NGHị địNH
CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 169-HĐBT NGàY 25-5-1991
Về CôNG CHứC NHà NướC.
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị quyết của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 3 năm 1991 và ngày 30-3-1991 về sắp xếp tổ chức và biên chế hành chính sự nghiệp;
Để có cơ sở tuyển chọn đúng, sử dụng có hiệu quả các công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, từng bước xây dựng đội ngũ công chức có nghiệp vụ thành thạo, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước vững mạnh;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức-cán bộ của Chính phủ,
NGHị địNH:
Điều 1.
Nay quy định về công chức Nhà nước.
Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp gọi là công chức Nhà nước.
Điều 2.
Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1. Thuộc phạm vi công chức.
a/ Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
b/ Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
c/ Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
d/ Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc phòng.
e) Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong Bộ máy của các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát các cấp.
g/ Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định.
2. Không thuộc phạm vi công chức.
a/ Các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
b/ Những người giữ các chức vụ trong các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
c/ Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng.
d/ Những người làm việc theo chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đang thời kỳ tập sự chưa được xếp vào ngạch.
e/ Những người làm việc trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
g/ Những người làm việc trong các cơ quan của Đảng và Đoàn thể nhân dân (có quy chế riêng của Đảng và Đoàn thể nhân dân).
Điều 3.
Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng các quy chế về các loại công chức trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành.
Điều 4.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ các văn bản trước đây trái với các quy định trong Nghị định này.
NGHị địNH
CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 169-HĐBT NGàY 25-5-1991
Về CôNG CHứC NHà NướC.
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị quyết của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 3 năm 1991 và ngày 30-3-1991 về sắp xếp tổ chức và biên chế hành chính sự nghiệp;
Để có cơ sở tuyển chọn đúng, sử dụng có hiệu quả các công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, từng bước xây dựng đội ngũ công chức có nghiệp vụ thành thạo, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước vững mạnh;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức-cán bộ của Chính phủ,
NGHị địNH:
Điều 1.
Nay quy định về công chức Nhà nước.
Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp gọi là công chức Nhà nước.
Điều 2.
Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1. Thuộc phạm vi công chức.
a/ Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
b/ Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
c/ Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
d/ Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc phòng.
e) Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong Bộ máy của các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát các cấp.
g/ Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định.
2. Không thuộc phạm vi công chức.
a/ Các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
b/ Những người giữ các chức vụ trong các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
c/ Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng.
d/ Những người làm việc theo chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đang thời kỳ tập sự chưa được xếp vào ngạch.
e/ Những người làm việc trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
g/ Những người làm việc trong các cơ quan của Đảng và Đoàn thể nhân dân (có quy chế riêng của Đảng và Đoàn thể nhân dân).
Điều 3.
Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng các quy chế về các loại công chức trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành.
Điều 4.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ các văn bản trước đây trái với các quy định trong Nghị định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.