt quan hệ thuê mướn nếu xét thấy không đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội.
g) Đối với công dân Việt Nam làm cán bộ, nhân viên cho các tổ chức và người nước ngoài, trước mắt giải quyết như sau:
– Người đang là cán bộ, công nhân viên Nhà nước không được làm việc cho các tổ chức và người nước ngoài. Trường hợp được cơ quan cử sang làm việc cho tổ chức và người nước ngoài. Thì không kiêm nhiệm việc Nhà nước.
– Người đã nghỉ hưu thì phải được cơ quan công an cấp quận, huyện xem xét, đồng ý mới được làm việc cho tổ chức và người nước ngoài; riêng những người nguyên là cán bộ làm công việc cơ mật thì phải do cơ quan công an cấp quận, huyện và bộ phận tổ chức của cơ quan cũ xem xét mới được làm việc cho tổ chức và người nước ngoài.
– Công dân Việt Nam khác, nếu làm việc cho tổ chức và người nước ngoài phải được cơ quan công an xét duyệt về an ninh chính trị và giới thiệu.
– Việc xem xét, xử lý theo các quy định tại điểm 1 là trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân các địa phương, và phải làm gọn trong tháng 12 năm 1989. Không gây ồn ào, ảnh hưởng đến chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
– Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cử một đoàn cán bộ, thành phần gồm Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục Du lịch do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại làm trưởng đoàn vào giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương trên, bảo đảm hiệu quả và thời gian quy định.
2. Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành quản lý chức năng và của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu về các vấn đề thuộc lĩnh vực nói ở điểm 1 để bổ sung, sửa đổi cho đồng bộ, phù hợp với chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và khả năng thực tế của ta.
Việc này phải làm xong trong quý I năm 1990. Phân công trách nhiệm cụ thể như sau:
– Bộ Kinh tế đối ngoại chủ trì cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Tổng cục Du lịch rà soát, bổ sung quy chế cho các tổ chức kinh tế nước ngoài dặt cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam; quy chế cho các tổ chức và người nước ngoài thuê mướn nhà cửa, phương tiện làm việc, thuê nhân công… của Việt Nam. Thời gian trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong tháng 2 năm 1990.
– Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan khác rà soát, bổ sung quy chế xuất nhập cảnh (bao gồm cả việc cấp hộ chiếu, thị thức xuất nhập cảnh), quy chế cho người nước ngoài làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. Thời gian trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong tháng 1 năm 1990.
– Tổng cục Du lịch chủ trì cùng Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Việt kiều Trung ương xem xét, bổ sung quy chế đưa đón khách du lịch nước ngoài và Việt kiều về thăm đất nước. Thời gian trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong tháng 1 năm 1990.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chỉ thị này.
Reviews
There are no reviews yet.