QUYẾT ĐỊNH
SỐ 325/BYT-QĐ NGÀY 20-4-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC
BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EM VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
– Căn cứ Nghị định số 196-HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và Nghị định 153-CP ngày 5-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Y tế.
– Xét nhu cầu công tác chỉ đạo và quản lý lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.
– Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Lao động,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Thành lập Phòng chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ nhưng được đặc cách làm việc trực tiếp với Bộ trưởng về công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em rồi thông báo lại cho Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ.
Điều 2
Phòng bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình có các nhiệm vụ sau:
A- Phần chung:
1- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo 6 chương trình của UNFPA là đầu mối của Bộ để làm việc với Uỷ ban quốc gia dân số, UNDPA, UNICEF khi công việc có liên quan đến Bộ.
2- Tham gia chỉ đạo các chương trình Bảo vệ bà mẹ trẻ em khác như PAM, CTD, AIR, IODE.
B- Phần sức khoẻ Bà mẹ:
3- Nghiên cứu xây dựng những chính sách, chế độ bảo hộ lao động cho phụ nữ (khi có kinh nguyệt, thai sản, cho con bú…) để trình Bộ và Nhà nước ban hành.
4- Chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phụ nữ, giáo dục sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng, từng địa phương.
5- Tổng hợp tình hình sức khoẻ, bệnh tật, tai biến do sinh đẻ (mẹ và con) và đề xuất những biện pháp ngăn chặn, hạn chế những tác hại nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ.
6- Tham mưu cho Bộ trưởng chỉ đạo vấn đề khoa học kỹ thuật của công tác Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
C- Phần sức khoẻ trẻ em
7- Nghiên cứu những chính sách chế độ, nhu cầu cho trẻ em về dinh dưỡng (ăn, mặc, chơi, môi trường sống…) để đề xuất với Nhà nước, các ngành và các cơ quan có liên quan nhằm từng nước nâng cao các chỉ số sức khoẻ của trẻ em Việt Nam.
8- Xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh, nhà cửa, trang thiết bị tối cần cho các nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình nhằm bảo đảm sức khoẻ và sự phát triên thể lực của trẻ em để trình Bộ và Nhà nước cho ban hành.
9- Tổng hợp tình hình sức khoẻ và bệnh tật của trẻ em, tình hình tiêm chủng phòng bệnh, các chỉ số đánh giá về thể lực của trẻ em để đề xuất với Bộ và Nhà nước những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường thể lực cho trẻ em Việt Nam.
D- Phần kế hoạch hoá gia đình
10- Theo dõi, nắm vững các chỉ số và phát triển dân số, phân tích đánh giá để làm cơ sở cho Bộ tham gia chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình xây dựng kế hoạch hàng năm trung hạn và dài hạn về kế hoạch hoá gia đình.
11- Nghiên cứu đề xuất các chỉ số đánh giá, các biện pháp kiểm tra để có thể đánh giá khách quan công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
12- Chỉ đạo định hướng công tác tuyên truyền giáo dục kế hoạch hoá gia đình cho từng đối tượng trong xã hội.
13- Xây dựng kế hoạch lồng ghép, và phối hợp với các chương trình y tế quốc gia để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Điều 3
Phòng bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình do một Phó vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ đặc trách làm trưởng phòng và có từ 1-2 phó trưởng phòng giúp việc – Biên chế lao động của Phòng do Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ quy định và đề nghị Bộ trưởng xét duyệt lấy chủ yếu trong biên chế hiện có của Bộ và các đơn vị trực thuộc.
Điều 4
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 513/BYT-QĐ ngày 8-9-1989.
Điều 5
Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Lao động, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Quản lý sức khoẻ, Vụ trưởng Vụ Vệ sinh môi trường và các Vụ, Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 325/BYT-QĐ NGÀY 20-4-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC
BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EM VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
– Căn cứ Nghị định số 196-HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và Nghị định 153-CP ngày 5-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Y tế.
– Xét nhu cầu công tác chỉ đạo và quản lý lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.
– Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Lao động,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Thành lập Phòng chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ nhưng được đặc cách làm việc trực tiếp với Bộ trưởng về công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em rồi thông báo lại cho Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ.
Điều 2
Phòng bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình có các nhiệm vụ sau:
A- Phần chung:
1- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo 6 chương trình của UNFPA là đầu mối của Bộ để làm việc với Uỷ ban quốc gia dân số, UNDPA, UNICEF khi công việc có liên quan đến Bộ.
2- Tham gia chỉ đạo các chương trình Bảo vệ bà mẹ trẻ em khác như PAM, CTD, AIR, IODE.
B- Phần sức khoẻ Bà mẹ:
3- Nghiên cứu xây dựng những chính sách, chế độ bảo hộ lao động cho phụ nữ (khi có kinh nguyệt, thai sản, cho con bú…) để trình Bộ và Nhà nước ban hành.
4- Chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phụ nữ, giáo dục sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng, từng địa phương.
5- Tổng hợp tình hình sức khoẻ, bệnh tật, tai biến do sinh đẻ (mẹ và con) và đề xuất những biện pháp ngăn chặn, hạn chế những tác hại nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ.
6- Tham mưu cho Bộ trưởng chỉ đạo vấn đề khoa học kỹ thuật của công tác Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
C- Phần sức khoẻ trẻ em
7- Nghiên cứu những chính sách chế độ, nhu cầu cho trẻ em về dinh dưỡng (ăn, mặc, chơi, môi trường sống…) để đề xuất với Nhà nước, các ngành và các cơ quan có liên quan nhằm từng nước nâng cao các chỉ số sức khoẻ của trẻ em Việt Nam.
8- Xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh, nhà cửa, trang thiết bị tối cần cho các nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình nhằm bảo đảm sức khoẻ và sự phát triên thể lực của trẻ em để trình Bộ và Nhà nước cho ban hành.
9- Tổng hợp tình hình sức khoẻ và bệnh tật của trẻ em, tình hình tiêm chủng phòng bệnh, các chỉ số đánh giá về thể lực của trẻ em để đề xuất với Bộ và Nhà nước những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường thể lực cho trẻ em Việt Nam.
D- Phần kế hoạch hoá gia đình
10- Theo dõi, nắm vững các chỉ số và phát triển dân số, phân tích đánh giá để làm cơ sở cho Bộ tham gia chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình xây dựng kế hoạch hàng năm trung hạn và dài hạn về kế hoạch hoá gia đình.
11- Nghiên cứu đề xuất các chỉ số đánh giá, các biện pháp kiểm tra để có thể đánh giá khách quan công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
12- Chỉ đạo định hướng công tác tuyên truyền giáo dục kế hoạch hoá gia đình cho từng đối tượng trong xã hội.
13- Xây dựng kế hoạch lồng ghép, và phối hợp với các chương trình y tế quốc gia để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Điều 3
Phòng bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình do một Phó vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ đặc trách làm trưởng phòng và có từ 1-2 phó trưởng phòng giúp việc – Biên chế lao động của Phòng do Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ quy định và đề nghị Bộ trưởng xét duyệt lấy chủ yếu trong biên chế hiện có của Bộ và các đơn vị trực thuộc.
Điều 4
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 513/BYT-QĐ ngày 8-9-1989.
Điều 5
Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Lao động, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Quản lý sức khoẻ, Vụ trưởng Vụ Vệ sinh môi trường và các Vụ, Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.