Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 85-CT NGÀY 20-3-1990
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Để phát huy những thành tựu và tiến bộ dã đạt được trong những năm qua, lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lịch sử lớn trong năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng như sau:

I- VỀ THI ĐUA

Trong năm 1990, các ngành, các cấp phát động phong trào thi đua rộng rãi nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn và thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phát huy mọi tiềm năng để phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông, thực hành tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội năm 1990.

Việc tổ chức, động viên thi đua phải nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết Quốc hội khoá 8, kỳ họp thứ 6, cụ thể là:

1- Thi đua tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách kinh tế – xã hội, ổn định hơn nữa tình hình kinh tế xã hội.

2- Thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; củng cố và phát huy vai trò chỉ đạo của kinh tế quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật. Cùng với phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh tế, các thành phần kinh tế thi đua thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện đúng đắn các chính sách, pháp luật.

3- Thi đua giải quyết tốt các vấn đề xã hội; chăm lo đời sống của nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách khác; thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; giải quyết những vấn đề cấp bách của các ngành giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật, thông tin, báo chí; chăm lo bảo vệ và giáo dục thiếu niên nhi đồng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát hiện và xử lý theo pháp luật những cán bộ tham nhũng, ăn cắp của công, sinh hoạt xa hoa, trù dập và ức hiếp quần chúng.

4- Thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội, công an nhân dân vững mạnh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5- Thực hiện mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước ở các cấp.

Dựa vào các nội dung trên, các ngành, các cấp cụ thể hoá cho thích hợp với điều kiện cụ thể của ngành mình, địa phương mình.

Cần phải đổi mới hình thức và phương pháp thi đua cho phù hợp với tình hình mới;

– Tổ chức để mọi người tự nguyện và trực tiếp đăng ký, giao ước thi đua với nội dung và mức phấn đấu cụ thể nhằm thực hiện một nhiệm vụ, một công việc hoặc một số nhiệm vụ và công việc cụ thể. Có thể giao ước thi đua giữa cá nhân với cá nhân; giữa các tổ, đội, bộ phận trong cùng một đơn vị, giữa các đơn vị trong cùng một cơ quan, một ngành, một lĩnh vực công tác hoặc cùng một địa phương. Có thể đăng ký giao ước thi đua giữa các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quốc doanh, hoặc giữa các tổ chức quốc doanh với các tổ chức tập thể, tư nhân, hoặc giữa các tổ chức tư nhân với nhau.

– Kết hợp các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế, ký kết hợp đồng, giao nhận khoán sản phẩm và các hình thức đấu thầu với hình thức đăng ký, giao ước thi đua trên tinh thần tự nguyện phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết với chất lượng tốt, thời gian ngắn, hiệu quả cao; thực hiện đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước.

II- VỀ KHEN THƯỞNG

Các ngành, các cấp căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị và nội dung cụ thể của các giao ước thi đua để so sánh, đánh giá, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có tinh thần sáng tạo, đã đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương để xét khen thưởng thường xuyên và kịp thời. Không tổ chức khen thưởng tập trung thành từng đợt.

– Chú trọng trước hết khen thưởng các đơn vị cơ sở, các cá nhân, tập thể lao động, cân nhắc kỹ lưỡng việc khen thưởng các cơ quan quản lý cấp trên cơ sở. Kết hợp động viên tinh thần với thưởng vật chất một cách hợp lý.

– Hình thức và mức độ khen thưởng phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả thực tế đã đạt được. Không lấy mức độ được khen thưởng lần trước làm căn cứ để xét khen thưởng kết quả đợt thi đua mới.

– Làm tốt việc khen thưởng người nước ngoài có công đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

– Tiếp tục hoàn thành việc xét khen thưởng tổng kết chống Pháp, chống Mỹ; riêng việc khen thưởng về thành tích chống Pháp và gia đình có công trước cách mạng tháng 8 năm 1945 phải kết thúc trong năm 1990.

– Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn xét duyệt khen thưởng cho các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm bớt các thủ tục về xét duyệt để việc khen thưởng được kịp thời, chính xác, thực sự có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.

Viện Thi đua – khen thưởng Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về khen thưởng cho phù hợp với tình hình mới.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Trong năm 1990 tổ chức các đợt thi đua ngắn:

Từ đầu năm đến ngày 19-5: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng, ngày sinh V.I. Lênin (22-4), ngày hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30-4) và 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1990).

Từ ngày 19-5 đến 2-9: thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc khánh (2-9).

Từ ngày 2-9 đến hết năm: Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1990.

– Uỷ ban nhân dân các cấp và lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục có trách nhiệm chỉ đạo đổi mới công tác thi đua khen thưởng ở địa phương mình, ngành mình, trực tiếp chỉ đạo phát động thi đua, đôn đốc kiểm tra đăng ký, giao ước thi đua, qua phong trào thi đua mà phát huy những nhân tố tích cực, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, thúc đẩy mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi ngành thi đua lao động sản xuất, công tác và học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Các cơ quan Nhà nước ở các cấp phải phối hợp chặt chẽ với Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thi đua.

– Kiện toàn tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng ở các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các địa phương.

Viện Thi đua – khen thưởng có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 85-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Khánh
Ngày ban hành: 20/03/1990 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 85-CT NGÀY 20-3-1990
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Để phát huy những thành tựu và tiến bộ dã đạt được trong những năm qua, lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lịch sử lớn trong năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng như sau:

I- VỀ THI ĐUA

Trong năm 1990, các ngành, các cấp phát động phong trào thi đua rộng rãi nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn và thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phát huy mọi tiềm năng để phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông, thực hành tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội năm 1990.

Việc tổ chức, động viên thi đua phải nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết Quốc hội khoá 8, kỳ họp thứ 6, cụ thể là:

1- Thi đua tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách kinh tế – xã hội, ổn định hơn nữa tình hình kinh tế xã hội.

2- Thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; củng cố và phát huy vai trò chỉ đạo của kinh tế quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật. Cùng với phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh tế, các thành phần kinh tế thi đua thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện đúng đắn các chính sách, pháp luật.

3- Thi đua giải quyết tốt các vấn đề xã hội; chăm lo đời sống của nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách khác; thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; giải quyết những vấn đề cấp bách của các ngành giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật, thông tin, báo chí; chăm lo bảo vệ và giáo dục thiếu niên nhi đồng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát hiện và xử lý theo pháp luật những cán bộ tham nhũng, ăn cắp của công, sinh hoạt xa hoa, trù dập và ức hiếp quần chúng.

4- Thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội, công an nhân dân vững mạnh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5- Thực hiện mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước ở các cấp.

Dựa vào các nội dung trên, các ngành, các cấp cụ thể hoá cho thích hợp với điều kiện cụ thể của ngành mình, địa phương mình.

Cần phải đổi mới hình thức và phương pháp thi đua cho phù hợp với tình hình mới;

– Tổ chức để mọi người tự nguyện và trực tiếp đăng ký, giao ước thi đua với nội dung và mức phấn đấu cụ thể nhằm thực hiện một nhiệm vụ, một công việc hoặc một số nhiệm vụ và công việc cụ thể. Có thể giao ước thi đua giữa cá nhân với cá nhân; giữa các tổ, đội, bộ phận trong cùng một đơn vị, giữa các đơn vị trong cùng một cơ quan, một ngành, một lĩnh vực công tác hoặc cùng một địa phương. Có thể đăng ký giao ước thi đua giữa các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quốc doanh, hoặc giữa các tổ chức quốc doanh với các tổ chức tập thể, tư nhân, hoặc giữa các tổ chức tư nhân với nhau.

– Kết hợp các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế, ký kết hợp đồng, giao nhận khoán sản phẩm và các hình thức đấu thầu với hình thức đăng ký, giao ước thi đua trên tinh thần tự nguyện phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết với chất lượng tốt, thời gian ngắn, hiệu quả cao; thực hiện đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước.

II- VỀ KHEN THƯỞNG

Các ngành, các cấp căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị và nội dung cụ thể của các giao ước thi đua để so sánh, đánh giá, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có tinh thần sáng tạo, đã đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương để xét khen thưởng thường xuyên và kịp thời. Không tổ chức khen thưởng tập trung thành từng đợt.

– Chú trọng trước hết khen thưởng các đơn vị cơ sở, các cá nhân, tập thể lao động, cân nhắc kỹ lưỡng việc khen thưởng các cơ quan quản lý cấp trên cơ sở. Kết hợp động viên tinh thần với thưởng vật chất một cách hợp lý.

– Hình thức và mức độ khen thưởng phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả thực tế đã đạt được. Không lấy mức độ được khen thưởng lần trước làm căn cứ để xét khen thưởng kết quả đợt thi đua mới.

– Làm tốt việc khen thưởng người nước ngoài có công đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

– Tiếp tục hoàn thành việc xét khen thưởng tổng kết chống Pháp, chống Mỹ; riêng việc khen thưởng về thành tích chống Pháp và gia đình có công trước cách mạng tháng 8 năm 1945 phải kết thúc trong năm 1990.

– Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn xét duyệt khen thưởng cho các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm bớt các thủ tục về xét duyệt để việc khen thưởng được kịp thời, chính xác, thực sự có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.

Viện Thi đua – khen thưởng Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về khen thưởng cho phù hợp với tình hình mới.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Trong năm 1990 tổ chức các đợt thi đua ngắn:

Từ đầu năm đến ngày 19-5: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng, ngày sinh V.I. Lênin (22-4), ngày hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30-4) và 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1990).

Từ ngày 19-5 đến 2-9: thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc khánh (2-9).

Từ ngày 2-9 đến hết năm: Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1990.

– Uỷ ban nhân dân các cấp và lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục có trách nhiệm chỉ đạo đổi mới công tác thi đua khen thưởng ở địa phương mình, ngành mình, trực tiếp chỉ đạo phát động thi đua, đôn đốc kiểm tra đăng ký, giao ước thi đua, qua phong trào thi đua mà phát huy những nhân tố tích cực, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, thúc đẩy mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi ngành thi đua lao động sản xuất, công tác và học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Các cơ quan Nhà nước ở các cấp phải phối hợp chặt chẽ với Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thi đua.

– Kiện toàn tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng ở các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các địa phương.

Viện Thi đua – khen thưởng có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng”