CHỉ THị
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 14-CT NGàY 14-1-1991
Về VIệC đẩY MạNH CôNG TáC QUảN Lý, KHAI THáC, BảO Vệ
CáC Hệ THốNG CôNG TRìNH THUỷ LợI PHụC Vụ SảN XUấT
Trong nhiều năm qua, Uỷ ban Nhân dân các cấp và ngành Thuỷ lợi đã có cố gắng trong việc quản lý, khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng năm tưới cho 5,5 triệu hécta gieo trồng lúa, hoa mầu, cây công nghiệp, góp phần thực hiện tốt chương trình lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, do công tác quản lý, bảo vệ, tu sửa làm chưa thật tốt nên hiện nay nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, có nơi nghiêm trọng.
Để bảo đảm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp năm 1991 và các năm tới, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ Thuỷ lợi, các ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện một số việc cấp bách sau đây:
1. Tổ chức kiểm tra từng hệ thống công trình thuỷ lợi, kể cả các hồ chứa, đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch sửa chữa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xẩy ra sự cố khi vận hành, nạo vét kênh mương bảo đảm dẫn, tháo nước thông suốt, duy trì và nâng cao năng lực công trình đáp ứng yêu cầu sản xuất, trước mắt phục vụ kế hoạch sản xuất đông xuân 1990-1991.
2. Sắp xếp lại các xí nghiệp thuỷ nông trên địa bàn tỉnh, thành phố cho hợp lý; củng cố tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực; xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm triệt để tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu, ngày công và chi phí quản lý, khoán chặt chẽ. Các xí nghiệp thuỷ nông phải thực hiện hạch toán kinh tế.
3. Phải chỉ đạo chặt chẽ việc thu và sử dụng thuỷ lợi phí. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân hưởng lợi về tưới, tiêu nước đều phải trả thuỷ lợi phí cho xí nghiệp thuỷ nông theo đúng chế độ hiện hành và hợp đồng đã ký với xí nghiệp thuỷ nông. Uỷ ban Nhân dân các cấp phải tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc nộp thuỷ lợi phí của các hộ dùng nước, không để khê đọng nợ. Thuỷ lợi phí chỉ được dùng để sửa chữa, tu bổ công trình thuỷ lợi và chi phí quản lý khai thác thuỷ nông, không được dùng vào bất cứ việc gì khác.
Thuỷ lợi phí có thể thu bằng tiền nhưng phải tính đổi từ thóc ra tiền theo giá trị thị trường tại nơi và thời điểm giao nộp thuỷ lợi phí, do Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương quy định.
Do ngân sách có khó khăn, năm nay các địa phương phải dựa vào nguồn thuỷ lợi phí để cân đối vốn tu sửa, nạo vét… công trình thuỷ lợi. Địa phương nào nguồn vốn thuỷ lợi phí không đủ, thì phải huy động các nguồn lực khác để giải quyết.
4. Các Bộ Thuỷ lợi, Năng lượng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tài chính, Thương nghiệp, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước… phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương chỉ dạo các cơ quan chuyên ngành có liên quan thực hiện chỉ thị này, bảo đảm cho các hệ thống công trình thuỷ lợi không xuống cấp, vận hành an toàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
CHỉ THị
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 14-CT NGàY 14-1-1991
Về VIệC đẩY MạNH CôNG TáC QUảN Lý, KHAI THáC, BảO Vệ
CáC Hệ THốNG CôNG TRìNH THUỷ LợI PHụC Vụ SảN XUấT
Trong nhiều năm qua, Uỷ ban Nhân dân các cấp và ngành Thuỷ lợi đã có cố gắng trong việc quản lý, khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng năm tưới cho 5,5 triệu hécta gieo trồng lúa, hoa mầu, cây công nghiệp, góp phần thực hiện tốt chương trình lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, do công tác quản lý, bảo vệ, tu sửa làm chưa thật tốt nên hiện nay nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, có nơi nghiêm trọng.
Để bảo đảm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp năm 1991 và các năm tới, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ Thuỷ lợi, các ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện một số việc cấp bách sau đây:
1. Tổ chức kiểm tra từng hệ thống công trình thuỷ lợi, kể cả các hồ chứa, đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch sửa chữa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xẩy ra sự cố khi vận hành, nạo vét kênh mương bảo đảm dẫn, tháo nước thông suốt, duy trì và nâng cao năng lực công trình đáp ứng yêu cầu sản xuất, trước mắt phục vụ kế hoạch sản xuất đông xuân 1990-1991.
2. Sắp xếp lại các xí nghiệp thuỷ nông trên địa bàn tỉnh, thành phố cho hợp lý; củng cố tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực; xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm triệt để tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu, ngày công và chi phí quản lý, khoán chặt chẽ. Các xí nghiệp thuỷ nông phải thực hiện hạch toán kinh tế.
3. Phải chỉ đạo chặt chẽ việc thu và sử dụng thuỷ lợi phí. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân hưởng lợi về tưới, tiêu nước đều phải trả thuỷ lợi phí cho xí nghiệp thuỷ nông theo đúng chế độ hiện hành và hợp đồng đã ký với xí nghiệp thuỷ nông. Uỷ ban Nhân dân các cấp phải tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc nộp thuỷ lợi phí của các hộ dùng nước, không để khê đọng nợ. Thuỷ lợi phí chỉ được dùng để sửa chữa, tu bổ công trình thuỷ lợi và chi phí quản lý khai thác thuỷ nông, không được dùng vào bất cứ việc gì khác.
Thuỷ lợi phí có thể thu bằng tiền nhưng phải tính đổi từ thóc ra tiền theo giá trị thị trường tại nơi và thời điểm giao nộp thuỷ lợi phí, do Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương quy định.
Do ngân sách có khó khăn, năm nay các địa phương phải dựa vào nguồn thuỷ lợi phí để cân đối vốn tu sửa, nạo vét… công trình thuỷ lợi. Địa phương nào nguồn vốn thuỷ lợi phí không đủ, thì phải huy động các nguồn lực khác để giải quyết.
4. Các Bộ Thuỷ lợi, Năng lượng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tài chính, Thương nghiệp, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước… phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương chỉ dạo các cơ quan chuyên ngành có liên quan thực hiện chỉ thị này, bảo đảm cho các hệ thống công trình thuỷ lợi không xuống cấp, vận hành an toàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.