THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———————
Số: 66/2011/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 147/2007/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2007 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2007 – 2015
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 về Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm như sau:
a) Điểm a khoản 1:
“a) Trồng các loài sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ, tre, luồng (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha.”
b) Bỏ khoản 2.
c) Khoản 3:
“3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 2,25 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 2,25 triệu đồng/1.000 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm”.
d) Khoản 5:
“5. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 300.000 đồng/ha trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn); hỗ trợ mức 150.000 đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.”
đ) Khoản 6:
“6. Hỗ trợ một lần: chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng 150.000 đồng/ha; chi phí lập thẩm định duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 45.000 đồng/ha; chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững 100.000 đồng/ha; Chi phí giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán đất trồng rừng 300.000 đồng/ha đối với hộ gia đình và cá nhân, 150.000 đ/ha cho tổ chức và cộng đồng.
Mức kinh phí hỗ trợ quy định tại các khoản 5, 6 Điều này được tính ngoài tổng mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.”
2. Sửa đổi khoản 2, Điều 7 quy định về hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống như sau:
“2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:
a) Không quá 52,5 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.
b) Không quá 37,5 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.
c) Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.
d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 150.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.”
3. Sửa đổi khoản 4, Điều 8 quy định về Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao như sau:
“4. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 2,25 tỷ đồng cho một trung tâm giống.”
4. Sửa đổi khoản 5, Điều 9 quy định về hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống như sau:
“5. Mức hỗ trợ: trung bình 300 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt; đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm.”
5. Sửa đổi Điều 10 quy định về hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp như sau:
a) Điểm b khoản 1:
“b) Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.”.
b) Khoản 2:
“2. Đường Lâm nghiệp: dự án trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, ở những vùng chưa có đường ôtô để vận chuyển sản phẩm trong mùa mưa thì được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp kết hợp với đường dân sinh và phòng cháy chữa cháy rừng (gọi chung là đường lâm nghiệp), mức hỗ trợ là 450 triệu đồng/km. Đường lâm nghiệp được khởi công xây dựng từ sau năm 2013, việc quản lý đầu tư, xây dựng được thực hiện theo quy định hiện hành.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 quy định về hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đã chế biến ở vùng Tây Bắc như sau:
a) Khoản 1:
“1. Các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng và tre luồng (ghép thanh hoặc ép khối) trên địa bàn thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc (theo Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 về “phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010” của Bộ Chính trị) được Nhà nước hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất, mức hỗ trợ mức là 1.500 đồng/tấn/km (một nghìn năm trăm đồng).”
b) Khoản 2:
“2. Hình thức hỗ trợ:
– Hỗ trợ sau đầu tư: Chi phí vận chuyển sản phẩm được tính theo cự ly vận chuyển từ nhà máy đến trung tâm tiêu thụ chính là Hà Nội theo đường ôtô gần nhất và theo công suất thực tế của nhà máy.
– Hỗ trợ đầu tư: thực hiện hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ MDF năng lực lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/năm trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.”
c) Điểm b, khoản 3 về trình tự hỗ trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán:
“b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển trực tiếp lần đầu bằng 70% tổng số kinh phí hỗ trợ, phần còn lại được trừ vào các khoản thuế nhà máy phải nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm. Phần ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho nhà máy sẽ được ghi riêng hàng năm. Tổng công suất của các nhà máy được hỗ trợ vận chuyển là không quá 150.000 tấn công suất cho mỗi tỉnh; trên địa bàn tỉnh đã có nhà máy bột giấy công suất trên 50.000 tấn bột trở lên không được hỗ trợ. Hỗ trợ đầu tư được hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy.”
d) Khoản 4:
“4. Điều kiện nhận hỗ trợ:
– Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván ghép thanh kết hợp với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp với ván MDF để tận dụng nguyên liệu, hoặc nhà máy sản xuất ván ép, khối ép từ tre luồng. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.
– Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000 m3/năm. Thiết bị máy mới 100%, hoặc thiết bị đã qua sử dụng nhưng được sản xuất tại các nước phát triển sau năm 2000.
– Doanh nghiệp phải có diện tích rừng sản xuất đã trồng đến thời kỳ được thu hoạch bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tối thiểu đạt 50% công suất thiết kế, hoặc nơi đặt nhà máy đã có vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp cho nhà máy đạt 100% công suất thiết kế (năng suất rừng trồng làm căn cứ để tính toán hỗ trợ nhà máy là 100 m3/ha).
– Là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì chỉ hỗ trợ cơ sở chế biến gỗ đã được cổ phần hóa với phần vốn nhà nước chiếm không quá 50%.”
7. Sửa đổi khoản 3, Điều 12 quy định về nguồn vốn hỗ trợ đầu tư như sau:
“3. Tổng mức đầu tư để thực hiện Quyết định này giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 50.000 tỷ đồng, trong đó huy động các thành phần kinh tế khoảng 39.200 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước khoảng 10.800 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.800 tỷ đồng).”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (5b)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———————
Số: 66/2011/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 147/2007/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2007 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2007 – 2015
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 về Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm như sau:
a) Điểm a khoản 1:
“a) Trồng các loài sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ, tre, luồng (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha.”
b) Bỏ khoản 2.
c) Khoản 3:
“3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 2,25 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 2,25 triệu đồng/1.000 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm”.
d) Khoản 5:
“5. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 300.000 đồng/ha trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn); hỗ trợ mức 150.000 đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.”
đ) Khoản 6:
“6. Hỗ trợ một lần: chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng 150.000 đồng/ha; chi phí lập thẩm định duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 45.000 đồng/ha; chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững 100.000 đồng/ha; Chi phí giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán đất trồng rừng 300.000 đồng/ha đối với hộ gia đình và cá nhân, 150.000 đ/ha cho tổ chức và cộng đồng.
Mức kinh phí hỗ trợ quy định tại các khoản 5, 6 Điều này được tính ngoài tổng mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.”
2. Sửa đổi khoản 2, Điều 7 quy định về hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống như sau:
“2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:
a) Không quá 52,5 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.
b) Không quá 37,5 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.
c) Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.
d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 150.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.”
3. Sửa đổi khoản 4, Điều 8 quy định về Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao như sau:
“4. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 2,25 tỷ đồng cho một trung tâm giống.”
4. Sửa đổi khoản 5, Điều 9 quy định về hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống như sau:
“5. Mức hỗ trợ: trung bình 300 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt; đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm.”
5. Sửa đổi Điều 10 quy định về hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp như sau:
a) Điểm b khoản 1:
“b) Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.”.
b) Khoản 2:
“2. Đường Lâm nghiệp: dự án trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, ở những vùng chưa có đường ôtô để vận chuyển sản phẩm trong mùa mưa thì được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp kết hợp với đường dân sinh và phòng cháy chữa cháy rừng (gọi chung là đường lâm nghiệp), mức hỗ trợ là 450 triệu đồng/km. Đường lâm nghiệp được khởi công xây dựng từ sau năm 2013, việc quản lý đầu tư, xây dựng được thực hiện theo quy định hiện hành.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 quy định về hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đã chế biến ở vùng Tây Bắc như sau:
a) Khoản 1:
“1. Các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng và tre luồng (ghép thanh hoặc ép khối) trên địa bàn thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc (theo Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 về “phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010” của Bộ Chính trị) được Nhà nước hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất, mức hỗ trợ mức là 1.500 đồng/tấn/km (một nghìn năm trăm đồng).”
b) Khoản 2:
“2. Hình thức hỗ trợ:
– Hỗ trợ sau đầu tư: Chi phí vận chuyển sản phẩm được tính theo cự ly vận chuyển từ nhà máy đến trung tâm tiêu thụ chính là Hà Nội theo đường ôtô gần nhất và theo công suất thực tế của nhà máy.
– Hỗ trợ đầu tư: thực hiện hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ MDF năng lực lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/năm trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.”
c) Điểm b, khoản 3 về trình tự hỗ trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán:
“b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển trực tiếp lần đầu bằng 70% tổng số kinh phí hỗ trợ, phần còn lại được trừ vào các khoản thuế nhà máy phải nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm. Phần ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho nhà máy sẽ được ghi riêng hàng năm. Tổng công suất của các nhà máy được hỗ trợ vận chuyển là không quá 150.000 tấn công suất cho mỗi tỉnh; trên địa bàn tỉnh đã có nhà máy bột giấy công suất trên 50.000 tấn bột trở lên không được hỗ trợ. Hỗ trợ đầu tư được hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy.”
d) Khoản 4:
“4. Điều kiện nhận hỗ trợ:
– Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván ghép thanh kết hợp với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp với ván MDF để tận dụng nguyên liệu, hoặc nhà máy sản xuất ván ép, khối ép từ tre luồng. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.
– Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000 m3/năm. Thiết bị máy mới 100%, hoặc thiết bị đã qua sử dụng nhưng được sản xuất tại các nước phát triển sau năm 2000.
– Doanh nghiệp phải có diện tích rừng sản xuất đã trồng đến thời kỳ được thu hoạch bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tối thiểu đạt 50% công suất thiết kế, hoặc nơi đặt nhà máy đã có vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp cho nhà máy đạt 100% công suất thiết kế (năng suất rừng trồng làm căn cứ để tính toán hỗ trợ nhà máy là 100 m3/ha).
– Là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì chỉ hỗ trợ cơ sở chế biến gỗ đã được cổ phần hóa với phần vốn nhà nước chiếm không quá 50%.”
7. Sửa đổi khoản 3, Điều 12 quy định về nguồn vốn hỗ trợ đầu tư như sau:
“3. Tổng mức đầu tư để thực hiện Quyết định này giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 50.000 tỷ đồng, trong đó huy động các thành phần kinh tế khoảng 39.200 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước khoảng 10.800 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.800 tỷ đồng).”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (5b)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.