QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 358-CT NGÀY 6-10-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG
BỆNH SIDA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981; Xét nhu cầu cấp bách của công tác phòng chống SIDA ở Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA Việt Nam gồm các thành viên dưới đây:
1. Giáo sư Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia.
2. Phó tiến sĩ Lê Diên Hồng, Vụ trưởng Vụ vệ sinh và môi trường Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Uỷ ban.
3. Giáo sư Hoàng Thuỷ Nguyên, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, Phó chủ tịch Uỷ ban.
4. Giáo sư Lê Kinh Duệ, Viện trưởng Viện da liễu, Phó Chủ tịch uỷ ban. 5. Giáo sư Bạch Quốc Tuyên, Viện trưởng Viện huyết học và truyền máy, Phó chủ tịch Uỷ ban.
6. Đại diện lãnh đạo Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ viên.
7. Đại diện lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam , Uỷ viên.
8. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá – Thông tin – Thể thao và du lịch, Uỷ viên.
9. Đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ viên.
10. Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Uỷ viên.
11. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Uỷ viên.
12. Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, uỷ viên.
Giúp việc Uỷ ban quốc gia có một số chuyên viên chuyên trách do Bộ Y tế chỉ định (không lấy thêm biên chế).
Cơ quan Thường trực của Uỷ ban quốc gia đặt tại văn phòng Bộ Y tế.
Điều 2. Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA có nhiệm vụ:
– Xây dựng kế hoạch toàn diện phòng chống SIDA áp dụng trong cả nước.
– Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống SIDA nhằm hạn chế khả năng xâm nhập và giảm tỷ lệ mắc SIDA ở mức thấp nhất.
– Tuyên truyền giáo dục, huy động lực lượng các Bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể phối hợp tham gia các hoạt động phòng chống SIDA.
Điều 3. Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế và các Bộ, ngành có thành viên ghi trong điều 1, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 358-CT NGÀY 6-10-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG
BỆNH SIDA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981; Xét nhu cầu cấp bách của công tác phòng chống SIDA ở Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA Việt Nam gồm các thành viên dưới đây:
1. Giáo sư Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia.
2. Phó tiến sĩ Lê Diên Hồng, Vụ trưởng Vụ vệ sinh và môi trường Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Uỷ ban.
3. Giáo sư Hoàng Thuỷ Nguyên, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, Phó chủ tịch Uỷ ban.
4. Giáo sư Lê Kinh Duệ, Viện trưởng Viện da liễu, Phó Chủ tịch uỷ ban. 5. Giáo sư Bạch Quốc Tuyên, Viện trưởng Viện huyết học và truyền máy, Phó chủ tịch Uỷ ban.
6. Đại diện lãnh đạo Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ viên.
7. Đại diện lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam , Uỷ viên.
8. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá – Thông tin – Thể thao và du lịch, Uỷ viên.
9. Đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ viên.
10. Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Uỷ viên.
11. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Uỷ viên.
12. Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, uỷ viên.
Giúp việc Uỷ ban quốc gia có một số chuyên viên chuyên trách do Bộ Y tế chỉ định (không lấy thêm biên chế).
Cơ quan Thường trực của Uỷ ban quốc gia đặt tại văn phòng Bộ Y tế.
Điều 2. Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA có nhiệm vụ:
– Xây dựng kế hoạch toàn diện phòng chống SIDA áp dụng trong cả nước.
– Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống SIDA nhằm hạn chế khả năng xâm nhập và giảm tỷ lệ mắc SIDA ở mức thấp nhất.
– Tuyên truyền giáo dục, huy động lực lượng các Bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể phối hợp tham gia các hoạt động phòng chống SIDA.
Điều 3. Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế và các Bộ, ngành có thành viên ghi trong điều 1, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.