THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 25/2009/TT-BTNMT
NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2009
BAN HANH QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường
Các quy chuẩn ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 07: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI
National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 07: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI
National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds.
4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
4.1. Kết quả phân định và phân loại CTNH chỉ có giá trị nếu áp dụng theo đúng các phương pháp xác định sau đây:
4.1.1. Đối với tính dễ bắt cháy: ASTM D3278-96: Phương pháp chuẩn xác định điểm chớp cháy của chất lỏng bằng dụng cụ cốc kín (Standard test method for flash point of liquids by small scale closed-cup apparatus).
4.1.2. Đối với tính kiềm và tính axit: ASTM D4980-89: Phương pháp chuẩn xác định pH trong chất thải (Standard test method for screening of pH in waste).
4.1.3. Đối với nồng độ ngâm chiết, sử dụng một trong hai phương pháp chuẩn bị mẫu sau đây trước khi tiến hành phân tích:
a) ASTM D5233-92: Phương pháp chuẩn xác định mẫu chất thải đơn lẻ bằng phương pháp ngâm chiết (Standard test method for single batch extraction method for wastes).
b) EPA 1311: Phương pháp ngâm chiết độc tính TCLP (TCLP Method 1311 – Toxicity characteristic leaching procedure).
4.1.4. Đối với thành phần xyanua: EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012: Phân tích xyanua trong chất thải (Method 9010 or 9012: Determination of Cyanide in wastes).
4.2. Đối với việc phân tích dung dịch sau ngâm chiết để xác định nồng độ ngâm chiết của các thành phần nguy hại và việc phân tích chất thải để xác định hàm lượng tuyệt đối của các thành phần nguy hại có thể áp dụng các phương pháp theo bất kỳ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế nào được công nhận.
4.3.Phương pháp ngâm chiết EPA 1311 và ASTM D5233-92 là các phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích được áp dụng cho việc ngâm chiết các mẫu chất thải nhằm xác định khả năng rò rỉ các thành phần nguy hại trong chất thải ra môi trường trong điều kiện tương tự điều kiện tự nhiên (biểu thị bằng nồng độ ngâm chiết có đơn vị là mg/l), có chung nguyên lý như sau:
4.3.1. Đối với chất thải có ít hơn 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng lỏng): sau khi lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm, lượng chất lỏng thu được dùng trực tiếp để phân tích các thành phần nguy hại (không cần ngâm chiết lượng chất rắn bị giữ lại).
4.3.2. Đối với chất thải có ít nhất 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng bùn hoặc rắn):
– Lượng chất rắn được tách khỏi lượng chất lỏng bằng việc lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm; lượng chất lỏng tách ra được bảo quản để phân tích sau.
– Lượng chất rắn (có thể cần xử lý cơ học như băm, cắt, nghiền… để đảm bảo toàn bộ lượng chất rắn được lọt qua sàng có kích thước mắt không vượt quá 9,5 mm) được ngâm chiết bằng dung dịch ngâm chiết có tính axit (được pha chế từ CH3COOH, nước và có thể bổ sung NaOH để đạt giá trị pH 4,93 ± 0,05 hoặc 2,88 ± 0,05 tuỳ theo loại thành phần nguy hại cần phân tích) có khối lượng gấp 20 lần khối lượng chất rắn trong khoảng thời gian 18 ± 2h;
– Nếu tương thích, lượng chất lỏng tách ra ban đầu được trộn với dung dịch sau ngâm chiết lượng chất rắn để phân tích một lần; nếu không tương thích thì được phân tích riêng và kết hợp giá trị trung bình theo công thức sau:
Ctb = |
(Vl.Cl + Vnc.Cnc) |
(Vl + Vnc) |
Trong đó:
+ Ctb (mg/l) là nồng độ ngâm chiết trung bình của một thành phần nguy hại trong mẫu chất thải;
+ Vl (l) là thể tích lượng chất lỏng tách ra ban đầu;
+ Cl (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong lượng chất lỏng tách ra ban đầu;
+ Vnc (l) là thể tích dung dịch sau ngâm chiết;
+ Cnc (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong dung dịch sau ngâm chiết.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 19: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ
National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 19: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường..
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ
National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
– C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;
– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;
– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp
TT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
|
A |
B |
||
1 |
Bụi tổng |
400 |
200 |
2 |
Bụi chứa silic |
50 |
50 |
3 |
Amoniac và các hợp chất amoni |
76 |
50 |
4 |
Antimon và hợp chất, tính theo Sb |
20 |
10 |
5 |
Asen và các hợp chất, tính theo As |
20 |
10 |
6 |
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd |
20 |
5 |
7 |
Chì và hợp chất, tính theo Pb |
10 |
5 |
8 |
Cacbon oxit, CO |
1000 |
1000 |
9 |
Clo |
32 |
10 |
10 |
Đồng và hợp chất, tính theo Cu |
20 |
10 |
11 |
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn |
30 |
30 |
12 |
Axit clohydric, HCl |
200 |
50 |
13 |
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF |
50 |
20 |
14 |
Hydro sunphua, H2S |
7,5 |
7,5 |
15 |
Lưu huỳnh đioxit, SO2 |
1500 |
500 |
16 |
Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) |
1000 |
850 |
17 |
Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2 |
2000 |
1000 |
18 |
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 |
100 |
50 |
19 |
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 |
1000 |
500 |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
– Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp
Lưu lượng nguồn thải (m3/h) |
Hệ số Kp |
P ≤ 20.000 |
1 |
20.000 |
0,9 |
P>100.000 |
0,8 |
2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số vùng, khu vựcKv
Phân vùng, khu vực |
Hệ số Kv |
|
Loại 1 |
Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. |
0,6 |
Loại 2 |
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. |
0,8 |
Loại 3 |
Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) . |
1,0 |
Loại 4 |
Nông thôn |
1,2 |
Loại 5 |
Nông thôn miền núi |
1,4 |
Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 20: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ
National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ
National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí.
Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1 – Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí
TT |
Tên |
Số CAS |
Công thức |
Nồng độ |
1 |
Axetylen tetrabromua |
79-27-6 |
CHBr2CHBr2 |
14 |
2 |
Axetaldehyt |
75-07-0 |
CH3CHO |
270 |
3 |
Acrolein |
107-02-8 |
CH2=CHCHO |
2,5 |
4 |
Amylaxetat |
628-63-7 |
CH3COOC5H11 |
525 |
5 |
Anilin |
62-53-3 |
C6H5NH2 |
19 |
6 |
Benzidin |
92-87-5 |
NH2C6H4C6H4NH2 |
KPHĐ |
7 |
Benzen |
71-43-2 |
C6H6 |
5 |
8 |
Benzyl clorua |
100-44-7 |
C6H5CH2CI |
5 |
9 |
1,3-Butadien |
106-99-0 |
C4H6 |
2200 |
10 |
n-Butyl axetat |
123-86-4 |
CH3COOC4H9 |
950 |
11 |
Butylamin |
109-73-9 |
CH3(CH2)2CH2NH2 |
15 |
12 |
Creson |
1319-77-3 |
CH3C6H4OH |
22 |
13 |
Clorbenzen |
108-90-7 |
C6H5CI |
350 |
14 |
Clorofom |
67-66-3 |
CHCI3 |
240 |
15 |
ß-clopren |
126-99-8 |
CH2=CCICH=CH2 |
90 |
16 |
Clopicrin |
76-06-2 |
CCI3NO2 |
0,7 |
17 |
Cyclohexan |
110-82-7 |
C6H12 |
1300 |
18 |
Cyclohexanol |
108-93-0 |
C6H11OH |
410 |
19 |
Cyclohexanon |
108-94-1 |
C6H10O |
400 |
20 |
Cyclohexen |
110-83-8 |
C6H10 |
1350 |
21 |
Dietylamin |
109-89-7 |
(C2H5)2NH |
75 |
22 |
Diflodibrommetan |
75-61-6 |
CF2Br2 |
860 |
23 |
o-diclobenzen |
95-50-1 |
C6H4CI2 |
300 |
24 |
1,1-Dicloetan |
75-34-3 |
CHCI2CH3 |
400 |
25 |
1,2-Dicloetylen |
540-59-0 |
CICH=CHCI |
790 |
26 |
1,4-Dioxan |
123-91-1 |
C4H8O2 |
360 |
27 |
Dimetylanilin |
121-69-7 |
C6H5N(CH3)2 |
25 |
28 |
Dicloetyl ete |
111-44-4 |
(CICH2CH2)2O |
90 |
29 |
Dimetylfomamit |
68-12-2 |
(CH3)2NOCH |
60 |
30 |
Dimetylsunfat |
77-78-1 |
(CH3)2SO4 |
0,5 |
31 |
Dimetylhydrazin |
57-14-7 |
(CH3)2NNH2 |
1 |
32 |
Dinitrobenzen |
25154-54-5 |
C6H4(NO2)2 |
1 |
33 |
Etylaxetat |
141-78-6 |
CH3COOC2H5 |
1400 |
34 |
Etylamin |
75-04-7 |
CH3CH2NH2 |
45 |
35 |
Etylbenzen |
100-41-4 |
CH3CH2C6H5 |
870 |
36 |
Etylbromua |
74-96-4 |
C2H5Br |
890 |
37 |
Etylendiamin |
107-15-3 |
NH2CH2CH2NH2 |
30 |
38 |
Etylendibromua |
106-93-4 |
CHBr=CHBr |
190 |
39 |
Etylacrilat |
140-88-5 |
CH2=CHCOOC2H5 |
100 |
40 |
Etylen clohydrin |
107-07-3 |
CH2CICH2OH |
16 |
41 |
Etylen oxyt |
75-21-8 |
CH2OCH2 |
20 |
42 |
Etyl ete |
60-29-7 |
C2H5OC2H5 |
1200 |
43 |
Etyl clorua |
75-00-3 |
CH3CH2CI |
2600 |
44 |
Etylsilicat |
78-10-4 |
(C2H5)4SiO4 |
850 |
45 |
Etanolamin |
141-43-5 |
NH2CH2CH2OH |
45 |
46 |
Fufural |
98-01-1 |
C4H3OCHO |
20 |
47 |
Fomaldehyt |
50-00-0 |
HCHO |
20 |
48 |
Fufuryl (2-Furylmethanol) |
98-00-0 |
C4H3OCH2OH |
120 |
49 |
Flotriclometan |
75-69-4 |
CCI3F |
5600 |
50 |
n-Heptan |
142-82-5 |
C7H16 |
2000 |
51 |
n-Hexan |
110-54-3 |
C6H14 |
450 |
52 |
Isopropylamin |
75-31-0 |
(CH3)2CHNH2 |
12 |
53 |
n-butanol |
71-36-3 |
CH3(CH2)3OH |
360 |
54 |
Metyl mercaptan |
74-93-1 |
CH3SH |
15 |
55 |
Metylaxetat |
79-20-9 |
CH3COOCH3 |
610 |
56 |
Metylacrylat |
96-33-3 |
CH2=CHCOOCH3 |
35 |
57 |
Metanol |
67-56-1 |
CH3OH |
260 |
58 |
Metylaxetylen |
74-99-7 |
CH3C=CH |
1650 |
59 |
Metylbromua |
74-83-9 |
CH3Br |
80 |
60 |
Metylcyclohecxan |
108-87-2 |
CH3C6H11 |
2000 |
61 |
Metylcyclohecxanol |
25639-42-3 |
CH3C6H10OH |
470 |
62 |
Metylcyclohecxanon |
1331-22-2 |
CH3C6H9O |
460 |
63 |
Metylclorua |
74-87-3 |
CH3CI |
210 |
64 |
Metylen clorua |
75-09-2 |
CH2CI2 |
1750 |
65 |
Metyl clorofom |
71-55-6 |
CH3CCI3 |
2700 |
66 |
Monometylanilin |
100-61-8 |
C6H5NHCH3 |
9 |
67 |
Metanolamin |
3088-27-5 |
HOCH2NH2 |
31 |
68 |
Naphtalen |
91-20-3 |
C10H8 |
150 |
69 |
Nitrobenzen |
98-95-3 |
C6H5NO2 |
5 |
70 |
Nitroetan |
79-24-3 |
CH3CH2NO2 |
310 |
71 |
Nitroglycerin |
55-63-0 |
C3H5(ONO2)3 |
5 |
72 |
Nitrometan |
75-52-5 |
CH3NO2 |
250 |
73 |
2-Nitropropan |
79-46-9 |
CH3CH(NO2)CH3 |
1800 |
74 |
Nitrotoluen |
1321-12-6 |
NO2C6H4CH3 |
30 |
75 |
2-Pentanon |
107-87-9 |
CH3CO(CH2)2CH3 |
700 |
76 |
Phenol |
108-95-2 |
C6H5OH |
19 |
77 |
Phenylhydrazin |
100-63-0 |
C6H5NHNH2 |
22 |
78 |
n-Propanol |
71-23-8 |
CH3CH2CH2OH |
980 |
79 |
n-Propylaxetat |
109-60-4 |
CH3-COO-C3H7 |
840 |
80 |
Propylendiclorua |
78-87-5 |
CH3-CHCI-CH2CI |
350 |
81 |
Propylenoxyt |
75-56-9 |
C3H6O |
240 |
82 |
Pyridin |
110-86-1 |
C5H5N |
30 |
83 |
Pyren |
129-00-o |
C16H10 |
15 |
84 |
p-Quinon |
106-51-4 |
C6H4O2 |
0,4 |
85 |
Styren |
100-42-5 |
C6H5CH=CH2 |
100 |
86 |
Tetrahydrofural |
109-99-9 |
C4H8O |
590 |
87 |
1,1,2,2-Tetracloetan |
79-34-5 |
CI2HCCHCI2 |
35 |
88 |
Tetracloetylen |
127-18-4 |
CCI2=CCI2 |
670 |
89 |
Tetraclometan |
56-23-5 |
CCI4 |
65 |
90 |
Tetranitrometan |
509-14-8 |
C(NO2)4 |
8 |
91 |
Toluen |
108-88-3 |
C6H5CH3 |
750 |
92 |
0-Toluidin |
95-53-4 |
CH3C6H4NH2 |
22 |
93 |
Toluen-2,4-diisocyanat |
584-84-9 |
CH3C6H3(NCO)2 |
0,7 |
94 |
Trietylamin |
121-44-8 |
(C2H5)3N |
100 |
95 |
1,1,2-Tricloetan |
79-00-5 |
CHCI2CH2CI |
1080 |
96 |
Tricloetylen |
79-01-6 |
CICH=CCI2 |
110 |
97 |
Xylen |
1330-20-7 |
C6H4(CH3)2 |
870 |
98 |
Xylidin |
1300-73-8 |
(CH3)2C6H3NH2 |
50 |
99 |
Vinylclorua |
75-01-4 |
CH2=CHCI |
20 |
100 |
Vinyltoluen |
25013-15-4 |
CH2=CHC6H4CH3 |
480 |
Chú thích: – Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number); – KPHĐ là không phát hiện được. |
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 21: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC
National Technical Regulation on Emission
of Chemical Fertilizer Manufacturing Industry
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 21: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC
National Technical Regulation on Emission of Chemical Fertilizer Manufacturing Industry
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học khi phát thải vào môi trường không khí.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học (có quy trình sản xuất phân amoni phosphat (MAP và DAP), nitrozophosphat, supe photphat đơn, supe photphat kép, phân lân nung chảy, kali clorua và phân hỗn hợp, sản xuất amoniac, axit nitric, axit sunfuric, axit phosphoric, amoni sulphat, urea, amoni nitrat, canxi amoni nitrat và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
1.3.2. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
1.3.3. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
1.3.4. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
1.3.5. P (m3/h) là lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học được tính như sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thải vào môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định tại mục 2.2;
– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;
– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học
STT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
|
A |
B |
||
1 |
Bụi tổng |
400 |
200 |
2 |
Lưu huỳnh đioxit, SO2 |
1500 |
500 |
3 |
Nitơ oxit, NOX (tính theo NO2) |
1000 |
850 |
4 |
Amoniac, NH3 |
76 |
50 |
5 |
Axit sunfuric, H2SO4 |
100 |
50 |
6 |
Tổng florua, F– |
90 |
50 |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
– Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với:
+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
– Ngoài 06 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN 19: 2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp
Lưu lượng nguồn thải (m3/h) |
Hệ số Kp |
P ≤ 20.000 |
1 |
20.000 |
0,9 |
P>100.000 |
0,8 |
2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv
Phân vùng, khu vực |
Hệ số Kv |
|
Loại 1 |
Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. |
0,6 |
Loại 2 |
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. |
0,8 |
Loại 3 |
Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) . |
1,0 |
Loại 4 |
Nông thôn |
1,2 |
Loại 5 |
Nông thôn miền núi |
1,4 |
Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải. |
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công.
– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion.
– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 22: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN
National Technical Regulation on Emission
of Thermal Power industry
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 22: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíbiên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN
National Technical Regulation on Emission of Thermal Power Industry
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện khi phát thải vào môi trường không khí.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp nhiệt điện vào môi trường không khí.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp nhiệt điện là hỗn hợp các thành phần vật chất phát phát thải vào môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy nhiệt điện.
1.3.2.Nhà máy nhiệt điện quy định trong quy chuẩn kỹ thuật này là nhà máy dùng công nghệ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) để sản xuất ra điện năng.
1.3.3.Kp là hệ số công suất ứng với tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện.
1.3.4. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy nhiệt điện.
1.3.5. P là tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện, bao gồm một tổ máy hoặc nhiều tổ máy.
1.3.6.Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được tính như sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định tại mục 2.2;
– Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;
– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện
STT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
|||
A |
B (Theo loại nhiên liệu sử dụng) |
||||
Than |
Dầu |
Khí |
|||
1 |
Bụi tổng |
400 |
200 |
150 |
50 |
2 |
Nitơ oxit, NOX |
1000 |
– 650 (với than có hàm lượng chất bốc> 10%) – 1000 (với than có hàm lượng chất bốc ≤ 10% |
600 |
250 |
3 |
Lưu huỳnh đioxit, SO2 |
1500 |
500 |
500 |
300 |
Chú thích: Tùy theo loại nhiên liệu được sử dụng, nồng độ tối đa cho phép của các thành phần ô nhiễm NOX, SO2 và bụi trong khí thải nhà máy nhiệt điện được quy định trong bảng 3. Các giá trị nồng độ này tính ở điều kiện chuẩn. Đối với nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu than, nồng độ oxy (O2) dư trong khí thải là 6% đối với tuabin khí, nồng độ oxy dư trong khí thải là 15%. |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện đối với các tổ máy nhà máy nhiệt điện hoạt động trước ngày 17 tháng 10 năm 2005 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
– Cột B quy định nồng độ C làm cơ sơ tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện áp dụng đối với:
+ Các tổ máy của nhà máy nhiệt điện hoạt động kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2005.
+ Tất cả tổ máy của nhà máy nhiệt điện với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
–Ngoài 03 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN19: 2009/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy nhiệt điệnđược quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số công suất Kp
Công suất thiết kế của nhà máy nhiệt điện (MW) |
Hệ số Kp |
P ≤ 300 |
1 |
300 |
0,85 |
P> 1200 |
0,7 |
2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy nhiệt điện được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kv của nhà máy nhiệt điện
Phân vùng, khu vực |
Hệ số Kv |
|
Loại 1 |
Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. |
0,6 |
Loại 2 |
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. |
0,8 |
Loại 3 |
Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) . |
1,0 |
Loại 4 |
Nông thôn |
1,2 |
Loại 5 |
Nông thôn miền núi |
1,4 |
Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải. |
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;
– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;
– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 23: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
National Technical Regulation on Emission
of Cement Manufacturing Industry
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 23: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
National Technical Regulation on Emissionof Cement Manufacturing Industry
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được tính như sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng quy định tại mục 2.2;
Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;
Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng
STT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
||
A |
B1 |
B2 |
||
1 |
Bụi tổng |
400 |
200 |
100 |
2 |
Cacbon oxit, CO |
1000 |
1000 |
500 |
3 |
Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) |
1000 |
1000 |
1000 |
4 |
Lưu huỳnh đioxit, SO2 |
1.500 |
500 |
500 |
Chú thích: – Đối với các lò nung xi măng có kết hợp đốt chất thải nguy sẽ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường riêng. – Đối với xưởng nghiền nguyên liệu/clinke không quy định các nồng độ CO, NOx, SO2. |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 01 tháng 11 năm 2011;
– Cột B1 quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:
+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
– Cột B2 qui định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng đối với:
+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;
+ Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
– Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số công suất Kp
Tổng công suất theo thiết kế (triệu tấn/năm) |
Hệ số Kp |
P≤ 0,6 |
1,2 |
0,6 |
1,0 |
P>1,5 |
0,8 |
2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv
Phân vùng, khu vực |
Hệ số Kv |
|
Loại 1 |
Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. |
0,6 |
Loại 2 |
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. |
0,8 |
Loại 3 |
Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) . |
1,0 |
Loại 4 |
Nông thôn |
1,2 |
Loại 5 |
Nông thôn miền núi |
1,4 |
Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 24: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Wastewater
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 24: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Wastewater
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);
– Clà giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.3;
– Kqlà hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.4;
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.5.
2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β.
2.3. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
---|---|---|---|---|
A |
B |
|||
1 |
Nhiệt độ |
0C |
40 |
40 |
2 |
pH |
– |
6-9 |
5,5-9 |
3 |
Mùi |
– |
Không khó chịu |
Không khó chịu |
4 |
Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) |
– |
20 |
70 |
5 |
BOD5 (200C) |
mg/l |
30 |
50 |
6 |
COD |
mg/l |
50 |
100 |
7 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/l |
50 |
100 |
8 |
Asen |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
9 |
Thuỷ ngân |
mg/l |
0,005 |
0,01 |
10 |
Chì |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
11 |
Cadimi |
mg/l |
0,005 |
0,01 |
12 |
Crom (VI) |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
13 |
Crom (III) |
mg/l |
0,2 |
1 |
14 |
Đồng |
mg/l |
2 |
2 |
15 |
Kẽm |
mg/l |
3 |
3 |
16 |
Niken |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
17 |
Mangan |
mg/l |
0,5 |
1 |
18 |
Sắt |
mg/l |
1 |
5 |
19 |
Thiếc |
mg/l |
0,2 |
1 |
20 |
Xianua |
mg/l |
0,07 |
0,1 |
21 |
Phenol |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
22 |
Dầu mỡ khoáng |
mg/l |
5 |
5 |
23 |
Dầu động thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
24 |
Clo dư |
mg/l |
1 |
2 |
25 |
PCB |
mg/l |
0,003 |
0,01 |
26 |
Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ |
mg/l |
0,3 |
1 |
27 |
Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ |
mg/l |
0,1 |
0,1 |
28 |
Sunfua |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
29 |
Florua |
mg/l |
5 |
10 |
30 |
Clorua |
mg/l |
500 |
600 |
31 |
Amoni (tính theo Nitơ) |
mg/l |
5 |
10 |
32 |
Tổng Nitơ |
mg/l |
15 |
30 |
33 |
Tổng Phôtpho |
mg/l |
4 |
6 |
34 |
Coliform |
MPN/100ml |
3000 |
5000 |
35 |
Tổng hoạt độ phóng xạ α |
Bq/l |
0,1 |
0,1 |
36 |
Tổng hoạt độ phóng xạ β |
Bq/l |
1,0 |
1,0 |
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
– Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.
2.4. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq được quy định như sau:
2.4.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) |
Hệ số Kq |
|
Q £ 50 |
0,9 |
|
50 |
1 |
|
200 |
1,1 |
|
Q> 1000 |
1,2 |
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.
2.4.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V) Đơn vị tính: mét khối (m3) |
Hệ số Kq |
V ≤ 10 x 106 |
0,6 |
10 x 1066 |
0,8 |
V> 100 x 106 |
1,0 |
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq.
2.4.3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1.
2.5. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F) Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) |
Hệ số Kf |
F ≤ 50 |
1,2 |
50 |
1,1 |
500 |
1,0 |
F> 5.000 |
0,9 |
2.6. Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 25: 2009/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
National Technical Regulation on Wastewater
of the Solid Waste Landfill Sites
HÀ NỘI – 2009
Lời nói đầu
QCVN 25: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
National Technical Regulation on Wastewater of the Solid Waste Landfill Sites
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhân liên quan đến hoạt động chôn lấp chất thải rắn.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn là địa điểm thực hiện xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp.
1.3.2. Nước thải của các bãi chôn lấp chất thải rắn là dung dịch thải từ các bãi chôn lấp thải vào nguồn tiếp nhận.
1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn được xả vào.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận được quy định trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn
STT |
Thông số |
Nồng độ tối đa cho phép (mg/l) |
||
A |
B1 |
B2 |
||
1 |
BOD5 (20 oC) |
30 |
100 |
50 |
2 |
COD |
50 |
400 |
300 |
3 |
Tổng nitơ |
15 |
60 |
60 |
4 |
Amoni, tính theo N |
5 |
25 |
25 |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
– Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
– Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
2.2.Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tùy theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng Cmax = C).
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Reviews
There are no reviews yet.