Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—————-
Số: 419/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu và nguyên tắc
a) Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; tăng cường việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
b) Nguyên tắc đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
– Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.
– Thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bằng pháp luật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước.
– Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.
– Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cần gắn với hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác, khuyến khích, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát của chủ nợ, bạn hàng; của các hiệp hội; của xã hội và cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Nhóm giải pháp đổi mới mô hình giám sát doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng phát huy vai trò của xã hội và của các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp:
– Phát triển hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh việc khớp nối, trao đổi trực tuyến thông tin về đăng ký doanh nghiệp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, thuế, hải quan, thống kê, thanh tra… để làm công cụ quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, chính sách và công nghệ thông tin để Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có đủ khả năng làm đầu mối cung cấp các thông tin pháp lý về đăng ký doanh nghiệp; xây dựng Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để công bố rộng rãi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong các giao dịch về kinh tế, giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch và an toàn hơn.
– Hỗ trợ, khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện và minh bạch hóa quy trình tiếp nhận, xử lý thỏa đáng các khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu của cộng đồng, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp… đối với hành vi của doanh nghiệp.
– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng như pháp luật về doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; tổ chức thường xuyên các buổi đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp; tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chuyên đề về Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp; tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước, qua điện thoại, qua mạng internet…; thiết lập các đường dây nóng để nhận phản ánh về vi phạm của doanh nghiệp tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
b) Nhóm giải pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật doanh nghiệp:
– Hoàn thiện hệ thống khung pháp luật chung về doanh nghiệp theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường:
+ Tổ chức xây dựng kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
+ Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về thành lập, tổ chức, quản lý nội bộ, giải thể và chuyển đổi doanh nghiệp theo hướng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập và rút khỏi thị trường.
+ Hoàn thiện khung pháp lý chung về phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện phá sản doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế, về các hành vi thương mại và chống độc quyền trong nền kinh tế, về tiêu chuẩn lao động, tiền lương; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội.
– Xây dựng cơ chế ban hành, kiểm soát các quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
+ Rà soát, tổng hợp, hệ thống hóa các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; công khai và minh bạch những lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để định hướng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định khi tham gia kinh doanh các ngành, nghề này; bãi bỏ những quy định không phản ánh đúng thực tiễn, có chi phí thực hiện cao hơn hiệu quả đạt được; tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân.
+ Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tình trạng ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo nguyên tắc phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp.
– Hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định về chế tài xử lý vi phạm hành chính đủ sức răn đe đối với vi phạm của doanh nghiệp; tăng cường các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp.
+ Tăng cường chế tài và biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ không tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp, lợi dụng quyền lực nhà nước để gây khó khăn cho doanh nghiệp.
c) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập:
– Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
– Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
– Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác đăng ký doanh nghiệp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tập trung hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới kết nối trực tuyến và chia sẻ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu này cho các cơ quan quản lý nhà nước khác; công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được.
– Nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức của hệ thống các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp tại các cấp, các ngành, để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn cho danh nghiệp.
– Tổ chức các lớp đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở các cấp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Công Thương, Thanh tra Chính phủ căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình công tác Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình:
a) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Chính phủ định kỳ 6 tháng về tình hình chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp, nắm bắt và báo cáo kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội.
b) Công khai các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, công khai thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
c) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên phạm vi địa phương.
b) Báo cáo Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương để kịp thời ban hành chính sách, biện pháp khắc phục.
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, người quản lý doanh nghiệp.
đ) Tăng cường công tác đối thoại với người dân, trực tiếp ghi nhận, xử lý những ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp về những vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hoặc kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời khắc phục, xử lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Văn Ninh

Thuộc tính văn bản
Quyết định 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 419/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 11/04/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—————-
Số: 419/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu và nguyên tắc
a) Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; tăng cường việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
b) Nguyên tắc đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
– Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.
– Thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bằng pháp luật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước.
– Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.
– Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cần gắn với hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác, khuyến khích, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát của chủ nợ, bạn hàng; của các hiệp hội; của xã hội và cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Nhóm giải pháp đổi mới mô hình giám sát doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng phát huy vai trò của xã hội và của các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp:
– Phát triển hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh việc khớp nối, trao đổi trực tuyến thông tin về đăng ký doanh nghiệp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, thuế, hải quan, thống kê, thanh tra… để làm công cụ quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, chính sách và công nghệ thông tin để Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có đủ khả năng làm đầu mối cung cấp các thông tin pháp lý về đăng ký doanh nghiệp; xây dựng Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để công bố rộng rãi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong các giao dịch về kinh tế, giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch và an toàn hơn.
– Hỗ trợ, khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện và minh bạch hóa quy trình tiếp nhận, xử lý thỏa đáng các khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu của cộng đồng, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp… đối với hành vi của doanh nghiệp.
– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng như pháp luật về doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; tổ chức thường xuyên các buổi đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp; tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chuyên đề về Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp; tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước, qua điện thoại, qua mạng internet…; thiết lập các đường dây nóng để nhận phản ánh về vi phạm của doanh nghiệp tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
b) Nhóm giải pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật doanh nghiệp:
– Hoàn thiện hệ thống khung pháp luật chung về doanh nghiệp theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường:
+ Tổ chức xây dựng kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
+ Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về thành lập, tổ chức, quản lý nội bộ, giải thể và chuyển đổi doanh nghiệp theo hướng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập và rút khỏi thị trường.
+ Hoàn thiện khung pháp lý chung về phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện phá sản doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế, về các hành vi thương mại và chống độc quyền trong nền kinh tế, về tiêu chuẩn lao động, tiền lương; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội.
– Xây dựng cơ chế ban hành, kiểm soát các quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
+ Rà soát, tổng hợp, hệ thống hóa các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; công khai và minh bạch những lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để định hướng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định khi tham gia kinh doanh các ngành, nghề này; bãi bỏ những quy định không phản ánh đúng thực tiễn, có chi phí thực hiện cao hơn hiệu quả đạt được; tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân.
+ Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tình trạng ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo nguyên tắc phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp.
– Hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định về chế tài xử lý vi phạm hành chính đủ sức răn đe đối với vi phạm của doanh nghiệp; tăng cường các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp.
+ Tăng cường chế tài và biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ không tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp, lợi dụng quyền lực nhà nước để gây khó khăn cho doanh nghiệp.
c) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập:
– Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
– Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
– Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác đăng ký doanh nghiệp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tập trung hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới kết nối trực tuyến và chia sẻ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu này cho các cơ quan quản lý nhà nước khác; công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được.
– Nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức của hệ thống các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp tại các cấp, các ngành, để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn cho danh nghiệp.
– Tổ chức các lớp đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở các cấp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Công Thương, Thanh tra Chính phủ căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình công tác Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình:
a) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Chính phủ định kỳ 6 tháng về tình hình chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp, nắm bắt và báo cáo kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội.
b) Công khai các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, công khai thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
c) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên phạm vi địa phương.
b) Báo cáo Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương để kịp thời ban hành chính sách, biện pháp khắc phục.
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, người quản lý doanh nghiệp.
đ) Tăng cường công tác đối thoại với người dân, trực tiếp ghi nhận, xử lý những ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp về những vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hoặc kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời khắc phục, xử lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Văn Ninh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”