THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 550/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 – 2015
CỦA TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM
———————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 207/2005/QĐ-TT ngày 18 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 – 2015 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
– Xây dựng và phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, đi đầu trong sản xuất hóa chất cơ bản và sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
– Phát triển bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động và sức khỏe cộng đồng.
– Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 của Tập đoàn đạt mức 14,5%/năm.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 (theo giá cố định 1994) phấn đấu tăng trưởng bình quân 14,5%/năm. Doanh thu ước tăng bình quân 17 – 18%/năm. Lợi nhuận ước tăng bình quân 16 – 6,5%/năm. Nộp ngân sách ước tăng bình quân 13,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,3%/năm.
Chi tiết kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu như Phụ lục I đính kèm.
2. Kế hoạch sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2015
Chi tiết kế hoạch sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2015 như Phụ lục II đính kèm. Riêng tổng sản lượng phân bón sản xuất trong kỳ ước đạt 30 triệu tấn, cơ bản đáp ứng đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước và có một phần xuất khẩu.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ
1. Kế hoạch đầu tư các dự án giai đoạn 2011 – 2015
– Đến năm 2015, Tập đoàn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng phân bón trong nước và hướng tới xuất khẩu.
– Phát triển các sản phẩm cao su công nghệ cao, đầu tư công nghệ hiện đại đối với một số sản phẩm như lốp ô tô theo công nghệ radial, săm ô tô, xe máy từ cao su tổng hợp và sản phẩm cao su kỹ thuật để thay thế nhập khẩu phục vụ các ngành công nghiệp, y tế, chế biến thực phẩm.
– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tìm đối tác và triển khai dự án liên doanh sản xuất hydroxyt nhôm để phát triển sản xuất hóa chất; mở rộng công suất một số nhà máy sản xuất axít H2SO4 và H3PO4 để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất Sunphat Amon và phân phức hợp DAP; thực hiện dự án sản xuất thuốc kháng sinh loại Cephalosporin công suất 300 tấn/năm và Vitamin C để đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.
– Mở rộng công suất và đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm pin, ắc quy; chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, trình độ tự động hóa cao để sản xuất các sản phẩm pin cao cấp sử dụng trong các thiết bị viễn thông, máy tính, đồng hồ, máy ảnh, ô tô điện… và các loại ắc quy có lợi thế cạnh tranh tăng giá trị xuất khẩu.
– Đến năm 2015 sản xuất đạt 500.000 tấn chất tẩy rửa các loại; tập trung nghiên cứu sản xuất nguyên liệu, hương liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
– Khai thác chế biến hiệu quả một số loại quặng khoáng trong nước và muối mỏ tại nước ngoài nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cơ bản cho sản xuất các sản phẩm của Tập đoàn, tiến tới cân bằng tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu.
a) Tổng giá trị dự kiến thực hiện giai đoạn 2011- 2015: 60.982 tỷ đồng, gồm (Danh mục dự án như Phụ lục III đính kèm).
– Dự án của Công ty mẹ: 27.472 tỷ đồng, trong đó:
+ Dự án thực hiện đầu tư: 27.450 tỷ đồng (9 dự án).
+ Dự án chuẩn bị đầu tư: 22 tỷ đồng (6 dự án).
– Dự án của các đơn vị thành viên và công ty cổ phần do Tập đoàn giữ cổ phần chi phối: 33.510 tỷ đồng, trong đó:
+ Dự án về phân bón: 17.169 tỷ đồng (12 dự án).
+ Dự án về nguyên liệu quặng: 1.956 tỷ đồng (5 dự án).
+ Dự án về sản phẩm cao su: 5.627 tỷ đồng (2 dự án).
+ Dự án về hóa chất cơ bản: 6.340 tỷ đồng (6 dự án).
+ Dự án về chất tẩy rửa: 82 tỷ đồng (1 dự án).
+ Dự án về thuốc bảo vệ thực vật: 2.020 tỷ đồng (4 dự án).
+ Dự án về ắc quy: 316 tỷ đồng (9 dự án).
b) Nguồn vốn:
– Vốn vay tín dụng nhà nước: 26.780 tỷ đồng.
– Vốn khác: 34.712 tỷ đồng.
c) Tiến độ giải ngân
– Năm 2011: 4.987 tỷ đồng.
– Năm 2012: 8.663 tỷ đồng.
– Năm 2013: 16.306 tỷ đồng.
– Năm 2014: 18.555 tỷ đồng.
– Năm 2015: 12.471 tỷ đồng.
2. Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động
a) Phát triển các sản phẩm từ lợi thế công nghệ và nguyên liệu của Tập đoàn để phục vụ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản phẩm là đầu vào cho các ngành công nghiệp và sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội.
b) Triển khai các dự án xây dựng cải tạo, mở rộng nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng về địa điểm khu đất hiện có của Tập đoàn tại những địa điểm thuộc trung tâm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu theo đúng quy hoạch của các địa phương nêu trên.
c) Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần hóa chất Việt Nam, tạo cơ sở cung cấp các nguồn vốn vay cho các đơn vị thuộc Tập đoàn.
d) Lựa chọn và tiến tới hợp tác với một hoặc một số Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và khu vực để phát triển đầu tư ra nước ngoài như Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, sản xuất ammoniac, v.v…
3. Kế hoạch phát triển thị trường
Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ lực hiện có theo hướng:
– Giữ vững thị phần sản phẩm phân bón tại các thị trường hiện có, phát triển các phân đoạn thị trường mới nhằm mục tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước quanh khu vực;
– Phát triển các sản phẩm mới về cao su kỹ thuật, hóa than, hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản theo hướng nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các dự án đầu tư mới ở các nhóm sản phẩm này coi yếu tố an toàn khi sử dụng và thân thiện môi trường là tiêu chí hàng đầu đối với yêu cầu phát triển bền vững;
– Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực trước hết là thông qua các liên doanh để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ có các lợi thế so sánh như lốp ô tô, lốp xe máy, ắc quy, pin;
– Hoàn thiện hệ thống cung ứng và phân phối nguyên liệu, sản phẩm trên phạm vi toàn Tập đoàn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, có điều kiện tập trung nguồn lực để tham gia vào các cân đối vĩ mô của kinh tế trong nước theo yêu cầu của Chính phủ nhằm đối phó với các diễn biến bất lợi từ kinh tế thế giới.
– Tổ chức hệ thống thông tin thị trường tập trung ở cấp Tập đoàn để có đủ khả năng cập nhật, xử lý và dự báo kịp thời các biến động ở cả thị trường trong nước và thế giới.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải pháp về tài chính
– Các nguồn tài chính của Tập đoàn trước hết được sử dụng cho phát triển các nhóm sản phẩm mũi nhọn: Phân bón, cao su và hóa chất cơ bản, trong đó tập trung vào lĩnh vực phân bón, bảo đảm nguồn cung và tham gia bình ổn giá.
– Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Tập đoàn nhằm huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án trọng điểm theo các kênh khác nhau.
– Thực hiện phân tích và báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp định kỳ tháng, quý, năm.
2. Giải pháp về sản xuất
– Tăng cường năng lực vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị công nghệ bảo đảm sản xuất ổn định, phát huy tối đa công suất.
– Không ngừng hoàn thiện hệ thống sản xuất đối với các ngành hàng, đảm bảo hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường với chất lượng cao nhất, tính năng tốt nhất và giá cả phù hợp.
– Xây dựng hệ thống cung ứng tập trung cho toàn Tập đoàn, kết hợp với phân quyền cho các Công ty con theo mô hình quản lý dự trữ hiện đại bảo đảm ổn định nguồn nguyên phụ liệu.
– Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa sản phẩm, nhất là cho phân bón để vừa bảo đảm cho sản phẩm của Tập đoàn, vừa kinh doanh kho chứa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở cân đối dự trữ hợp lý với khả năng cung – cầu.
3. Giải pháp về marketing
– Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách thương hiệu, hình thành văn hóa doanh nghiệp mang đậm hình ảnh của Tập đoàn.
– Xây dựng thương hiệu chung của Tập đoàn. Phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm của các Công ty con dưới thương hiệu của Tập đoàn.
– Xây dựng và chuẩn hóa quy tắc, cách thức ghi nhãn hiệu hàng hóa thống nhất trên tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Đăng ký mã vạch và tem hàng hóa cho các sản phẩm đủ điều kiện. Xây dựng, triển khai đề án chống hàng giả, hàng nhái.
– Triển khai hệ thống phân phối và dự trữ để củng cố thế mạnh trên thị trường. Phối hợp với các địa phương thành lập mạng lưới dịch vụ phân bón và xây dựng kênh bán hàng từ các nhà máy đến các dịch vụ này nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, ép giá nông dân. Tích cực tham gia vào nhiệm vụ dự trữ lưu thông, bình ổn giá, đặc biệt là với mặt hàng phân bón.
– Mở rộng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng.
– Mở rộng hoạt động marketing với các tổ chức, cá nhân tư vấn, sẵn sàng tham gia với các tổ chức, cá nhân ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức quốc tế có uy tín.
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
– Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2015 của Tập đoàn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Thành lập Trường Đại học Hóa chất Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu cho ngành.
– Tuyển dụng mới nhân sự cho Tập đoàn, chú ý đội ngũ nhân sự có chất lượng đảm bảo cho sự phát triển của Tập đoàn trong tương lai.
– Chú trọng thu hút các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt quan tâm lực lượng nhân sự quốc tế và Việt kiều trong điều kiện hội nhập.
– Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu nhân sự bằng phần mềm quản trị nhân sự, đồng thời hoàn thiện chính sách đánh giá, khen thưởng, thuyên chuyển và đề bạt.
– Xây dựng đơn vị tư vấn chuyên ngành (gồm Công ty cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất, Công ty Mỏ – INCODEMIC) đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn đầu tư các dự án của Tập đoàn.
5. Giải pháp về công nghệ – kỹ thuật
– Tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường để nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh bền vững.
– Hướng các hoạt động nghiên cứu phát triển của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam phục vụ cho phát triển công nghệ và các sản phẩm, nguyên liệu cho ngành.
– Thông qua các dự án liên doanh với nước ngoài về hóa than, hóa dầu, hóa dược, tạo bước đột phá về công nghệ.
– Nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tuyển quặng Apatit loại II và loại IV để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn quặng apatit phục vụ sản xuất phân bón và các sản phẩm khác phục vụ nền kinh tế quốc dân.
6. Giải pháp về quản lý và điều hành.
– Xây dựng đề án tái cấu trúc Tập đoàn theo định hướng kế hoạch tái cấu trúc, kiện toàn tổ chức của Tập đoàn theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
– Hình thành hệ thống quản lý hỗn hợp, kết hợp sự quản lý tập trung cao, tạo sức mạnh cho Tập đoàn đồng thời thực hiện phân quyền cho các công ty thành viên để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
– Phát triển các mối quan hệ hợp tác và liên kết trong sản xuất kinh doanh với các tập đoàn trong nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn hóa chất Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn hóa chất Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để tập đoàn hóa chất Việt Nam cụ thể hóa kế hoạch đề ra.
4. Hội đồng thành viên Tập hoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, PL, KGVX, ĐMDN, QHQT; – Lưu: VT, KTN (5b).
|
K.T THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 550/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 – 2015
CỦA TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM
———————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 207/2005/QĐ-TT ngày 18 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 – 2015 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
– Xây dựng và phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, đi đầu trong sản xuất hóa chất cơ bản và sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
– Phát triển bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động và sức khỏe cộng đồng.
– Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 của Tập đoàn đạt mức 14,5%/năm.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 (theo giá cố định 1994) phấn đấu tăng trưởng bình quân 14,5%/năm. Doanh thu ước tăng bình quân 17 – 18%/năm. Lợi nhuận ước tăng bình quân 16 – 6,5%/năm. Nộp ngân sách ước tăng bình quân 13,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,3%/năm.
Chi tiết kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu như Phụ lục I đính kèm.
2. Kế hoạch sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2015
Chi tiết kế hoạch sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2015 như Phụ lục II đính kèm. Riêng tổng sản lượng phân bón sản xuất trong kỳ ước đạt 30 triệu tấn, cơ bản đáp ứng đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước và có một phần xuất khẩu.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ
1. Kế hoạch đầu tư các dự án giai đoạn 2011 – 2015
– Đến năm 2015, Tập đoàn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng phân bón trong nước và hướng tới xuất khẩu.
– Phát triển các sản phẩm cao su công nghệ cao, đầu tư công nghệ hiện đại đối với một số sản phẩm như lốp ô tô theo công nghệ radial, săm ô tô, xe máy từ cao su tổng hợp và sản phẩm cao su kỹ thuật để thay thế nhập khẩu phục vụ các ngành công nghiệp, y tế, chế biến thực phẩm.
– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tìm đối tác và triển khai dự án liên doanh sản xuất hydroxyt nhôm để phát triển sản xuất hóa chất; mở rộng công suất một số nhà máy sản xuất axít H2SO4 và H3PO4 để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất Sunphat Amon và phân phức hợp DAP; thực hiện dự án sản xuất thuốc kháng sinh loại Cephalosporin công suất 300 tấn/năm và Vitamin C để đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.
– Mở rộng công suất và đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm pin, ắc quy; chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, trình độ tự động hóa cao để sản xuất các sản phẩm pin cao cấp sử dụng trong các thiết bị viễn thông, máy tính, đồng hồ, máy ảnh, ô tô điện… và các loại ắc quy có lợi thế cạnh tranh tăng giá trị xuất khẩu.
– Đến năm 2015 sản xuất đạt 500.000 tấn chất tẩy rửa các loại; tập trung nghiên cứu sản xuất nguyên liệu, hương liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
– Khai thác chế biến hiệu quả một số loại quặng khoáng trong nước và muối mỏ tại nước ngoài nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cơ bản cho sản xuất các sản phẩm của Tập đoàn, tiến tới cân bằng tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu.
a) Tổng giá trị dự kiến thực hiện giai đoạn 2011- 2015: 60.982 tỷ đồng, gồm (Danh mục dự án như Phụ lục III đính kèm).
– Dự án của Công ty mẹ: 27.472 tỷ đồng, trong đó:
+ Dự án thực hiện đầu tư: 27.450 tỷ đồng (9 dự án).
+ Dự án chuẩn bị đầu tư: 22 tỷ đồng (6 dự án).
– Dự án của các đơn vị thành viên và công ty cổ phần do Tập đoàn giữ cổ phần chi phối: 33.510 tỷ đồng, trong đó:
+ Dự án về phân bón: 17.169 tỷ đồng (12 dự án).
+ Dự án về nguyên liệu quặng: 1.956 tỷ đồng (5 dự án).
+ Dự án về sản phẩm cao su: 5.627 tỷ đồng (2 dự án).
+ Dự án về hóa chất cơ bản: 6.340 tỷ đồng (6 dự án).
+ Dự án về chất tẩy rửa: 82 tỷ đồng (1 dự án).
+ Dự án về thuốc bảo vệ thực vật: 2.020 tỷ đồng (4 dự án).
+ Dự án về ắc quy: 316 tỷ đồng (9 dự án).
b) Nguồn vốn:
– Vốn vay tín dụng nhà nước: 26.780 tỷ đồng.
– Vốn khác: 34.712 tỷ đồng.
c) Tiến độ giải ngân
– Năm 2011: 4.987 tỷ đồng.
– Năm 2012: 8.663 tỷ đồng.
– Năm 2013: 16.306 tỷ đồng.
– Năm 2014: 18.555 tỷ đồng.
– Năm 2015: 12.471 tỷ đồng.
2. Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động
a) Phát triển các sản phẩm từ lợi thế công nghệ và nguyên liệu của Tập đoàn để phục vụ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản phẩm là đầu vào cho các ngành công nghiệp và sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội.
b) Triển khai các dự án xây dựng cải tạo, mở rộng nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng về địa điểm khu đất hiện có của Tập đoàn tại những địa điểm thuộc trung tâm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu theo đúng quy hoạch của các địa phương nêu trên.
c) Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần hóa chất Việt Nam, tạo cơ sở cung cấp các nguồn vốn vay cho các đơn vị thuộc Tập đoàn.
d) Lựa chọn và tiến tới hợp tác với một hoặc một số Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và khu vực để phát triển đầu tư ra nước ngoài như Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, sản xuất ammoniac, v.v…
3. Kế hoạch phát triển thị trường
Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ lực hiện có theo hướng:
– Giữ vững thị phần sản phẩm phân bón tại các thị trường hiện có, phát triển các phân đoạn thị trường mới nhằm mục tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước quanh khu vực;
– Phát triển các sản phẩm mới về cao su kỹ thuật, hóa than, hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản theo hướng nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các dự án đầu tư mới ở các nhóm sản phẩm này coi yếu tố an toàn khi sử dụng và thân thiện môi trường là tiêu chí hàng đầu đối với yêu cầu phát triển bền vững;
– Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực trước hết là thông qua các liên doanh để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ có các lợi thế so sánh như lốp ô tô, lốp xe máy, ắc quy, pin;
– Hoàn thiện hệ thống cung ứng và phân phối nguyên liệu, sản phẩm trên phạm vi toàn Tập đoàn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, có điều kiện tập trung nguồn lực để tham gia vào các cân đối vĩ mô của kinh tế trong nước theo yêu cầu của Chính phủ nhằm đối phó với các diễn biến bất lợi từ kinh tế thế giới.
– Tổ chức hệ thống thông tin thị trường tập trung ở cấp Tập đoàn để có đủ khả năng cập nhật, xử lý và dự báo kịp thời các biến động ở cả thị trường trong nước và thế giới.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải pháp về tài chính
– Các nguồn tài chính của Tập đoàn trước hết được sử dụng cho phát triển các nhóm sản phẩm mũi nhọn: Phân bón, cao su và hóa chất cơ bản, trong đó tập trung vào lĩnh vực phân bón, bảo đảm nguồn cung và tham gia bình ổn giá.
– Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Tập đoàn nhằm huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án trọng điểm theo các kênh khác nhau.
– Thực hiện phân tích và báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp định kỳ tháng, quý, năm.
2. Giải pháp về sản xuất
– Tăng cường năng lực vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị công nghệ bảo đảm sản xuất ổn định, phát huy tối đa công suất.
– Không ngừng hoàn thiện hệ thống sản xuất đối với các ngành hàng, đảm bảo hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường với chất lượng cao nhất, tính năng tốt nhất và giá cả phù hợp.
– Xây dựng hệ thống cung ứng tập trung cho toàn Tập đoàn, kết hợp với phân quyền cho các Công ty con theo mô hình quản lý dự trữ hiện đại bảo đảm ổn định nguồn nguyên phụ liệu.
– Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa sản phẩm, nhất là cho phân bón để vừa bảo đảm cho sản phẩm của Tập đoàn, vừa kinh doanh kho chứa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở cân đối dự trữ hợp lý với khả năng cung – cầu.
3. Giải pháp về marketing
– Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách thương hiệu, hình thành văn hóa doanh nghiệp mang đậm hình ảnh của Tập đoàn.
– Xây dựng thương hiệu chung của Tập đoàn. Phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm của các Công ty con dưới thương hiệu của Tập đoàn.
– Xây dựng và chuẩn hóa quy tắc, cách thức ghi nhãn hiệu hàng hóa thống nhất trên tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Đăng ký mã vạch và tem hàng hóa cho các sản phẩm đủ điều kiện. Xây dựng, triển khai đề án chống hàng giả, hàng nhái.
– Triển khai hệ thống phân phối và dự trữ để củng cố thế mạnh trên thị trường. Phối hợp với các địa phương thành lập mạng lưới dịch vụ phân bón và xây dựng kênh bán hàng từ các nhà máy đến các dịch vụ này nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, ép giá nông dân. Tích cực tham gia vào nhiệm vụ dự trữ lưu thông, bình ổn giá, đặc biệt là với mặt hàng phân bón.
– Mở rộng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng.
– Mở rộng hoạt động marketing với các tổ chức, cá nhân tư vấn, sẵn sàng tham gia với các tổ chức, cá nhân ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức quốc tế có uy tín.
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
– Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2015 của Tập đoàn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Thành lập Trường Đại học Hóa chất Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu cho ngành.
– Tuyển dụng mới nhân sự cho Tập đoàn, chú ý đội ngũ nhân sự có chất lượng đảm bảo cho sự phát triển của Tập đoàn trong tương lai.
– Chú trọng thu hút các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt quan tâm lực lượng nhân sự quốc tế và Việt kiều trong điều kiện hội nhập.
– Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu nhân sự bằng phần mềm quản trị nhân sự, đồng thời hoàn thiện chính sách đánh giá, khen thưởng, thuyên chuyển và đề bạt.
– Xây dựng đơn vị tư vấn chuyên ngành (gồm Công ty cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất, Công ty Mỏ – INCODEMIC) đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn đầu tư các dự án của Tập đoàn.
5. Giải pháp về công nghệ – kỹ thuật
– Tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường để nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh bền vững.
– Hướng các hoạt động nghiên cứu phát triển của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam phục vụ cho phát triển công nghệ và các sản phẩm, nguyên liệu cho ngành.
– Thông qua các dự án liên doanh với nước ngoài về hóa than, hóa dầu, hóa dược, tạo bước đột phá về công nghệ.
– Nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tuyển quặng Apatit loại II và loại IV để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn quặng apatit phục vụ sản xuất phân bón và các sản phẩm khác phục vụ nền kinh tế quốc dân.
6. Giải pháp về quản lý và điều hành.
– Xây dựng đề án tái cấu trúc Tập đoàn theo định hướng kế hoạch tái cấu trúc, kiện toàn tổ chức của Tập đoàn theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
– Hình thành hệ thống quản lý hỗn hợp, kết hợp sự quản lý tập trung cao, tạo sức mạnh cho Tập đoàn đồng thời thực hiện phân quyền cho các công ty thành viên để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
– Phát triển các mối quan hệ hợp tác và liên kết trong sản xuất kinh doanh với các tập đoàn trong nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn hóa chất Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn hóa chất Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để tập đoàn hóa chất Việt Nam cụ thể hóa kế hoạch đề ra.
4. Hội đồng thành viên Tập hoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, PL, KGVX, ĐMDN, QHQT; – Lưu: VT, KTN (5b).
|
K.T THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
Reviews
There are no reviews yet.