CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 331-CT NGÀY 13-9-1990
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LàNH ĐẠO CHỈ ĐẠO
PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM VƯỜN
Làm vườn bao gồm: trồng cây, nuôi cá và chăn nuôi gia súc là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta; một bộ phận kinh tế hàng hoá, một hướng làm giàu của nhân dân và tham gia đóng góp cho Nhà nước.
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, nghề làm vườn đã có bước phát triển mới, xuất hiện nhiều mô hình làm vườn có hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân, bổ sung nguyên liệu cho tiểu, thủ công nghiệp và nguồn hàng nông sản xuất khẩu thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn. Nhưng nhìn chung nghề làm vườn chưa được phát triển mạnh mẽ, việc đưa tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào nghề vườn còn yếu; thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó do đó hiệu quả chưa cao.
Để nghề làm vườn trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương văn cứ vào điều kiện cụ thể và kinh nghiệm, truyền thống của địa phương xây dựng quy hoạch phát triền kinh tế vườn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế chung của địa phương, gắn sản xuất với thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm làm cho kinh tế vườn trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của địa phương và của cả nước. Cần mở rộng phong trào làm kinh tế vườn theo quy mô VAC, phòng trào “Vườn cây, ao cá Bác Hồ” và phong trào xây dựng vườn rừng, vườn đồi, trại rừng ở miền núi và trung du, vườn trên bãi cát, v.v… Nhưng không được chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất làm lúa sang làm vườn. Giao cho Sở nông nghiệp cử một bộ phận chuyên trách phối hợp với hội làm vườn tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo, thúc đẩy kinh tế vườn ở địa phương.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản thjeo chức năng được phân công chỉ đạo hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các địa phương làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vườn, tổ chức tốt việc xây dựng các mô hình kinh tế vườn phù hợp với từng vùng sinh thái. Bộ phải có cán bộ chuyên trách theo dõi nghề làm vườn, đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý nghề làm vườn như mở các lớp chuyên về nghề làm vườn ở các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, tập huấn kỹ thuật, tổ chức tốt các dịch vụ kỹ thuật và cung ứng vật tư cho nghề làm vườn.
3. Các Bộ: Công nghiệp nặng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thương nghiệp cần nghiên cứu, sản xuất và phổ biến những dụng cụ, máy móc nhỏ thích hợp cho nghề làm vườn với quy mô gia đình hay tổ sản xuất, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nghề làm vườn.
4. Những người làm vườn Việt Nam phối hợp các ngành và các địa phương chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm những điển hình làm kinh tế vườn giỏi để mở rộng sản xuất, nghiên cứu đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển kinh tế vườn.
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 331-CT NGÀY 13-9-1990
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LàNH ĐẠO CHỈ ĐẠO
PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM VƯỜN
Làm vườn bao gồm: trồng cây, nuôi cá và chăn nuôi gia súc là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta; một bộ phận kinh tế hàng hoá, một hướng làm giàu của nhân dân và tham gia đóng góp cho Nhà nước.
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, nghề làm vườn đã có bước phát triển mới, xuất hiện nhiều mô hình làm vườn có hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân, bổ sung nguyên liệu cho tiểu, thủ công nghiệp và nguồn hàng nông sản xuất khẩu thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn. Nhưng nhìn chung nghề làm vườn chưa được phát triển mạnh mẽ, việc đưa tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào nghề vườn còn yếu; thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó do đó hiệu quả chưa cao.
Để nghề làm vườn trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương văn cứ vào điều kiện cụ thể và kinh nghiệm, truyền thống của địa phương xây dựng quy hoạch phát triền kinh tế vườn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế chung của địa phương, gắn sản xuất với thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm làm cho kinh tế vườn trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của địa phương và của cả nước. Cần mở rộng phong trào làm kinh tế vườn theo quy mô VAC, phòng trào “Vườn cây, ao cá Bác Hồ” và phong trào xây dựng vườn rừng, vườn đồi, trại rừng ở miền núi và trung du, vườn trên bãi cát, v.v… Nhưng không được chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất làm lúa sang làm vườn. Giao cho Sở nông nghiệp cử một bộ phận chuyên trách phối hợp với hội làm vườn tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo, thúc đẩy kinh tế vườn ở địa phương.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản thjeo chức năng được phân công chỉ đạo hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các địa phương làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vườn, tổ chức tốt việc xây dựng các mô hình kinh tế vườn phù hợp với từng vùng sinh thái. Bộ phải có cán bộ chuyên trách theo dõi nghề làm vườn, đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý nghề làm vườn như mở các lớp chuyên về nghề làm vườn ở các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, tập huấn kỹ thuật, tổ chức tốt các dịch vụ kỹ thuật và cung ứng vật tư cho nghề làm vườn.
3. Các Bộ: Công nghiệp nặng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thương nghiệp cần nghiên cứu, sản xuất và phổ biến những dụng cụ, máy móc nhỏ thích hợp cho nghề làm vườn với quy mô gia đình hay tổ sản xuất, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nghề làm vườn.
4. Những người làm vườn Việt Nam phối hợp các ngành và các địa phương chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm những điển hình làm kinh tế vườn giỏi để mở rộng sản xuất, nghiên cứu đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển kinh tế vườn.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.