Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI, BỘ TÀI CHÍNH,
TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO SỐ 1-TT/LB NGÀY 10-1-1990
VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN,
HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ DỤC THỂ THAO

Thực hiện Chỉ thị số 112-HĐBT ngày 9-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt và sau khi có ý kiến của Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề tại công văn số 373-TDTT ngày 27-11-1989; Liên Bộ Giáo dục – Tổng cục Thể dục thể thao – Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ bồi dưỡng và trang phục đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng và phạm vi áp dụng thông tư này bao gồm:

1- Giáo viên chuyên trách và bán chuyên trách thể dục thể thao ở các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

2- Cán bộ phụ trách công tác thể dục thể thao ở Trung ương, ở các Sở giáo dục, Ban, Phòng thể dục thể thao quận, huyện, thị xã (nếu có giờ thực hành).

3- Giáo viên các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao và các khoa đào tạo giáo viên thể dục thể thao, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao trong thời gian đủ tiêu chuẩn do Tổng cục thể dục thể thao công nhận là huấn luyện viên; vận động viên cấp kiện tướng, cấp I và hạng A1; vận động viên các trường năng khiếu thể thao.

II- CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG, TRANG PHỤC VÀ CÁCH TRẢ

Các đối tượng quy định tại mục I Thông tư này được hưởng chế độ bồi dưỡng, trang phục và cách tính trả như sau:

1- Mức bồi dưỡng:

a) Đối tượng tại điểm 1, 2, mục tiêu I: 250 đồng/tiết thực hành (tương đương 0,500 kilôgam gạo)

b) Đối tượng tại điểm 3, mục I:

– Giáo viên các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao và các khoa đào tạo giáo viên thể dục thể thao: 300 đồng/tiết thực hành (tương đương 0,600 kilôgam gạo).

– Huấn luyện viên, vận động viên cấp kiện tướng, cấp I và vận động viên hạng A1: 350 đồng/giờ tập (tương đương 0,700 kilôgam gạo).

Ngoài ra, huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian huấn luyện, tập trung để làm nhiệm vụ thi đấu trong nước và quốc tế còn được hưởng chế độ tiền ăn riêng do Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Tài chính quy định.

2- Chế độ trang phục:

a) Giáo viên chuyên trách, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao được cấp bằng hiện vật để lên lớp hoặc ra sân bãi như sau:

– Quần áo dệt kim dày, hàng nội: 2 bộ/năm.

– áo may ô ngắn tay, hàng nội: 2 cái/năm.

– Giầy ba-ta nội: 2 đôi/năm.

b) Giáo viên bán chuyên trách, cán bộ phụ trách công tác thể dục thể thao:

– Quần áo dệt kim dày, hàng nội: 1 bộ/năm.

– Giầy ba-ta nội: 1 đôi/năm.

3- Cách trả:

– Chế độ bồi dưỡng chỉ trả cho giờ thực hành, giờ huấn luyện và luyện tập theo mức và đối tượng quy định.

– Chế độ trang phục chỉ cấp cho đối tượng bảo đảm số giờ định mức lao động theo quy định của Bộ Giáo dục, Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Tổng cục Thể dục thể thao (ở các văn bản riêng của từng ngành).

III- NGUỒN KINH PHÍ ĐÀI THỌ, CÁCH LẬP DỰ TOÁN
VÀ THANH QUYẾT TOÁN

1- Nguồn kinh phí, lập dự toán:

Các cơ quan hành chính sự nghiệp như các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các Sở, Ban, Phòng thể dục thể thao (hoặc Ban, Phòng y tế – thể dục thể thao, quận, huyện, thị xã) có các đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp nói ở trên, hàng năm phải lập dự toán và danh sách các đối tượng được hưởng gửi cơ quan tài chính đồng cấp xét duyệt. Nguồn kinh phí chi cho các đối tượng này thuộc ngân sách cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đài thọ.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thì các khoản chi cho các đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp nói trên hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

2- Cách thanh toán và hạch toán các khoản phụ cấp, bồi dưỡng:

Những người đạt danh hiệu cấp bậc huấn luyện viên, vận động viên là cán bộ, công nhân viên và xã viên hợp tác xã, tập đoàn sản xuất… ở địa phương nào, ở ngành nào thì địa phương đó, ngành đó trả.

Khoản chi về phụ cấp, bồi dưỡng hàng tháng cho giáo viên, cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao cũng được trả ngay trong tháng cùng với ngày lĩnh lương đầu tháng, ghi vào mục 65 (phụ cấp lương).

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-1990, các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các ngành, các địa phương phản ánh cho liên Bộ biết để nghiên cứu giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Tổng cục Thể dục thể thao Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1-TT/LB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lý Tài Luận; Mai Văn Muôn; Nguyễn Kỳ; Trần Hiếu
Ngày ban hành: 10/01/1990 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI, BỘ TÀI CHÍNH,
TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO SỐ 1-TT/LB NGÀY 10-1-1990
VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN,
HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ DỤC THỂ THAO

Thực hiện Chỉ thị số 112-HĐBT ngày 9-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt và sau khi có ý kiến của Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề tại công văn số 373-TDTT ngày 27-11-1989; Liên Bộ Giáo dục – Tổng cục Thể dục thể thao – Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ bồi dưỡng và trang phục đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng và phạm vi áp dụng thông tư này bao gồm:

1- Giáo viên chuyên trách và bán chuyên trách thể dục thể thao ở các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

2- Cán bộ phụ trách công tác thể dục thể thao ở Trung ương, ở các Sở giáo dục, Ban, Phòng thể dục thể thao quận, huyện, thị xã (nếu có giờ thực hành).

3- Giáo viên các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao và các khoa đào tạo giáo viên thể dục thể thao, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao trong thời gian đủ tiêu chuẩn do Tổng cục thể dục thể thao công nhận là huấn luyện viên; vận động viên cấp kiện tướng, cấp I và hạng A1; vận động viên các trường năng khiếu thể thao.

II- CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG, TRANG PHỤC VÀ CÁCH TRẢ

Các đối tượng quy định tại mục I Thông tư này được hưởng chế độ bồi dưỡng, trang phục và cách tính trả như sau:

1- Mức bồi dưỡng:

a) Đối tượng tại điểm 1, 2, mục tiêu I: 250 đồng/tiết thực hành (tương đương 0,500 kilôgam gạo)

b) Đối tượng tại điểm 3, mục I:

– Giáo viên các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao và các khoa đào tạo giáo viên thể dục thể thao: 300 đồng/tiết thực hành (tương đương 0,600 kilôgam gạo).

– Huấn luyện viên, vận động viên cấp kiện tướng, cấp I và vận động viên hạng A1: 350 đồng/giờ tập (tương đương 0,700 kilôgam gạo).

Ngoài ra, huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian huấn luyện, tập trung để làm nhiệm vụ thi đấu trong nước và quốc tế còn được hưởng chế độ tiền ăn riêng do Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Tài chính quy định.

2- Chế độ trang phục:

a) Giáo viên chuyên trách, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao được cấp bằng hiện vật để lên lớp hoặc ra sân bãi như sau:

– Quần áo dệt kim dày, hàng nội: 2 bộ/năm.

– áo may ô ngắn tay, hàng nội: 2 cái/năm.

– Giầy ba-ta nội: 2 đôi/năm.

b) Giáo viên bán chuyên trách, cán bộ phụ trách công tác thể dục thể thao:

– Quần áo dệt kim dày, hàng nội: 1 bộ/năm.

– Giầy ba-ta nội: 1 đôi/năm.

3- Cách trả:

– Chế độ bồi dưỡng chỉ trả cho giờ thực hành, giờ huấn luyện và luyện tập theo mức và đối tượng quy định.

– Chế độ trang phục chỉ cấp cho đối tượng bảo đảm số giờ định mức lao động theo quy định của Bộ Giáo dục, Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Tổng cục Thể dục thể thao (ở các văn bản riêng của từng ngành).

III- NGUỒN KINH PHÍ ĐÀI THỌ, CÁCH LẬP DỰ TOÁN
VÀ THANH QUYẾT TOÁN

1- Nguồn kinh phí, lập dự toán:

Các cơ quan hành chính sự nghiệp như các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các Sở, Ban, Phòng thể dục thể thao (hoặc Ban, Phòng y tế – thể dục thể thao, quận, huyện, thị xã) có các đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp nói ở trên, hàng năm phải lập dự toán và danh sách các đối tượng được hưởng gửi cơ quan tài chính đồng cấp xét duyệt. Nguồn kinh phí chi cho các đối tượng này thuộc ngân sách cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đài thọ.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thì các khoản chi cho các đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp nói trên hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

2- Cách thanh toán và hạch toán các khoản phụ cấp, bồi dưỡng:

Những người đạt danh hiệu cấp bậc huấn luyện viên, vận động viên là cán bộ, công nhân viên và xã viên hợp tác xã, tập đoàn sản xuất… ở địa phương nào, ở ngành nào thì địa phương đó, ngành đó trả.

Khoản chi về phụ cấp, bồi dưỡng hàng tháng cho giáo viên, cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao cũng được trả ngay trong tháng cùng với ngày lĩnh lương đầu tháng, ghi vào mục 65 (phụ cấp lương).

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-1990, các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các ngành, các địa phương phản ánh cho liên Bộ biết để nghiên cứu giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao”